8. Bố cục dự kiến của luận văn
1.2.1 Mô hình DEA (Data Envelopment Analysis – Mô hình bao dữ liệu)
DEA là một mô hình được giới thiệu từ năm 1978 do Charnes, Cooper và Rhodes (CCR) giới thiệu, tuy nhiên mô hình này lại có xuất phát điểm từ trước đó hơn 20 năm. Cụ thể vào năm 1957, Farrell đưa ra ý tưởng áp dụng đường giới hạn
khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả tương đối giữa các công ty trong cùng một ngành, theo đó các công ty đạt đến mức giới hạn sẽ được coi là hiệu quả (hơn) so với các công ty không đạt đến đường PPF. Phương pháp CCR (1978) sau đó áp dụng bài toán tối ưu hóa tuyến tính phi tham số (non–parametric linear optimization) để xây dựng đường PPF dựa trên số liệu đã biết về một nhóm các công ty nhất định (decision making unit – DMU) và tính toán điểm hiệu quả cho các công ty đó. Đến năm 1984, Banker, Charnes, và Cooper (BCC) cải tiến mô hình trên bằng cách đưa yếu tố lợi tức nhờ quy mô (returns to scale) vào tính toán, mang lại cái nhìn cụ thể hơn về tính hiệu quả của các DMU được phân tích. Từ đó đến nay, mô hình CCR và BCC được áp dụng, phát triển một cách phổ biến trong phân tích hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế,…
Ưu điểm của mô hình bao dữ liệu DEA là thông dụng do các yếu tố đầu vào và đầu ra đều có thể dễ dàng tìm được, quen thuộc với người sử dụng, tuy nhiên mô hình này cũng có nhược điểm là chỉ có tính thực tiễn và hiệu quả cao đối với các nước có nền tài chính phát triển, thông tin số liệu phản ánh chính xác đặc điểm và diễn biến thị trường.