Mô hình FIRST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

8. Bố cục dự kiến của luận văn

1.2.3 Mô hình FIRST

Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 – 2008 và Thái Lan năm 1997, nhận thức được tác động to lớn của khủng hoảng kinh tế đến hệ thống ngân hàng, Nhật Bản đã xây dựng mô hình xếp hạng ngân hàng FIRST một cách đầy đủ và toàn diện hơn, xét trên 10 yếu tố thiên về quản lý (phi tài chính) như: Quản lý kinh doanh, Tuân thủ pháp luật, Quản lý bảo vệ khách hàng, Quản lý rủi ro toàn diện, Quản lý vốn, Quản lý rủi ro tín dụng, Quản lý đánh giá tài sản, Quản lý rủi ro thị trường, Quản lý rủi ro thanh khoản, Quản lý rủi ro hoạt động. Trên cơ sở tổng hợp thang đo của 10 yếu tố trên, các ngân hàng sẽ được xếp thành 4 loại là A, B, C, D.

Mô hình CAMELS được áp dụng để cơ quan quản lý tập trung dự báo khả năng gặp khó khăn của các ngân hàng, từ đó hỗ trợ để tránh phá sản. Còn mô hình FIRST hướng theo trọng tâm quản lý xem ngân hàng quản lý tốt hay không và mục đích là đưa ra các cơ chế để ngân hàng phấn đấu làm tốt hơn, quản lý hiệu quả hơn.

Mô hình CAMELS nhấn mạnh vào các yếu tố tài chính để phân tích để đưa ra biện pháp cảnh báo, phòng ngừa rủi ro tuy nhiên sẽ gặp phải các hạn chế nếu việc số liệu tài chính không đầy đủ, không rõ ràng. Trong khi đó mô hình FIRST thiên về các yếu tố phi tài chính đểđưa ra các cơ chế về quản lý nhằm khuyến khích các ngân hàng tự cải thiện mình, phấn đầu để ngày càng hoàn thiện hơn.

1.3 Áp dụng mô hình CAMELS đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng 1.3.1 Mức độ an toàn vốn – Capital Adequacy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)