8. Bố cục dự kiến của luận văn
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại VietinBank - CN TP.HCM giai
đoạn 2013 – 2017 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Chênh lệch 2017/2016 Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 Thu nhập 5.020 5.492 4.266 5.925 6.243 318 5,4 2 Chi phí 4.687 5.108 3.839 5.574 5.847 273 4,9 3 Lợi nhuận 333 384 427 356 396 40 11,2
Biều đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại VietinBank – CN TP.HCM giai đoạn 2013 – 2017
Năm 2014, thu nhập của VietinBank – CN TP.HCM đạt 5.492 tỷ đồng, trong đó chi phí chiếm 5.108 tỷ đồng, chiếm 93% tổng thu nhập. Năm 2015 là một năm tương đối khó khăn khi thu nhập VietinBank – CN TP.HCM bị sụt giảm 22,32% tương ứng giảm 1.226 tỷ đồng đạt mức 4.266 tỷ đồng. Do vậy, chi phí trong năm 2015 cũng được kiểm soát giảm theo chiều hướng tình hình kinh doanh khó khăn của chi nhánh. Theo báo cáo, tổng chi phí chiếm 90% tổng thu nhập trong năm 2015 đã giảm 3% so với năm 2014. Chính điều này đã giúp lợi nhuận của VietinBank – CN TP.HCM năm 2015 là 427 tỷ đồng, tăng 10,97% so với năm 2014. Thu nhập của VietinBank – CN TP.HCM được ghi nhận năm 2016 là 5.925 tỷ đồng, tăng 1.659 tỷ đồng, tương ứng tăng 38,89% so với thu nhập năm 2015. Tuy nhiên, chi phí năm 2016 lại tăng cao hơn mức tăng thu nhập, tăng 41,98% đạt mức 5.574 tỷ đồng, chiếm 94% tổng thu nhập của chi nhánh. Vì vậy, việc này làm cho lợi nhuận bị sụt giảm trong năm 2016 khi chỉ đạt 356 tỷ đồng thu nhập, giảm 71 tỷ đồng, tương ứng giảm 16,67% so với năm 2015. Ngoài việc khắc phục khó khăn năm 2015, môi trường kinh doanh năm 2016 cũng không có nhiều thuận lợi, các nguồn chi phí tăng cao chính là
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2013 2014 2015 2016 2017
nguyên nhân khiến lợi nhuận của chi nhánh bị sụt giảm.
Năm 2017, tiếp đà tăng trưởng của những năm trước, VietinBank – CN TP. HCM đạt thu nhập 6.243 triệu đồng, tăng 318 tỷ đồng so với năm 2016. Việc kiểm soát tốt chi phí đã khiến cho lợi nhuận của Vietinbank – CN TP. HCM tăng trưởng tới 11,2% lên thành 431 tỷ đồng. Trong bối cảnh ngành Ngân hàng vẫn đang cạnh tranh khốc liệt, bên cạnh đó là sự tấn công mạnh đến từ các Ngân hàng nước ngoài, thì mức độ tăng trưởng lợi nhuận như trên của Vietinbank – CN TP. HCM là một dấu hiệu cho thấy sự ổn định và khẳng định vị thế cánh chim đầu đàn của cả hệ thống VietinBank cũng như một chi nhánh hàng đầu trong khu vực TP. HCM – một khu vực sầm uất bậc nhất và đang trên đà tăng trưởng nóng của cả nước.
Nhìn chung, do ảnh hưởng của thị trường tài chính kinh tế tại Việt Nam trong những năm qua có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng. Do vậy, doanh thu và lợi nhuận đạt được của VietinBank – CN TP.HCM cũng bị tác động đáng kể, điển hình là việc biến động trong chi phí hoạt động của VietinBank – CN TP.HCM trong những năm gần đây. Tuy nhiên, VietinBank – CN TP.HCM vẫn đang kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh của mình và có lợi nhuận rất tốt qua các năm, đặc biệt là bước tăng trưởng vào năm 2017.
2.1.5 Hoạt động tạo nguồn vốn
Bảng 2.2: Tình hình huy động nguồn vốn của VietinBank – CN TP.HCM
Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2017/2016 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Vốn huy động 28.488 31.166 24.209 26.955 32.608 5.653 21,0 Vốn vay 150 169 158 83 12 -71 -85,5 Vốn khác 10.323 11.904 13.237 21.015 15.638 -5.377 -25,6 Tổng nguồn vốn 38.961 43.239 37.604 48.053 48.258 205 0,4
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động nguồn vốn của VietinBank – CN TP.HCM
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, ta thấy rằng VietinBank – CN TP.HCM có nguồn vốn biến động qua các năm, đến cuối năm 2017 đạt 48.258 triệu đồng. Bên cạnh đó cơ cấu nguồn vốn của VietinBank – CN TP.HCM cũng có biến động nhưng không nhiều qua các năm, trong đó nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (~70%), tiếp đến là vốn khác (~30%), nguồn vốn vay gần như không đáng kể (~0%). Cơ cấu này là tương đối hợp lý vì nguồn vốn huy động chính là nguồn vốn chính để ngân hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh hàng ngày.
Xét về góc độ Vốn chủ sở hữu của VietinBank: Trong giai đoạn năm 2010 – 2013, VietinBank đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về VCSH, cụ thể trong vòng 3 năm đã tăng gấp 3 lần từ 18.170 tỷ lên 54.075 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh ngày càng tăng cao. Tuy nhiên từ năm 2013 trở đi, VCSH có xu hướng chững lại với mức tăng trưởng đến năm 2015 chỉ khoảng 1,5%, áp lực tăng vốn để gia tăng quy mô hoạt động là hiện hữu nhưng trong thời gian tới VietinBank sẽ rất khó khăn trong việc tiếp tục gia tăng vốn trong thời gian tới vì tỷ lệ sở hữu của NHNN hiện chỉ còn chưa đến 65%, bên cạnh đó là việc sử dụng lợi nhuận để tăng vốn là không khả thi với áp lực chia cổ tức bằng tiền mặt của NHNN khi ngân sách bắt đầu gặp nhiều khó khăn. - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2013 2014 2015 2016 2017 Vốn huy động Vốn vay Vốn khác