Áp dụng mô hình CAMELS đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 42)

8. Bố cục dự kiến của luận văn

1.3 Áp dụng mô hình CAMELS đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng

Ngân hàng là ngành kinh doanh có điều kiện với quy định về vốn pháp định cao (theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD thì đối với khối NHTMCP và NHTMNN là 3.000 tỷ đồng), điều này cho thấy rằng vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động kinh doanh đồng thời là yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh tài chính và khả năng cạnh tranh của ngân hàng, tạo nên niềm tin, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng ký thác tài sản tại ngân hàng. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, phạm vi và quy mô hoạt động của ngân hàng phụ thuộc vào quy mô vốn tự có của bản thân TCTD. Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính về an toàn vốn giúp cho nhà quản lý xác định được mức độ thiệt hại đối với các cú sốc kinh tế, đảm bảo an toàn và phát triển bền vững trong hoạt động. Theo mục 02. Vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thuộc thông tư số 02/VBHN-NHNN ban hành ngày ngày 10 tháng 01 năm 2018 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, một số chỉ tiêu quan trọng trong khi đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng:

Hệ số giới hạn huy động vốn/Tỷ lệ khả năng chi trả (H1)

H1= Vốn tự có

Tổng nguồn vốn huy động x 100%

Hệ số thể hiện giới hạn quy mô huy động vốn để hạn chế tình trạng ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt mức bảo vệ của vốn tự có, làm ảnh hưởng khả năng chi

trả cho khách hàng. Hiện nay, pháp lệnh ngân hàng quy định hệ số này phải từ 5% trở lên.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

CAR = Vốn tự có

Tổng tài sản có rủi ro x 100%

Hệ số dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính. Bằng hệ số này người ta có thể xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành của ngân hàng. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Ở Việt Nam theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định tỷ lệ CAR tối thiểu là 9%. Theo chuẩn mực Basel II của hệ thống ngân hàng trên thế giới thì tối thiểu là 8%.

1.3.2 Chất lượng tài sản có – Asset Quality

Đây là chỉ tiêu thể hiện sự lành mạnh về tài chính, tính bền vững của khả năng sinh lợi, khả năng quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động. Nếu chất lượng tài sản kém sẽ gây áp lực đến khả năng chi trả trong ngắn hạn của ngân hàng, điều này có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản khi người gửi đổ xô đi rút tiền.

Cơ cấu tài sản của ngân hàng bao gồm tài sản sinh lời (TSSL) và tài sản không sinh lời (TSKSL), với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, TSSL của NHTM luôn có trọng số cao hơn hẳn so với TSKSL. TSSL là những tài sản mang đến nguồn thu nhập cho ngân hàng như các khoản cho vay, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài chính, gốp vốn đầu tư,… Chính vì tính chất quan trọng trên, việc đánh giá chất lượng tài sản có luôn mang tính chất quyết định khi xem xét hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. NHTM với đặc thù là hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản có được phản ánh rõ nét nhất tại chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay, thường được đánh giá qua các chỉ số sau:

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR)

LDR = Tổng dư nợ

Tổng nguồn vốn huy động x 100%

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng cho vay so với khả năng huy động vốn của TCTD, chỉ số càng lớn thì vốn huy động tồn càng ít, rủi ro tín dụng cũng vì thế mà gia tăng. Hiện nay theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 các TCTD phải duy trì tỷ lệ LDR không vượt quá 80%, tuy nhiên đối với khối NHTMNN như BIDV, Vietcombank, VietinBank thì tỷ lệ này 90% (theo Quyết định số 2509/QĐ-NHNN ngày 07/12/2016).

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

Tổng dư nợ x 100%

Nợ quá hạn là nợ được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5, chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nợ tại ngân hàng. Hiện nay ở Việt Nam, theo quy định của NHNN, tỷ lệ này không được vượt quá 5%.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Tổng dư nợ x 100%

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước và thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005: nợ xấu là nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5, chỉ tiêu này phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này nếu cao vượt mức bình quân của toàn hệ thống thì có nghĩa rằng ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng của các khoản vay, hoạt động cho vay không hiệu quả và nguy cơ mất vốn là hiện hữu. Nếu tỷ lệ này thấp hoặc có xu hướng giảm chứng tỏ ngân hàng đang quản lý tốt hoạt động cho vay, xử lý nợ đọng tốt, gia tăng chất lượng tín dụng. Hiện nay ở Việt Nam, nếu tỷ lệ này vượt quá 7% thì

TCTD đó được xếp vào loại yếu kém và thông thường NHNN quy định tỷ lệ này ở mức dưới 3%.

