8. Bố cục dự kiến của luận văn
1.1 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng thương mại
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
1.1.4.1 Môi trường hoạt động kinh doanh
Mơi trường kinh tế, chính trị trong và ngồi nước
Hiện nay, với bất kỳ nền kinh tế nào, hệ thống ngân hàng đóng khơng chỉ đóng vai trị mắt xích kết nối các thành phần, hoạt động kinh tế giữa các tổ chức kinh tế trong nước với nhau mà còn là cầu nối giữa các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Vì thế, những yếu tố kinh tế, chính trị phản ánh tình hình trong và ngồi nước cũng đều sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, khi mơi trường kinh tế, chính trị khơng ổn định, các ngân hàng sẽ điều tiết hoạt động kinh doanh theo hướng duy trì, đối phó với những rủi ro về tín dụng, thanh khoản, ngoại hối,…cao hơn do các chủ thể vay mượn ngân hàng trong môi trường kinh tế như vậy sẽ chịu nhiều rủi ro hơn, từ đó gia tăng rủi ro của ngân hàng và ngược lại, khi mơi trường kinh tế, chính trị trong và ngồi nước ổn định, q trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế sẽ ổn định, các chủ thể vay mượn của ngân hàng sẽ có điều kiện hoạt động tốt hơn từ đó làm tăng khả năng hồn trả các khoản tín dụng, giảm rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, với sự phát triển của thị trường tài chính mà trong đó bao gồm các Cơng ty chứng khốn, bảo hiểm, cho th tài chính,… cũng góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của ngành ngân hàng thông qua việc thu hút nhiều hơn nữa các nguồn lực tài chính hiện hữu của nền kinh tế, mức độ cạnh tranh gia tăng sẽ buộc các ngân hàng phải không ngừng đổi mới, cải tiến theo hướng tối ưu, phù hợp với tình hình thị trường để tận dụng được các lợi thế kinh doanh và không bị đào thải.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là tiền đề phát triển không chỉ cho ngành ngân hàng mà cịn cho các ngành kinh tế khác. Mơi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống pháp luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Trong đó, hệ thống
luật đóng vai trò then chốt trong việc điều hành nền kinh tế thị trường, được ví như chiếc áo của nền kinh tế, muốn phát triển bền vững, chiếc áo này phải “vừa vặn” và “tự điều chỉnh” thường xuyên, phù hợp tình hình thị trường để tạo thuận lợi cho quá trình cải tiến.
Đối với ngành ngân hàng, có thể thấy tại các nước phát triển, hệ thống luật và văn bản luật rất chặt chẽ, đầy đủ và được cập nhật thường xuyên trong quá trình hội nhập kinh tế, điều này đã tạo nên tính hồn thiện của môi trường pháp lý,thúc đẩyngành ngân hàng mạnh dạn thay đổi không ngừng theo nhu cầu phát triển mà vẫn đảm bảo được tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật trong kinh doanh. Ngược lại, môi trường pháp lý sẽ như một rào cản cho hoạt động khi tồn tại quá nhiều lỗ hổng, dễ dàng xuất hiện tình trạng lách luật, lợi dụng kẻ hở của pháp luật để trục lợi cho một vài cá nhân, tổ chức - đặc biệt là tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Môi trường đầu tư và cơ chế khuyến khích đầu tư:
Trong xu thế tồn cầu hố, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển nhanh, tận dụng được các lợi thế của mình đều hướng tới mục tiêu mở cửa thị trường để hội nhập. Từ đó sẽ thu hút được một lượng lớn nguồn tài lực từ các nước, các tổ chức kinh tế có mong muốn quan hệ hợp tác đầu tư tại Việt Nam, vì thế, để phát huy tối đa khả năng tiếp nhận những nguồn lợi này, những chính sách ưu đãi phải thật hấp dẫn, thủ tục hành chính phải nhanh chóng, đơn giản nhằm khuyến khích sự quan tâm cho các đối tượng kinh tế nước ngoài, với sự tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngồi, đất nước sẽ có thêm các nguồn lực kinh tế để tạo tiền đề vươn lên phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế
Dịch vụ ngân hàng không chỉ khác nhau tại mỗi nước mà trong từng vùng miền của một nước cũng có sự phân cấp tuỳ theo mức độ phát triển và trình độ dân trí của các tầng lớp dân cư. Tại các thành phố lớn với tốc độ đơ thị hố và cơng nghiệp hoá cao, số lượng khách hàng tiềm năng về các nhu cầu sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cá nhân, kinh doanh ngày càng cao, vìthế các ngân hàng phải cạnh tranh gay
gắt về chất và lượng của các sản phẩm để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, với mức độ hội nhập quốc tế và thu nhập bình quân ngày cànggia tăng cũng làm phát sinh thêm nhiều nhu cầu về tài chính của các tầng lớp kinh tế, các ngân hàng lại càng phải sáng tạo thêm các dịch vụ thiết thực, phù hợp với yêu cầu khách hàng nếu muốn gia tăng nguồn thu.
