Mơ hình CAMELS là mơ hình được xây dựng ở Mỹ từ những năm 1980. Theo mơ hình này, các nhà phân tích có thể phân tích tình hình tài chính của các NHTM ở cả các nhân tố định tính và định lượng. Mơ hình này rất hữu ích cho các nhà phân tích tài chính cũng như nhà quản lý ngân hàng trong việc đánh giá và đưa ra dự đoán sự lành mạnh của NHTM một cách đáng tin cậy, từ đó nhận biết những cơ hội kinh doanh, những dấu hiệu rủi ro và đưa ra các quyết định hợp lý nhằm nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
Đề tài nghiên cứu các lý thuyết đã đề cập đến các yếu tố đánh giá chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh để đánh giá hiệu quả kinh doanh Vietinbank - CN TP. HCM. Nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu các nhân tố trong mơ hình CAMELS và cách thức để nâng cao các chỉ tiêu này theo hướng có lợi trong từng thời kỳ hoạt động của Ngân hàng trong bối cảnh bất ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam nhằm đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan quản lý và tiêu chuẩn quốc tế.
Một số ứng dụng của mơ hình CAMELS trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và xếp hạng ngân hàng như sau:
Ứng dụng mơ hinh CAMELS để phân tích hiệu quả hoạt động và xếp hạng ngân hàng của Uyen Dang (The Camel Rating System in Banking Supervision A Case Study, Arcada University of Applied Sciences, International Business, 2011)
Với nghiên cứu này, tác giả đã xoay quanh các nội dung của mơ hình CAMELS để trả lời 2 câu hỏi sau: (i) Tại sao hệ thống đánh giá CAMELS đóng một vai trị rất quan trọng trong việc giám sát ngân hàng? (ii) Ích lợi cũng như hạn chế của tổ chức AIA khi áp dụng khuôn khổ CAMELS trong việc đánh giá hiệu suất của các ngân hàng là gì?
Ứng dụng CAMELS để đánh giá hiệu quả tài chính và xếp hạng ngân hàng của Al Mehdi Ferrouhi (Moroccan Banks Analysis Using CAMEL Model, International Journal of Economics and Financial Issues, 2014)
Nghiên cứu sử dụng mơ hình CAMEL phân tích hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính Ma-rốc giai đoạn 2001 – 2011. Mơ hình được áp dụng với các tiêu chí về an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập và thanh khoản và sau đó xác định hiệu quả tài chính, hoạt động lành mạnh và tuân thủ quy định của các tổ chức tài chính Ma-rốc. Việc áp dụng mơ hình CAMEL cho các tổ chức tài chính Ma-rốc giai đoạn 2001 – 2011 cho phép tác giả có một cái nhìn khái qt về thứ hạng của các ngân hàng. Tác giả đã áp dụng chỉ tiêu tỷ lệ vốn nợ cho việc phân tích an tồn vốn, quy định tổn thất cho vay với tổng các khoản vay cho các phân tích của chất lượng tài sản, lợi nhuận trên VCSH để phân tích chất lượng quản lý, lợi nhuận trên tài sản để phân tích khả năng thu nhập và các khoản tiền gửi trên tổng số tỷ lệ tài sản phân tích khả năng thanh khoản.
Qua các lý thuyết và nghiên cứu về hoạt động của NHTM cho thấy rằng có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM như môi trường kinh doanh, khả năng điều hành, mơi trường pháp lý, kinh tế và chính trị cũng như chiến lược kinh doanh của ngân hàng,… và nội dung bài nghiên cứu này cũng sẽ như thế. Sau đây sẽ là bảng tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đồng thời và việc ứng dụng bộ chỉ số của mơ hình CAMELS trong việc xếp hạng các ngân hàng, qua đó tác giả sẽ áp dụng cho tình huống cụ thể của VietinBank, một trong những ngân hàng có quy mơ lớn tại Việt Nam.
Theo bảng 1.1 (phụ lục 01), các bài nghiên cứu giúp cho các NHTM nhận thức rõ các yếu tố đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, từ đó bản thân các ngân hàng sẽ phải tự điều chỉnh để khắc phục/phát huy tiếp các thế mạnh để thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra. Tại nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng mơ hình của tác giả Thai Shaher, Ohoud Kawawneh & Razan Sakeb để nghiên cứu tác động của các nhân tố nghiên cứu, đồng thời sẽ thay đổi, bổ sung cho phù hợp với thực trạng của VietinBank.