1.3.3 Năng lực quản lý – Management

Đối với một số nhà phân tích chuyên nghiệp thì năng lực quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, là sự khác biệt so với mô hình FIRST được phát triển sau này khi tập trung chủ yếu vào yếu tố năng lực quản lý. Chính năng lực quản lý là yếu tố có thể biến một ngân hàng từ hoạt động tốt thành không tốt và ngược lại, do khả năng quản lý và ra quyết định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố khác như: chất lượng tài sản có, mức tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng,… Năng lực quản lý được xem xét trên các khía cạnh: (i) Các chiến lược dài hạn và kế hoạch ngắn hạn ban điều hành định hướng cho hoạt động; (ii) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hằng năm, khả năng đưa ra chính sách vượt qua khủng hoảng, kiểm soát tốt tình hình tài chính; (iii) Cơ cấu tổ chức và điều hành, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ và tính đồng bộ trong hoạt động.

1.3.4 Khả năng thanh khoản – Liquidity

Đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng để đánh giá yếu tố an toàn trong hoạt động do NHTM thường xuyên huy động các nguồn vốn ngắn hạn, tính ổn định không cao (tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn,… với lãi suất thấp) để cho vay kỳ hạn dài hơn (với lãi suất cho vay cao hơn) nên về cơ bản ngân hàng luôn có nhu cầu về thanh khoản rất lớn, việc đẩy mạnh công tác huy động vốn để tạo thanh khoản luôn được chú trọng, ngoài ra cùng cần duy trì một lượng tài sản có tính lỏng cao như tiền mặt, tiền gửi NHNN và các công cụ dự trữ thanh khoản khác. Công tác đảm bảo thanh khoản được thực hiện hàng ngày thông qua bộ phận nguồn vốn của mỗi ngân hàng. Trong lịch sử cũng đã có nhiều trường hợp TCTD bị phá sản về mặt kỹ thuật do không đảm bảo được khả năng thanh khoản, điều này sẽ rất nguy hiểm vì không những gây ảnh hưởng đến bản thân TCTD bị mất thanh khoản mà còn ảnh hưởng đến tính ổn định và niềm tin của cả hệ thống ngân hàng. Theo thông tư số 16/2018/TT-NHNN ngày gày 31 tháng 7 năm 2018sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT- NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định các

giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì Khả năng thanh khoản thường được xác định bởi công thức sau:

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = Tài sản có tính thanh khoản cao

Tổng nợ phải trả x 100%

nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng chi trả của ngân hàng càng tốt, tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá cao cũng không hẳn là hiệu quả, nguyên nhân là có thể do tài sản có của ngân hàng đang tồn tại ở dạng TSKSL. Việc quản trị, điều hành để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cũng như hiệu quả từ hoạt động kinh doanh là điểm riêng của mỗi ngân hàng.

1.3.5 Khả năng tạo lợi nhuận – Earnings

Ngân hàng là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận nên xét cho cùng khả năng sinh lời là kết quả cuối cùng trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng tạo ra lợi nhuận tốt thì ngân hàng mới có thể tích luỹ tài sản để gia tăng khả năng hoạt động trong tương lai, đáp ứng các yêu cầu về hệ số tài chính của cơ quan quản lý, đáp ứng được nhu cầu cổ tức từ cổ đông và bù đắp các khoản thiệt hại do các khoản vay không thu hồi được gây ra,…Tuy nhiên khi đánh giá lợi nhuậncần có một cái nhìn toàn diện, cụ thể một ngân hàng đạt được tỷ suất sinh lợi cao dựa trên tỷ suất TSSL mang rủi ro cao sẽ không phải là yếu tố tốt để duy trì nguồn lợi nhuận bền vững, vì thế khi phân tích cần đặt lợi nhuận trong mối tương quan với các chỉ tiêu quản lý khác như mức độ thanh khoản, cơ cấu tài sản, khẩu vị rủi ro của ngân hàng và quan trọng nhất là chiến lược phát triển của ngân hàng như thế nào. Để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng, các chỉ tiêu sau thường được sử dụng:

Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân x 100%

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng quản lý tài sản, sử dụng nguồn tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận như thế nào, việc sử dụng vốn yếu kém hay hiệu quả, các chi phí hoạt động hợp lý hay quá mức cho phép,…(Nguyễn Đăng Dờn, 2014)

Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng thu nhập (ROS)

ROS = Lợi nhuận sau thuế

Tổng thu nhập x 100%

Chỉ tiêu này cho thấy lợi nhuận chiếm bao nhiều trong thu nhập của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao và có xu hướng tăng thì ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả, sử dụng tốt lợi thế theo quy mô để tiết giảm chi phí một cách hợp lý từ đó gia tăng lợi nhuận.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

NIM = Tổng thu từ lãi-Tổng chi từ lãi

Tổng tài sản có sinh lời x 100%

Với đặc thù ngành phần lớn tập trung vào tín dụng thì đây là một tỷ lệ đáng quan tâm, thể hiện giá phải trả cho nguồn vốn huy động nhằm tạo ra doanh thu của ngân hàng, từ đó cho biết ngân hàng đang được hưởng lợi thế nào từ hoạt động tín dụng. Hơn nữa đó là thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ để gia tăng biên lợi nhuận.