1.1.4.2 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ đa đạng: sản phẩm dịch vụ lõi là thứ tạo nên được sự tin tưởng và lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng nên việc phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao cả về chất và lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng là yếu tố sống còn đối với các ngân hàng hiện nay. Nếu đi trước được trong việc cung cấp các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường thì sẽ tạo được sự khác biệt sâu sắc trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt, từ đó góp phần gia tăng thị phần và lợi nhuận biên còn cao của các thị trường tiềm năng vừa khai phá, đó là phần thưởng xứng đáng cho người tiên phong dẫn đầu.
Chiến lược truyền thông (marketing ngân hàng) là một tiến trình đưa thương hiệu và các thế mạnh sản phẩm của một ngân hàng đến với các tầng lớp kinh tế, xã hội, tạo nên sự ấn tượng và niềm tin về việc đáp ứng toàn diện các nhu cầu của khách hàng, khơi dậy niềm khao khát và mong muốn được sử dụng các sản phẩm dịch vụ để trải nghiệm, thoả mãn nhu cầu tài chính của bản thân. Ngày nay, kênh chiến lược nàyluôn được các ngân hàng quan tâm khi môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt.
1.1.4.3 Năng lực tài chính
Thường được đánh giá thơng qua nguồn vốn tự có, tiềm lực tăng vốn tự có, là yếu tố dùng để bù đắp thiệt hại và đo lường sức chịu đựng của ngân hàng khi tổn thất xảy ra.Hơn nữa, đây còn là yếu tố quyết định quy mơ hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động khác như huy động vốn, đầu tư, tín dụng, dịch vụ phụ
trội,…Ngồi ra, đối với các NHTM quy mô lớn, mạng lưới giao dịch rộng khắp cũng sẽ là một lợi thế vượt trội, tạo được niềm tin hơn nơi khách hàng.
1.1.4.4 Năng lực quản trị điều hành
Hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống, có tác động và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác của nền kinh tế, vì thế bản thân hoạt động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành nghề trong xã hội. Chính vì thế, người làm trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là quản trị ngân hàng luôn phải đối đầu với những vấn đề mang tính vĩ mơ, rủi ro rất cao. Chiến lược phát triển dù được xây dựng tốt nhưng khi đưa vào thực tiễn với khả năng điều hành yếu kém cũng sẽ không thể nào đạt được kết quả như mong đợi. Năng lực quản trị điều hành mang tính chất hệ thống, phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, trình độ chun mơn của người tác nghiệp và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành khi phản ứng trước những sự thay đổi liên tục của thị trường. Năng lực quản trị điều hành thể hiện qua việc hiện thực hoá những kế hoạch phát triển thực tiễn hiệu quả từ định hướng chiến lược, tạo nên đường lối thực hiện chính xác và an tồn cho các cá nhân tham gia vào quy trình cũng như sự cởi mở và văn hố doanh nghiệp trong mơi trường làm việc.
