8. Bố cục dự kiến của luận văn
2.2 Ứng dụng mô hình CAMELS để phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân
2.2.5 Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh khoản
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ, sử dụng phần lớn nguồn vốn huy động để thực hiện các hoạt động tạo lợi nhuận, vì thế việc duy trì khả năng chi trả do nhu cầu rút vốn của khách hàng là rủi ro có thể gặp phải bất kỳ lúc nào trong quá trình hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu này một cách nhanh chóng ngân hàng ln phải duy trì một tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo cho rủi ro này. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng, tỷ lệ dự trữ thanh khoản thể hiện khả năng chi trả ngay lập tức của ngân hàng đối với các khoản nợ phải trả. Tỷ lệ này thấp thì tương ứng rủi ro cao nhưng khả năng mang lại lợi nhuận có thể lớn vì ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn của mình vào các TSSL hơn là các TSKSL và ngược lại.
Bảng 2.13: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VietinBank – CN TP.HCM
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 quân Bình
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 0,38 0,38 0,38 0,18 0,14 0,29
(Nguồn: BCKD VietinBank – CN TP.HCM năm 2013 – 2017 & tính tốn của tác giả)
Theo bảng 2.13, VietinBank – CN TP.HCM có tỷ lệ dự trữ thanh khoản khơng ổn định, cụ thể năm 2013, tỷ lệ này đạt 0,38% thì đến năm 2017 chỉ cịn 0,14%, thấp hơn mức bình quân 0,29% của giai đoạn 2013-2017, tỷ lệ này tương đối thấp so với quy mô hoạt động của VietinBank – CN TP.HCM và so với toàn hệ thống VietinBank. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do sự gia tăng quy mô quá nhanh của nợ phải trả mà trong đó vốn huy động là nhân tố chính, bên cạnh đó là áp lực gia tăng TSSL của ngân hàng nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh trong khi việc gia tăng tài sản có tính thanh khoản cao là không tương ứng, cụ thể, trong giai đoạn 2013-2017, tốc độ gia
tăng của nợ phải trả là 15,66%, của vốn huy động là 18,04% trong khi tài sản có tính thanh khoản cao là -4,73%.
Bên cạnh đó, một yếu tố khác cần được xem xét là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của VietinBank – CN TP.HCM, có thể thấy rằng, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của VietinBank – CN TP.HCM tỷ lệ này là tương đối cao, tuy nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát của VietinBank – CN TP.HCM và phù hợp với quy của NHNN. Hiện nay theo thông tư 36, tỷ lệ này là 60% đối với các NHTM, tuy nhiên theo dự thảo sửa đổi thông tư 36 đang được xem xét sẽ điều chỉnh tỷ lệ này còn 40%. Theo báo cáo của NHNN thì đến hết năm 2015, tỷ lệ bình quân này đối với NHTMNN là 33,36% và NHTMCP là 36,9%, có thể thấy nếu dự thảo sửa đổi thơng tư 36 có hiệu lực thì tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các NHTM đã gần chạm trần 40%, điều này sẽ làm cho các ngân hàng hạn chế cho vay trung dài hạn nếu khơng cải thiện được tình hình huy động vốn với kỳ hạn dài, tuy nhiên điều này sẽ có tác dụng đảm bảo an tồn cho hệ thống, phù hợp với chủ trương phát triển bền vững của NHNN.