Giải pháp giúp tăng cường nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 114)

8. Bố cục dự kiến của luận văn

3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP

3.2.8.3 Giải pháp giúp tăng cường nguồn vốn huy động

Hoạt động huy động vốn thường là lĩnh vực cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng vì là một trong những nhân tố quyết định góp phần gia tăng tiềm lực tài chính cho mỗi ngân hàng. Hơn nữa, nguồn vốn huy động được càng lớn, nguồn lợi thu về càng nhiều và rủi ro ít hơn hẳn so với hoạt động tín dụng. Trong thời gian tới, để phát triển thị phần tín dụng, VietinBank – CN TP.HCM cần phải gia tăng nguồn vốn huy động, vì thế VietinBank – CN TP.HCM cần phải xây dựng và hoàn thiện các cơ chế về huy động vốn, cụ thể như xác định các đối tượng khách hàng tiền gửi tiềm năng và phân chia theo phân khúc thích hợp, từ đó đề xuất chính sách chăm sóc hợp lý. VietinBank là một NHTMNN, lãi suất huy động vốn thường khơng được cạnh tranh so với các NHTMCP khác, vì thế VietinBank – CN TP.HCM nên tập trung vào đối

tượng tiền gửi là các Tổng cơng ty, tập đồn, doanh nghiệp lớn có nguồn thu ổn định, dịng tiền tốt và số dư duy trì lớn để gia tăng quy mô và bù đắp lại sự thua thiệt trong lãi suất huy động, bên cạnh đó là mở rộng các sản phẩm huy động để thu hút nguồn tiền gửi mang tính ổn định khá cao từ các cá nhân, tạo cơ cấn bền vững cho nguồn vốn huy động, góp phần tiếp giảm chi phí trong việc sử dụng vốn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đưa ra các đề xuất và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên thực trạng hiện hữu và thế mạnh của VietinBank – CN TP.HCM. Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2015 – 2020, VietinBank – CN TP.HCM cần thực hiện tốt các đề xuất sau: nâng cao năng lực quản trị trong đó lấy yếu tố nhân lực và cơ chế điều hành làm trọng tâm, nâng cao chất lượng tài sản bằng việc quản lý tốt hoạt động tín dụng, đầu tư, bên cạnh đó là tăng cường khả năng tạo lợi nhuận cũng như duy trì khả năng thanh khoản tốt cho hệ thống đảm bảo khả năng tài chính lành mạnh bằng các biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo sự phát triền bền vững của VietinBank – CN TP.HCM trong tương lai.

KẾT LUẬN CHUNG

Đề tài đã nêu lên các lý thuyết tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó ứng dụng mơ hình CAMELS vào phân tích hiệu quả kinh doanh, thực trạng của VietinBank – CN TP.HCM nhằm để đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Cuối cùng là đưa ra các biện pháp ngắn hạn và dài hạn để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của VietinBank – CN TP.HCM, góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững của VieitnBank và hệ thống ngân hàng trong tương lai. Các nội dung chính mà đề tài đã đạt được như sau:

Hệ thống được lý thuyết tổng quan về mơ hình CAMELS, ứng dụng các chỉ tiêu của mơ hình như an tồn vốn tối thiểu, chất lượng tài sản có, năng lực quản trị, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nhằm phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của VietinBank – CN TP.HCM giai đoạn 2013- 2017.

Trên thực tế, giai đoạn 2013-2017 là giai đoạn phát triển tương đối ổn định của VietinBank – CN TP.HCM, các chỉ số về an toàn vốn ở mức tương đối tốt, chất lượng tài sản lành mạnh, khả năng tạo lợi nhuận ln duy trì ở mức cao (về giá trị tuyệt đối) so với hệ thống VietinBank, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về khả năng thanh khoản và phát triển bền vững của ngân hàng khi mở rộng hoạt động kinh doanh của VietinBank – CN TP.HCM hiện khá hạn chế. Ngồi ra, dựa vào mơ hình CAMELS, đề tài cịn cho thấy rằng, hiện tại VietinBank – CN TP.HCM là một Chi nhánh hoạt động hiệu quả so với các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống VietinBank. Cuối cùng chính là việc xây dựng và đề xuất các biện pháp ngắn hạn và dài hạn đặc biệt chú trọng đến năng lực quản trị và nguồn nhân lực tối ưu để nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững của VietinBank – CN TP.HCM trong giai đoạn 2018 – 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Báo cáo kinh doanh, Báo cáo tổng hợp của VietinBank – CN TP. Hồ Chí Minh các năm từ 2013 – 2017

2. Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị của VietinBank các năm từ 2013 – 2017.

3. Đỗ Thị Hồng Nhung (2013). Đánh giá hoạt động kinh doanh theo mơ hình Camels

tại Ngân hàng TMCPXNK Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài

chính – Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

4. Phan Thị Hằng Nga (2013). Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại

Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Đại học

Ngân hàng TP.HCM.

5. Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, tháng 11/2013. Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Tạp chí ngân hàng số 21, tháng 11/2013.

6. Nguyễn Công Tâm, Nguyễn Minh Hà, 2012. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng

tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những vấn đề

Kinh tế và Chính trị thế giới số 11 (199) 2012.

7. Nguyễn Đăng Dờn, 2014. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. TP.HCM: Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.

8. Nguyễn Thị Bích Hạnh, 2012. Đánh giá hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân

Đội theo Mơ hình CAMELS. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

9. NHNN Việt Nam, 2014. Thông tư 36/2014/TT-NHNN về việc Quy định các giới

hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

10. Quốc hội Việt Nam, 2010. Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

11. Thanh Xuân và Hà Dương, 2011. Kinh nghiệm giám sát ngân hàng Nhật Bản mô

12. Trầm Thị Xuân Hương, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP.HCM: Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài

13. El Mehdi Ferrouhi (2014). Moroccan Banks Analysis Using CAMEL Model.

International Journal of Economics and Financial Issues. www.econjournals.com

14. Khalil Elian Abdelrahim (2013). Effectiveness of Credit Risk Management of Saudi Banks in the Light Global Financial Crisis: A Qualitative Study

15. R.Alton Gilbert, Andrew P.Meyer và Mark D.Vaughan (2002). Could a CAMELS

Downgrade Model Improve Off-site Surveillance.

16. Uyen Dang (2011). The Camel Rating System in Banking Supervision A Case 20. Xiaoqing (Maggie) Fu và Shelagh Heffernan (2007). The effects of reform on China’s bank structure and performance. Journal of Banking & Finance 33

(2000)

Website và các tài liệu tham khảo khác

17. Website của VietinBank: www.VietinBank.vn

18. Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

19. Website: http://vietstock.vn/2016/02/ty-le-von-ngan-han-cho-vay-trung-dai- han-toan-he-thong-la-31-757-459165.htm

20. Website: http://vneconomy.vn/tai-chinh/ngan-hang-se-han-che-cho-vay-trung- dai-han-20160216035315574.htm

21. Website các ngân hàng thương mại cổ phần khác: VCB, BID, MBB, SHB, STB, ACB

PHỤ LỤC 01

Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu ứng dụng mơ hình CAMELS

Năm Tác giả Kết quả nghiên cứu Phạm vi nghiên

cứu

Các nghiên cứu nước ngoài

2011 Uyen Dang

Nêu lên vai trò ứng dụng của CAMELS trong việc giám sát ngân hàng. Thực tế áp dụng CAMELS tại AIA. Áp dụng tại AIA 2011 Thai Shaher, Ohoud Kasawneh & Razan Salem

Nghiên cứu tác động của 6 nhân tố chính: đặc điểm ngân hàng, mơi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh, các chỉ tiêu kinh tế, rủi ro quốc

gia và nhóm nhân tố khác. Từ đó rút ra kết luận nhân tố đặc điểm ngân hàng tác động mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Các ngân hàng tại các quốc gia thuộc

khu vực Trung Đông

2014 El Mehdi Ferrouhi

Sử dụng mơ hình CAMLES để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó tạo nên một cái nhìn khái quát về thứ hạng của các ngân

hàng thông qua bộ chỉ số của CAMELS.

Các tổ chức tài chính Ma-rốc trong

giai đoạn 2001 – 2011

Các nghiên cứu trong nước

2012

Nguyễn Công Tâm, Nguyễn

Minh Hà

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được tác động bởi 9 nhóm yếu tố (quy mơ, mức độ an tồn vốn, chất

lượng tài sản, mức độ đa dạng hoá thu nhập, chất lượng quản trị chi phí,

thanh khoản, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất thị trường) và mức độ tác động của từng yếu tố đến

hiệu quả hoạt động

5 NHTMCP nội địa đại chúng có TTS

lớn nhất vào thời điểm 2011 tại các quốc gia Indonesia,

Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Phillipines (từ 2007 – 2011) 2012 Nguyễn Thị Bích Hạnh Xác định 6 nhóm nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM, từ đó ứng dụng vào MBB để đề xuất

Tại ngân hàng MBB

biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2013 Phan Thị Hằng Nga

Xác định được năng lực tài chính củacác NHTM Việt Nam bị chi phối

bởi 13 yếu tố gồm: Quy mô VCSH; Địn bẩy tài chính; CAR; Dư nợ/TTS

có; Tỷ lệ nợ xấu; ROA; ROE; NIM; Chỉ số chi phí hoạt động; Tỷ lệ thanh

khoản tài sản; Hệ số đảm bảo tiền gửi; Hệ số thanh khoản ngắn hạn; Dư nợ cho vay/Tiền gửi.Tất cả các nhân tố trên đều có sự tác động nhất

định đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam

28 NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003-

2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)