8. Bố cục dự kiến của luận văn
1.1 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng thương mại
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động tạo nguồn vốn
Đây là hoạt động nghiệp vụ cơ bản nhất, là tiền đề để thực hiện các nghiệp vụ khác như tín dụng, đầu tư, thanh toán,… Theo điều 20, Luật các tổ chức tín dụng quy định: Vốn của NHTM hình thành từ các nguồn sau:
Vốn tự có: là nguồn tiền do chủ sở hữu đóng góp ban đầu, có tính ổn định cao và khơng hồn lại. Nguồn vốn này cịn được đa dạng hoá bởi các khoản mục khác trong quá trình hoạt động như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tăng vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại chưa phân phối trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn này thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại có vai trị rất quan trọng trong việc chứng minh năng lực tài chính của ngân hàng, các cơ quan quản lý thường dựa vào nguồn vốn tự có để tạo nên rào chắn giới hạn quy mơ hoạt động của các ngân hàng để đảm bảo an tồn trong q trình hoạt động.
Vốn huy động: là những khoản tiền nhàn rỗi từ thu hút được từ các thành phần kinh tế khác nhau, nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, là chỉ tiêu nền tảng có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng.
Vốn vay: là nguồn vốn được hình thành từ việc vay NHNN thơng qua hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ hợp lệ (ở Việt Nam là hình thức tái cấp vốn), bên cạnh đó là việc vay các NHTM khác trên thị trường liên ngân hàng.
Vốn khác: là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng như nghiệp vụ thanh toán trong nước, làm đại lý cho các ngân hàng,…
1.1.2.1 Hoạt động sử dụng nguồn vốn
Đây là hoạt động tạo nên các nguồn thu, bài toán sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả luôn được các ngân hàng quan tâm và tối ưu bằng cách tập trung vào các
hoạt động mang lại tỷ suất sinh lợi cao. Các hoạt động sử dụng nguồn của ngân hàng bao gồm:
Các khoản dự trữ: thường là các khoản dự trữ theo yêu cầu bắt buộc của NHNN nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi, các khoản này bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác, các chứng khốn ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng.
Hoạt động tín dụng: là hoạt động kinh doanh chính tạo ra lợi nhuận nhiều nhất đồng thời cũng là mảng hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Ngày nay, các NHTM ln tìm cách tinh gọn q trình thẩm định tín dụng tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ và an toàn khi thực hiện cho vay.
Hoạt động đầu tư: hiện tại Việt Nam chưa xuất hiện những ngân hàng đầu tư thuần tuý, song hoạt động này đã xuất hiện và cũng là một nghiệp vụ quan trọng chỉ sau nghiệp vụ tín dụng, có thể phân hoạt động đầu tư của NHTM thành 2 nhánh:
+ Đầu tư góp vốn trực tiếp: ngân hàng sử dụng vốn để thực hiện góp vốn, liên doanh thành lập các Công ty con hoạt động hỗ trợ cho ngân hàng, đồng thời thực hiện biện pháp quản lý đối với đối tượng được góp vốn như Cơng ty bảo hiểm, Công ty định giá, Cơng ty chứng khốn, Cơng ty quản lý quỹ,…
+ Đầu tư tài chính: ngân hàng sử dụng vốn để đầu tư vào các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp, kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,… Đối với hoạt động này, ngân hàng có thể linh động thay đổi danh mục đầu tư để tối ưu hố mục đích của mình theo từng thời kỳ hoạt động.
Chiết khấu: là nghiệp vụ cho vay gián tiếp khi ngân hàng thực hiện mua lại các cơng cụ nợ, giấy tờ có giá trước khi đến hạn thanh tốn của một chủ thể và có quyền truy địi chủ thể khác phải bồi hồn khoản nợ cho ngân hàng. Tái chiết khấu là việc chiết khấu lại các công cụ chuyển nhượng đã được chiết khấu trước thời hạn thanh toán. Đối tượng trong nghiệp vụ này thường là hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Các hoạt động khác: bên cạnh các hoạt động chính trên, ngân hàng cịn sử dụng nguồn vốn để xây dựng văn phòng, trụ sở, hạ tầng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, thiết bị, cơng nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh.
1.1.2.2 Hoạt động dịch vụ
Ngày nay, các dịch vụ ngân hàng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động giao thương của các chủ thể trong nền kinh tế, khái quát các dịch vụ của ngân hàng như sau:
Dịch vụ thanh toán: là việc ngân hàng, theo đề nghị của chủ thể thực hiện các hoạt động thu, chi hộ, chuyển tiền thanh tốn trong nước,… Bên cạnh đó là thanh toán quốc tế - hoạt động rất phổ biến ngày nay khi ngân hàng thực hiện thanh toán tiền cho các bên liên quan trong các hợp đồng ngoại thương dựa trên mạng lưới ngân hàng đại lý của mình trên tồn cầu, hình thức thanh tốn quốc tế thường được sử dụng là: thư tín dụng (L/C), chuyển tiền nước ngoài (T/T), nhờ thu (D/A và D/P),…
Dịch vụ bảo lãnh: là việc các ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính của mình theo chỉ định của các bên có liên quan thực hiện bảo lãnh cho khách hàng khi có yêu cầu. Đây là cam kết trả thay của ngân hàng cho chính người được bảo lãnh nhằm đảm bảo niềm tin cho hoạt động kinh tế giữa các đối tượng liên quan. Các loại bảo lãnh mà ngân hàng thường thực hiện bao gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành,…
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: đáp ứng nhu cầu quy đổi các loại đồng tiền khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng và pháp luật.