1.1.4.5 Nguồn nhân lực
Trong bất cứ một quy trình hoạt động nào, người ta ln tìm cách hạn chế bớt sự tác động của con người để đảm bảo tính khách quan và minh bạch, điều này có thể cho thấy rằng, yếu tố con người ln là một yếu tố then chốt có ảnh hưởng lớn và rất được quan tâm. Do đặc thù ngành, việc hạn chế yếu tố con người trong hoạt động ngân hàng hiện vẫn chưa phải là giải pháp mang tính thực tế, vì thế, bên cạnh việc xây dựng hệ thống kiểm sốt bằng các quy trình, quy chế hoạt động, các ngân hàng cịn khơng ngừng đào tạo nguồn nhân lực của mình khơng chỉ là về chun mơn nghiệp vụ mà còn về đạo đức nghề nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi sự phát triển của các dịch vụ tài chính cao cấp, nhân lực ngành ngân hàng cũng phải không ngừng sáng tạo, nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguồn nhân lực có đạo đức và chun mơn giỏi sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa và giảm thiểu những
rủi ro có thể xảy ra trong q trình hoạt động, giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới và duy trì được những thành tựu, gia tăng hiệu quả hoạt động và sinh lợi cao cho chính những người sở hữu.
Vấn đề chính sách đãi ngộ đối với người lao động cũng là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay khi một bộ phận các ngân hàng thay vì đào tạo từ chính nguồn nhân lực của mình, lại sử dụng chính sách lơi kéo khơng lành mạnh đối với nhân sự cấp cao, có khả năng quản trị điều hành của ngân hàng khác, chính điều này đã tạo nên sự bất ổn trên thị trường nguồn nhân lực ngành, tạo nên sự gia tăng ảo về nhu cầu nhân sự trong khi chất lượng thì khơng đáp ứng được yêu cầu của công việc, thừa mà vẫn thiếu.
1.1.4.6 Năng lực công nghệ
Ngày nay, với sự trợ giúp của các thiết bị, công nghệ tiên tiến, con người đã cải thiện được chất lượng cũng như hiệu suất công việc rất nhiều. Ngành ngân hàng với hệ thống dữ liệu rất lớn và yêu cầu cao về khả năng xử lý nên Core Banking ngân hàng rất được quan tâm cải tiến và nâng cấp để từ đó có thể kết nối tồn diện, thực hiện đa dạng các chức năng tích hợp giúp ngân hàng cung cấp được nhiều tiện ích cho khách hàng.
Bên cạnh đó, với xu hướng mở rộng ứng dụng cơng nghệ thông tin và phát triển các giao dịch ngân hàng điện tử cũng như các công nghệ bảo mật thơng tin cũng góp phần nâng cao năng lực quản trị, giúp cho nhà điều hành bám sát được thực trạng hoạt động của ngân hàng để từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
1.2 Các mơ hình đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
1.2.1 Mơ hình DEA (Data Envelopment Analysis – Mơ hình bao dữ liệu)
DEA là một mơ hình được giới thiệu từ năm 1978 do Charnes, Cooper và Rhodes (CCR) giới thiệu, tuy nhiên mơ hình này lại có xuất phát điểm từ trước đó hơn 20 năm. Cụ thể vào năm 1957, Farrell đưa ra ý tưởng áp dụng đường giới hạn
khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả tương đối giữa các công ty trong cùng một ngành, theo đó các cơng ty đạt đến mức giới hạn sẽ được coi là hiệu quả (hơn) so với các công ty không đạt đến đường PPF. Phương pháp CCR (1978) sau đó áp dụng bài tốn tối ưu hóa tuyến tính phi tham số (non–parametric linear optimization) để xây dựng đường PPF dựa trên số liệu đã biết về một nhóm các cơng ty nhất định (decision making unit – DMU) và tính tốn điểm hiệu quả cho các cơng ty đó. Đến năm 1984, Banker, Charnes, và Cooper (BCC) cải tiến mơ hình trên bằng cách đưa yếu tố lợi tức nhờ quy mô (returns to scale) vào tính tốn, mang lại cái nhìn cụ thể hơn về tính hiệu quả của các DMU được phân tích. Từ đó đến nay, mơ hình CCR và BCC được áp dụng, phát triển một cách phổ biến trong phân tích hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế,…
Ưu điểm của mơ hình bao dữ liệu DEA là thơng dụng do các yếu tố đầu vào và đầu ra đều có thể dễ dàng tìm được, quen thuộc với người sử dụng, tuy nhiên mơ hình này cũng có nhược điểm là chỉ có tính thực tiễn và hiệu quả cao đối với các nước có nền tài chính phát triển, thơng tin số liệu phản ánh chính xác đặc điểm và diễn biến thị trường.
