Khả năng tạo lợi nhuậ n– Earnings

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 47)

8. Bố cục dự kiến của luận văn

1.3 Áp dụng mơ hình CAMELS đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng

1.3.5 Khả năng tạo lợi nhuậ n– Earnings

Ngân hàng là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận nên xét cho cùng khả năng sinh lời là kết quả cuối cùng trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng tạo ra lợi nhuận tốt thì ngân hàng mới có thể tích luỹ tài sản để gia tăng khả năng hoạt động trong tương lai, đáp ứng các yêu cầu về hệ số tài chính của cơ quan quản lý, đáp ứng được nhu cầu cổ tức từ cổ đông và bù đắp các khoản thiệt hại do các khoản vay không thu hồi được gây ra,…Tuy nhiên khi đánh giá lợi nhuậncần có một cái nhìn tồn diện, cụ thể một ngân hàng đạt được tỷ suất sinh lợi cao dựa trên tỷ suất TSSL mang rủi ro cao sẽ khơng phải là yếu tố tốt để duy trì nguồn lợi nhuận bền vững, vì thế khi phân tích cần đặt lợi nhuận trong mối tương quan với các chỉ tiêu quản lý khác như mức độ thanh khoản, cơ cấu tài sản, khẩu vị rủi ro của ngân hàng và quan trọng nhất là chiến lược phát triển của ngân hàng như thế nào. Để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng, các chỉ tiêu sau thường được sử dụng:

Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân x 100%

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng quản lý tài sản, sử dụng nguồn tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận như thế nào, việc sử dụng vốn yếu kém hay hiệu quả, các chi phí hoạt động hợp lý hay quá mức cho phép,…(Nguyễn Đăng Dờn, 2014)

Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng thu nhập (ROS)

ROS = Lợi nhuận sau thuế

Tổng thu nhập x 100%

Chỉ tiêu này cho thấy lợi nhuận chiếm bao nhiều trong thu nhập của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao và có xu hướng tăng thì ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả, sử dụng tốt lợi thế theo quy mô để tiết giảm chi phí một cách hợp lý từ đó gia tăng lợi nhuận.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

NIM = Tổng thu từ lãi-Tổng chi từ lãi

Tổng tài sản có sinh lời x 100%

Với đặc thù ngành phần lớn tập trung vào tín dụng thì đây là một tỷ lệ đáng quan tâm, thể hiện giá phải trả cho nguồn vốn huy động nhằm tạo ra doanh thu của ngân hàng, từ đó cho biết ngân hàng đang được hưởng lợi thế nào từ hoạt động tín dụng. Hơn nữa đó là thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ để gia tăng biên lợi nhuận.

Tỷ lệ chi phí/thu nhập

Tỷ lệ chi phí/thu nhập = Tổng chi phí

Tổng thu nhập x 100%

Đây là chỉ tiêu thường được đánh giá chung với chỉ tiêu ROS, chỉ tiêu này cho thấy mối quan hệ tương quan giữa chi phí hoạt động (chi phí quản lý, lương nhân viên, mua sắm tài sản phục vụ kinh doanh,…) và thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng hoạt động càng kém hiệu quả và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)