Các dịch vụ khác: tư vấn tài chính, kho quỹ (cho thuê két sắt, bảo quản giấy tờ,…), và các dịch vụ khác tạo ra lợi nhuận và phù hợp quy định của pháp luật.
1.1.3 Yếu tố hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Hoạt động kinh doanh của NHTM được đánh giá là hiệu quả khi các chỉ số về an toàn đạt trên hoặc đáp ứng được mức tối thiểu theo quy định của NHNN, đồng thời các chỉ tiêu về lợi nhuận kinh doanh vẫn được đảm bảo ở mức tốt so với bình
quân ngành, ở đây, tác giả sẽ so sánh với mức bình quân của các NHTM niêm yết để từ đó đánh giá mức độ hiệu quả trong q trình hoạt động kinh doanh của NHTM, đây sẽ là nên tảng của việc phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 1.1.4.1 Môi trường hoạt động kinh doanh 1.1.4.1 Môi trường hoạt động kinh doanh
Mơi trường kinh tế, chính trị trong và ngồi nước
Hiện nay, với bất kỳ nền kinh tế nào, hệ thống ngân hàng đóng khơng chỉ đóng vai trị mắt xích kết nối các thành phần, hoạt động kinh tế giữa các tổ chức kinh tế trong nước với nhau mà còn là cầu nối giữa các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Vì thế, những yếu tố kinh tế, chính trị phản ánh tình hình trong và ngồi nước cũng đều sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, khi môi trường kinh tế, chính trị khơng ổn định, các ngân hàng sẽ điều tiết hoạt động kinh doanh theo hướng duy trì, đối phó với những rủi ro về tín dụng, thanh khoản, ngoại hối,…cao hơn do các chủ thể vay mượn ngân hàng trong môi trường kinh tế như vậy sẽ chịu nhiều rủi ro hơn, từ đó gia tăng rủi ro của ngân hàng và ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị trong và ngồi nước ổn định, q trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế sẽ ổn định, các chủ thể vay mượn của ngân hàng sẽ có điều kiện hoạt động tốt hơn từ đó làm tăng khả năng hồn trả các khoản tín dụng, giảm rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, với sự phát triển của thị trường tài chính mà trong đó bao gồm các Cơng ty chứng khốn, bảo hiểm, cho th tài chính,… cũng góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của ngành ngân hàng thông qua việc thu hút nhiều hơn nữa các nguồn lực tài chính hiện hữu của nền kinh tế, mức độ cạnh tranh gia tăng sẽ buộc các ngân hàng phải không ngừng đổi mới, cải tiến theo hướng tối ưu, phù hợp với tình hình thị trường để tận dụng được các lợi thế kinh doanh và không bị đào thải.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là tiền đề phát triển khơng chỉ cho ngành ngân hàng mà cịn cho các ngành kinh tế khác. Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống pháp luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Trong đó, hệ thống
luật đóng vai trị then chốt trong việc điều hành nền kinh tế thị trường, được ví như chiếc áo của nền kinh tế, muốn phát triển bền vững, chiếc áo này phải “vừa vặn” và “tự điều chỉnh” thường xuyên, phù hợp tình hình thị trường để tạo thuận lợi cho quá trình cải tiến.
Đối với ngành ngân hàng, có thể thấy tại các nước phát triển, hệ thống luật và văn bản luật rất chặt chẽ, đầy đủ và được cập nhật thường xuyên trong quá trình hội nhập kinh tế, điều này đã tạo nên tính hồn thiện của mơi trường pháp lý,thúc đẩyngành ngân hàng mạnh dạn thay đổi không ngừng theo nhu cầu phát triển mà vẫn đảm bảo được tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật trong kinh doanh. Ngược lại, môi trường pháp lý sẽ như một rào cản cho hoạt động khi tồn tại quá nhiều lỗ hổng, dễ dàng xuất hiện tình trạng lách luật, lợi dụng kẻ hở của pháp luật để trục lợi cho một vài cá nhân, tổ chức - đặc biệt là tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Mơi trường đầu tư và cơ chế khuyến khích đầu tư:
Trong xu thế tồn cầu hố, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển nhanh, tận dụng được các lợi thế của mình đều hướng tới mục tiêu mở cửa thị trường để hội nhập. Từ đó sẽ thu hút được một lượng lớn nguồn tài lực từ các nước, các tổ chức kinh tế có mong muốn quan hệ hợp tác đầu tư tại Việt Nam, vì thế, để phát huy tối đa khả năng tiếp nhận những nguồn lợi này, những chính sách ưu đãi phải thật hấp dẫn, thủ tục hành chính phải nhanh chóng, đơn giản nhằm khuyến khích sự quan tâm cho các đối tượng kinh tế nước ngoài, với sự tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngồi, đất nước sẽ có thêm các nguồn lực kinh tế để tạo tiền đề vươn lên phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế
Dịch vụ ngân hàng không chỉ khác nhau tại mỗi nước mà trong từng vùng miền của một nước cũng có sự phân cấp tuỳ theo mức độ phát triển và trình độ dân trí của các tầng lớp dân cư. Tại các thành phố lớn với tốc độ đơ thị hố và cơng nghiệp hoá cao, số lượng khách hàng tiềm năng về các nhu cầu sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cá nhân, kinh doanh ngày càng cao, vìthế các ngân hàng phải cạnh tranh gay
gắt về chất và lượng của các sản phẩm để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, với mức độ hội nhập quốc tế và thu nhập bình quân ngày cànggia tăng cũng làm phát sinh thêm nhiều nhu cầu về tài chính của các tầng lớp kinh tế, các ngân hàng lại càng phải sáng tạo thêm các dịch vụ thiết thực, phù hợp với yêu cầu khách hàng nếu muốn gia tăng nguồn thu.