1.2.2 Mơ hình CAMELS
Mơ hình CAMELS là một hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình tài chính của các ngân hàng được áp dụng phổ biến tại Mỹ vào những năm 1970, đây được xem như là một chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức tài chính trên tồn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro hoạt động của các ngân hàng nói riêng và các định chế tài chính nói chung. Mơ hình xây dựng một hệ thống thang đo xoay quanh các chỉ tiêu tài chính của một tổ chức để từ đó tạo nên một bức tranh tổng thể về hiện trạng tình hình sức khoẻ của chính tổ chức đó, đồng thời có thể gợi ý cho nhà quản lý biết họ cần phải nâng cao, cải thiện yếu tố nào để giúp cho tổ chức an toàn và phát triển hiệu quả hơn. CAMELS là từ viết tắt của các từ C – Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn), A – Asset Quality (Chất lượng tài sản có), M – Management (Năng lực quản trị), E –
Earning (Khả năng sinh lợi), L – Liquidity (Khả năng thanh khoản), S – Sensitivity to market risk (Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường). Thông thường các chỉ tiêu C, A, E, và L là các chỉ tiêu định lượng và M, S là các chỉ tiêu về định tính.
Đối với ngân hàng, hệ thống CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an tồn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản. Sự an tồn ở đây được hiểu là khả năng bù đắp được các chi phí và hồn thành được các nghĩa vụ tài chính của mình với các bên có liên quan, đồng thời đo lường khả năng chịu đựng của ngân hàng trong quá trình rủi ro xảy ra. Mỗi yếu tố trong mơ hình CAMELS được xây dựng theo một thang đó có giá trị từ 1 đến 5 với mức 1 - mức đánh giá cao nhất với kết quả thanh tra tốt nhất; mức 2 - mức hài lịng với một vài sai sót khơng đáng kể; mức 3 - mức đánh giá trung bình với các ý kiến, kiến nghị; mức 4 - mức dưới cho phép, đáng lo ngại, ngân hàng sẽ bị giám sát đặc biệt; mức 5 - kết quả xấu nhất, ngân hàng sẽ ngay lập tức được kiểm soát và khắc phục ngay các tồn tại nghiêm trọng được phát hiện. Tỷ lệ điểm, mức độ thang điểm của từng cấu phần trong mơ hình CAMELS sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng nền kinh tế nơi ngân hàng hoạt động. Tất cả điểm của các cấu phần sẽ được tổng hợp để đưa ra mức điểm chung cho tổng thể ngân hàng, đây sẽ là điểm được dùng để đưa ra kết luận chung cho ngân hàng. Nếu trường hợp tổng điểm nằm trong thang xếp hạng 1 (lành mạnh về mọi mặt) và hạng 2 (lành mạnh về cơ bản), cơ quan thanh tra giám sát sẽ chỉ đưa ra một vài điểm cần lưu ý trong các cấu phần đã thanh tra. Nếu tổng điểm nằm trong thang xếp hạng 3 (có biểu hiện một vài yếu kém cần quan sát), cơ quan thanh tra giám sát sẽ đưa ra những khuyến nghị, điều chỉnh cho những cấu phần có điểm thấp, đề nghị ngân hàng khắc phục. Nếu tổng điểmnằm trong thang xếp hạng 4 (có biểu hiện thiếu an tồn), cơ quan thanh tra giám sát sẽ đưa ra danh sách các công việc cụ thể để tiến hành xử lý, đồng thời có thể sẽ là tạm ngưng một số mảng hoạt động có thời hạn đối vớiliên quan trực tiếp đến các cấu phần có điểm thấp, sai phạm nhiều trong quá trình thanh tra cho đến khi yếu kém được khắc phục. Nếu tổng điểm nằm trong thang xếp hạng