Tỷ lệ chi phí/thu nhập

Tỷ lệ chi phí/thu nhập = Tổng chi phí

Tổng thu nhập x 100%

Đây là chỉ tiêu thường được đánh giá chung với chỉ tiêu ROS, chỉ tiêu này cho thấy mối quan hệ tương quan giữa chi phí hoạt động (chi phí quản lý, lương nhân viên, mua sắm tài sản phục vụ kinh doanh,…) và thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng hoạt động càng kém hiệu quả và ngược lại.

1.3.6 Độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường – Sensitivity to the Market

Phân tích độ nhạy cảm S chú trọng đến việc xem xét phản ứng của ban điều hành trong việc phòng ngừa, giám sát và xác định rủi ro thị trường, từ đó đưa ra được dấu hiệu định hướng rõ ràng và tập trung. Trong lĩnh vực ngành, các ngân hàng thường xây dựng cho mình bảng mô tả tài sản có và tài sản nợ (theo kỳ hạn) để tính toán mức chênh lệch giữa tài sản có đến hạn và tài sản nợ đến hạn.

1.4 Ưu và nhược điểm của việc ứng dụng CAMELS trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.4.1 Ưu điểm

Mô hình CAMELS được nhiều NHTM và NHTW áp dụng vì những ưu điểm sau:

 Mô hình CAMELS không chỉ giúp cho các TCTD nhận thấy được những sai phạm (nếu có) mà còn giúp các TCTD tập trung nâng cao các chỉ số tài chính, từ đó nâng cao mức xếp hạng/đánh giá tổng thể tài chính.

 Bộ chỉ tiêu tài chính có thể được áp dụng đồng nhất đối với tất cả các ngân hàng trong nhiều kỳ tài chính liên tiếp khác nhau và không có trường hợp ngoại lệ, đây như là một thước đo chuẩn về tài chính cho hệ thống ngân hàng.

 Vì chỉ tiêu tài chính phần lớn là những con số cụ thể nên việc đánh giá có tính khách quan cao, hạn chế những nhận định chủ quan của những người trong cuộc.

1.4.2 Nhược điểm

Việc đánh giá dựa trên bộ chỉ tiêu tài chính với các con số cụ thể, rõ ràng nên yêu cầu sự chuẩn hoá về mặt số liệu (chất lượng và số lượng) trong hoạt động của NHTM khi áp dụng mô hình CAMELS là yêu cầu tiên quyết. Vì thế, hệ thống vẫn chưa phát huy được hiệu quả toàn diện trên nền kinh tế các nước đang phát triển.

1.4.3 Những khó khăn trong việc áp dụng mô hình CAMELS tại Việt Nam

Việc áp dụng mô hình CAMELS tại Việt Nam hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do dữ liệu của hệ thống ngân hàng hiện nay chưa cung cấp đủ các thông tin cần thiết theo chuẩn mực quốc tế và độ tin cậy còn chưa cao. Bên cạnh đó là cơ chế quản lý của nhà nước về hệ thống kế toán Việt Nam hiện vẫn chưa hoà nhập hoàn toàn với thông lệ quốc tế, từ đó dẫn đến việc hiểu và hạch toán các chỉ tiêu có thể khác nhau, làm mất đi ý nghĩa ban đầu của bộ chỉ tiêu tài chính.Để mô hình CAMELS thực sự trở thành một chuẩn mực trong việc đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, góp phần giúp cho NHNN quản lý tốt, đảm bảo tính an toàn và phát triển bền vững của hệ thống, chúng ta cần phải cải thiện các vấn đề sau:

 Nâng cao tính minh bạch và chính xác trong thông tin tài chính được công bố bởi các NHTM, tính chế tài phải thật nghiêm khắc để đảm bảo sự chuẩn xác trong số liệu báo cáo.

 Tiếp thu có chọn lọc để điều chỉnh hệ thống kế toán Việt Nam theo thông lệ quốc tế, chuẩn hoá số liệu theo chuẩn mực quốc tế.

 Đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực, kiến thức mang tính kế thừa liên tục và phát huy thế mạnh.

 Cập nhật các hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống Core Banking tiên tiến để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng thông qua các sản phẩm tài chính riêng biệt, hỗ trợ tốt hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như đảm bảo được tính kiểm soát liên tục của NHNN trong quản lý điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)