Những mặt hạn chế của VietinBank CN TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 86)

8. Bố cục dự kiến của luận văn

2.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –

2.3.2 Những mặt hạn chế của VietinBank CN TP.HCM

Song song với những thành tựu đạt được chính là những vấn đề còn tồn tại, giai đoạn 2013 – 2017 ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của VietinBank – CN TP.HCM trong quá trình phát triển, tuy nhiên, để sự tăng trưởng được bền vững, VietinBank – CN TP.HCM vẫn còn nhiều vấn đề cần phải lưu ý như sau:

Sự giới hạn về khả năng tăng trưởng nguồn vốn của Vietinbank nói chung

VCSH chính là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc xem xét khả năng gia tăng quy mô hoạt động của NHTM, chỉ tiêu này là yếu tố cơ bản trong hầu hết các chỉ tiêu tài chính quan trọng, vì thế nếu NHTM muốn phát triển bền vững và ổn định thì sự tăng trưởng về nguồn vốn chủ sở hữu (mà trong đó là vốn điều lệ chiếm tỷ trọng lớn nhất) là một điều tất yếu.

Giai đoạn 2013 – 2017 là bước tăng trưởng về VCSH của VietinBank, tuy nhiên, nếu xem xét kỹ lại về q trình này, có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng thực sự mạnh chỉ trong giai đoạn đến năm 2014, kể từ năm 2014 trở đi, tốc độ tăng rất chậm, nguyên nhân của sự chững lại này đến từ nhiều yếu tố khác nhau như:

 Khả năng tăng trưởng vốn điều lệ của VietinBank gần như bị hạn chế. Đối với các NHTMCP thì việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ cho các đối tác chiến lược là một trong những biện pháp để gia tăng VCSH thì đối với khối NHTMNN, việc này phụ thuộc rất nhiều vào NHNN, với vai trị và vị thế của mình trong hệ thống, khối NHTMNN thường sẽ phải kiêm nhiệm chức năng thực thi chính sách theo u cầu quản lý của NHNN, vì thế việc NHNN duy trì tỷ lệ sở hữu đối với 3 trụ cột CTG, VCB và BIDV là điều cần thiết để có tiếng nói quyết định. Hiện tại VietinBank là một trong những NHTM có tỷ lệ sở hữu vốn trên 50% cùng với BIDV và VCB, tuy nhiên nếu tỷ lệ này đối với BIDV là 95,3%, VCB là 77,1% thì VietinBank hiện tại chỉ là 64,5%, chính vì thế, khả năng phát hành cổ phiếu tăng vốn sẽ làm giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, dư địa tăng vốn của VietinBank trong tình

huống này là khơng thực sự nhiều trong mối tương quan đối với các NHTMCP và thậm chí là trong khối NHTMNN.

 Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu, NHTM cịn có thể sử dụng chính nguồn lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ được hình thành chủ yếu từ nguồn lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên hiện nay, khả năng này cũng rất hạn chế đối với các NHTM nói chung và VietinBank nói riêng, áp lực đến từ việc chia cổ tức cho các cổ đông luôn hiện hữu, đối với VietinBank cũng vậy, trong những năm gần đây, khi nguồn ngân sách ngày càng khó khăn, việc yêu cầu các Tổng cơng ty, những tổ chức kinh tế có vốn Nhà nước chi trả cổ tức bằng tiền là một yêu cầu cấp thiết, là một tổ chức chịu sự kiểm sốt của NHNN, các NHTMNN phải có trách nhiệm đối với hệ thống và với tình hình ngân sách đang ngày càng khó khăn. Chính điều này cũng hạn chế khả năng tăng vốn của VietinBank bằng chính nguồn lợi nhuận giữ lại và các quỹ của mình.

Trong thời gian tới, với việc được chỉ định là một trong 10 ngân hàng áp dụng thí điểm tiêu chuẩn Basel II, áp lực tăng vốn để cải thiện các chỉ số tài chính, đáp ứng yêu cầu của NHNN là vô cùng cấp bách. Bản thân VietinBank cũng bắt buộc phải xem xét, tìm biện pháp để tăng vốn đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh doanh ngày càng tăng cao khi các chỉ số tài chính đã gần đến giới hạn cho phép.

Sự giới hạn về khả năng tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh

Đây là hệ quả tất yếu khi theo các quy định của NHNN, nếu không tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, các NHTM khó lịng có thể tăng trưởng về quy mơ hoạt động. Một ví dụ cụ thể, hiện tại, tỷ lệ LDR của VietinBank – CN TP.HCM trong năm 2017 lên đến 90,43%, tỷ lệ này đã vượt mức quy định của NHNN theo thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, tuy đến ngày 07/12/2016, NHNN đã ban hành quyết định đối với khối NHNN sở hữu trên 50% vốn điều lệ (BID, VCB, CTG) thì tỷ lệ này được giới hạn ở mức 90%, điều này đối với VietinBank thì khơng hề vi phạm quy định của NHNN. Mặc dù vậy, xét riêng về tỷ lệ LDR của VietinBank – CN TP.HCM cũng vượt giới hạn cho phép, thế nên trong thời gian sắp tới, VietinBank –

CN TP.HCM cần gia tăng nguồn vốn huy động, để đạt tiêu chuẩn LDR của toàn hệ thống VietinBank.