1.1.4.2 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ đa đạng: sản phẩm dịch vụ lõi là thứ tạo nên được sự tin tưởng và lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng nên việc phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao cả về chất và lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng là yếu tố sống còn đối với các ngân hàng hiện nay. Nếu đi trước được trong việc cung cấp các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường thì sẽ tạo được sự khác biệt sâu sắc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, từ đó góp phần gia tăng thị phần và lợi nhuận biên còn cao của các thị trường tiềm năng vừa khai phá, đó là phần thưởng xứng đáng cho người tiên phong dẫn đầu.
Chiến lược truyền thơng (marketing ngân hàng) là một tiến trình đưa thương hiệu và các thế mạnh sản phẩm của một ngân hàng đến với các tầng lớp kinh tế, xã hội, tạo nên sự ấn tượng và niềm tin về việc đáp ứng toàn diện các nhu cầu của khách hàng, khơi dậy niềm khao khát và mong muốn được sử dụng các sản phẩm dịch vụ để trải nghiệm, thoả mãn nhu cầu tài chính của bản thân. Ngày nay, kênh chiến lược nàyluôn được các ngân hàng quan tâm khi môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt.
1.1.4.3 Năng lực tài chính
Thường được đánh giá thơng qua nguồn vốn tự có, tiềm lực tăng vốn tự có, là yếu tố dùng để bù đắp thiệt hại và đo lường sức chịu đựng của ngân hàng khi tổn thất xảy ra.Hơn nữa, đây cịn là yếu tố quyết định quy mơ hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động khác như huy động vốn, đầu tư, tín dụng, dịch vụ phụ
trội,…Ngoài ra, đối với các NHTM quy mô lớn, mạng lưới giao dịch rộng khắp cũng sẽ là một lợi thế vượt trội, tạo được niềm tin hơn nơi khách hàng.
1.1.4.4 Năng lực quản trị điều hành
Hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống, có tác động và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác của nền kinh tế, vì thế bản thân hoạt động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành nghề trong xã hội. Chính vì thế, người làm trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là quản trị ngân hàng luôn phải đối đầu với những vấn đề mang tính vĩ mơ, rủi ro rất cao. Chiến lược phát triển dù được xây dựng tốt nhưng khi đưa vào thực tiễn với khả năng điều hành yếu kém cũng sẽ không thể nào đạt được kết quả như mong đợi. Năng lực quản trị điều hành mang tính chất hệ thống, phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, trình độ chun mơn của người tác nghiệp và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành khi phản ứng trước những sự thay đổi liên tục của thị trường. Năng lực quản trị điều hành thể hiện qua việc hiện thực hoá những kế hoạch phát triển thực tiễn hiệu quả từ định hướng chiến lược, tạo nên đường lối thực hiện chính xác và an toàn cho các cá nhân tham gia vào quy trình cũng như sự cởi mở và văn hố doanh nghiệp trong mơi trường làm việc.
1.1.4.5 Nguồn nhân lực
Trong bất cứ một quy trình hoạt động nào, người ta ln tìm cách hạn chế bớt sự tác động của con người để đảm bảo tính khách quan và minh bạch, điều này có thể cho thấy rằng, yếu tố con người ln là một yếu tố then chốt có ảnh hưởng lớn và rất được quan tâm. Do đặc thù ngành, việc hạn chế yếu tố con người trong hoạt động ngân hàng hiện vẫn chưa phải là giải pháp mang tính thực tế, vì thế, bên cạnh việc xây dựng hệ thống kiểm sốt bằng các quy trình, quy chế hoạt động, các ngân hàng cịn khơng ngừng đào tạo nguồn nhân lực của mình khơng chỉ là về chun mơn nghiệp vụ mà còn về đạo đức nghề nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi sự phát triển của các dịch vụ tài chính cao cấp, nhân lực ngành ngân hàng cũng phải không ngừng sáng tạo, nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguồn nhân