Những hạn chế trong quá trình quản trị, điều hành và kiểm sốt

VietinBank đã rất thành cơng khi xây dựng được một bộ máy hoạt động với cơ chế điều hành và quản trị tập trung theo chiều dọc, tuy nhiên là ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn nhất Việt Nam. Do đó, hệ thống của VietinBank nói chung và VietinBank – CN TP.HCM cũng thuộc dạng “cồng kềnh” khơng kém, chính sự tăng trưởng ngày càng nhanh chóng trong thời gian gần đây, yêu cầu về sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban, bộ phận chuyên trách theo sự phân công của ban điều hành luôn là một vấn đề đáng được lưu tâm, một vấn đề khi cần xử lý có thể phải thơng qua rất nhiều phịng ban tham mưu, tư vấn và có ý kiến thì mới được thơng qua, điều này có thể làm ảnh hưởng đến tính kịp thời khi nắm bắt thời cơ kinh doanh, đồng thời đang đi ngược lại với tiêu chí tối ưu hệ thống của VietinBank – CN TP.HCM nếu sự đồng thuận khi xem xét vấn đề có sự khác biệt quá lớn.

Bộ phận kiểm soát được xây dựng để ghi nhận những sai phạm trong quá trình hoạt động đồng thời cảnh báo rủi ro cho VietinBank – CN TP.HCM, tuy nhiên việc kiểm soát hiện tại chưa thực sự phát huy tác dụng, các nghiệp vụ kiểm soát thường tập trung vào việc kiểm soát sau, khi mọi việc đã diễn ra, nên thường có thể khơng kịp thời xử lý triệt để mà chỉ mang tính hỗ trợ một phần nào đó trong việc khắc phục. Bên cạnh đó là với số lượng nghiệp vụ phát sinh rất lớn nhưng lực lượng kiểm soát tương đối mỏng, việc kiểm tra, kiểm sốt thiên về tính tuân thủ hơn là đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu quả, hiệu lực của quy trình, quy định, từ đó những khuyến nghị chưa mang tính chun sâu và các biện pháp đề xuất tăng cường hiệu quả hoạt động chưa thực sự hữu hiệu.

Nguồn nhân lực của VietinBank – CN TP.HCM cũng là một vấn đề đáng lưu tâm, với môi trường ngành cạnh tranh gay gắt, mơi trường kinh doanh ngày càng áp lực thì mơi trường làm việc tại VietinBank – CN TP.HCM lại càng áp lực gấp bội, tuy chế độ đãi ngộ là khơng thấp tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ sức để níu kéo những cán bộ, chun viên có kinh nghiệm, dẫn chứng là hàng năm, số lượng cán bộ nghỉ

việc là tương đối cao, để bù đắp cho nguồn thiếu hụt đó, VietinBank – CN TP.HCM đã phải tiến hành tuyển mới nguồn nhân lực một cách liên tục (lượng cán bộ trẻ tại VietinBank – CN TP.HCM là tương đối lớn so với các Chi nhánh khác cùng hệ thống và cùng địa bàn), đồng thời phải tốn thêm nhiều nguồn lực để đào tạo thì cán bộ mới có khả năng nắm bắt quy trình nghiệp vụ, đủ khả năng đảm đương cơng việc. Với sự thay đổi liên tục như thế thì sự ổn định trong hoạt động sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự tương xứng với tiềm lực

VietinBank – CN TP.HCM hiện tại là một trong những Chi nhánh có quy mơ hoạt động và lợi nhuận hàng năm với số tuyệt đối luôn ở mức dẫn đầu hệ thống VietinBank. Tuy nhiên xét về tính hiệu quả thì chưa hẳn đã là dẫn đầu, cụ thể ROA của VietinBank – CN TP.HCM có xu hướng giảm dần theo thời gian, nếu như năm 2014, ROA của VietinBank – CN TP.HCM là 1,2%, thuộc loại tốt thì đến năm 2017 chỉ còn 0,9%, tức được xếp vào loại hiệu quả trung bình. Đối với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM, áp lực cạnh tranh về dịch vụ và giá cả ngày càng tăng cao, tỷ lệ lãi ròng cận biên của các chi nhánh NHTM cũng hình thành xu hướng giảm dần, đặc biệt là khu vực có tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh cao như địa bàn TP. HCM. VietinBank – CN TP.HCM là một điển hình khi tính đến năm 2017, tỷ lệ NIM của ngân hàng chỉ còn 2,65%, chỉ bằng 72,2% so với năm 2013 và thấp hơn mức bình quân các năm qua từ 2013-2017 là là 3,0%.

Khả năng thanh khoản ở mức trung bình

VietinBank – CN TP.HCM có tỷ lệ dự trữ thanh khoản ở mức tương đối thấp so với các NHTM khác, cụ thể năm 2013, tỷ lệ này đạt mức 0,38% thì đến năm 2016 chỉ còn 0,18% và tiếp tục giảm dần cịn 0,14% trong năm 2017, thấp hơn mức bình quân 0,29% của giai đoạn 2013-2017. Sự sụt giảm này đến từ áp lực gia tăng TSSL của ngân hàng nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh trong khi việc gia tăng tài sản có tính thanh khoản cao là không tương ứng, cụ thể, trong giai đoạn 2013-2017, tốc độ gia tăng của nợ phải trả là 15,66%, của vốn huy động là 18,04% trong khi tài sản có tính thanh khoản cao là -4,73%. Nếu tỷ lệ này tiếp tục giảm, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến

hoạt động của VietinBank – CN TP.HCM, chi nhánh sẽ phải luôn căng thẳng với nỗi lo thanh khoản từng ngày, từng giờ trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)