Thu thập dữ liệu sơ cấp qua các cuộc phỏng vấn

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 90 - 98)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp qua các cuộc phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn phổ biến trong các nghiên cứu định tính để thu thập các dữ liệu hay câu trả lời chính xác cho những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Phỏng vấn cũng là phương pháp hiệu quả khi cần thu thập dữ liệu khảo sát DN hoặc nghiên cứu tình huống điển hình. Trong Luận án, dữ liệu phỏng vấn DN được thu thập với mục đích giải thích thêm những luận điểm từ các kết quả tính toán dựa trên cơ sở

79

dữ liệu ICIO và các dữ liệu thống kê khác, nhằm đào sâu hơn và trả lời những câu hỏi tại sao, như thế nào.

Để dữ liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của Luận án, phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interview) với bảng hỏi. Hướng dẫn phỏng vấn, câu hỏi, chọn mẫu và xử lý dữ liệu sẽ được giải thích cụ thể trong các mục dưới đây.

3.3.2.1. Hướng dẫn phỏng vấn

Thông thường, khi tiến hành phỏng vấn, các câu hỏi mở cho phép đối tượng được nghiên cứu chia sẻ thông tin. Do đó, ngoại trừ các câu hỏi liên quan đến thông tin chung của DN được thiết kế ở dạng câu hỏi lựa chọn phương án, các câu hỏi còn lại đều được thiết kế dưới dạng câu hỏi mở. Các câu hỏi được diễn đạt bằng ngôn ngữ thông dụng, không đề cập trực tiếp đến các khái niệm như GVC, hàng hóa trung gian hay nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào GVC vì có nhiều khả năng DN được phỏng vấn không quen thuộc với các thuật ngữ này. Tất cả các câu hỏi bao gồm ý kiến thay đổi theo thời gian (điều này có thay đổi trong quá trình DN hoạt động hay không?)

Phỏng vấn được chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: thu thập dữ liệu khảo sát DN để trả lời các câu hỏi nghiên cứu về

các khía cạnh liên quan đến sự tham gia của DN vào GVC

Phỏng vấn được tiến hành trực tiếp tại các sự kiện có sự tham gia của các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách DN tham gia sự kiện. Các câu hỏi ở giai đoạn 1 chủ yếu hướng đến mục tiêu phân loại đối tượng: có tham gia hay không tham gia vào GVC, tham gia ở công đoạn nào. Ngoài ra, các câu hỏi được phân nhóm theo thứ tự các khía cạnh cần phân tích về sự tham gia của DN vào GVC như đã trình bày ở phần khung phân tích của Luận án. Các câu hỏi phụ sẽ được bổ sung trong quá trình phỏng vấn tùy vào trường hợp.

Nhóm câu hỏi tìm hiểu thông tin chung và vai trò chức năng của DN: thiết kế câu hỏi dạng lựa chọn phương án

1. Lĩnh vực kinh doanh của DN: cung cấp đầu vào nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp; chế biến nông sản; phân phối các sản phẩm nông nghiệp

2. Quy mô DN: nhỏ, vừa và lớn (được xác định qua tổng vốn đăng ký và số lượng lao động)

80

3. Loại sản phẩm chính của DN? (nông sản thô hay nông sản đã chế biến)

Nhóm câu hỏi tìm hiểu hoạt động/công đoạn mà DN Việt Nam đang phụ trách trong các GVCs lĩnh vực nông nghiệp: thiết kế dạng câu hỏi mở

4. DN có nhập khẩu hay không? Mặt hàng nhập khẩu là gì? Nhập khẩu từ thị trường nào?

5. DN hiện đang xuất khẩu hay không? Mặt hàng xuất khẩu là gì? Xuất khẩu sang thị trường nào?

Nhóm câu hỏi tìm hiểu mức độ tham gia của DN Việt Nam với các đối tác trong GVC lĩnh vực nông nghiệp

6. DN có nhập khẩu đầu vào nông nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất các mặt nông nghiệp xuất khẩu hay không?

Nhóm câu hỏi tìm hiểu về liên kết giữa DN Việt Nam và các đối tác trong GVC lĩnh vực nông nghiệp

7. DN tìm kiếm nhà cung cấp và duy trì mối quan hệ với họ như thế nào? (câu hỏi đối với DN nhập khẩu đầu vào nông nghiệp)

8. DN tìm kiếm khách hàng và duy trì mối quan hệ với họ như thế nào? (câu hỏi đối với DN xuất khẩu nông sản)

Giai đoạn 2: dữ liệu phỏng vấn một số DN điển hình được lựa chọn từ các DN tham gia phỏng vấn ở giai đoạn 1

Phỏng vấn ở giai đoạn 2 tập trung vào hai mục tiêu: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của DN vào GVC, và thu thập thông tin làm cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến nghị thúc đẩy sự tham gia của DN vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo đó, các câu hỏi hướng đến những vấn đề cụ thể mà DN phải đối mặt khi tham gia vào GVC như sau:

1. Quy mô và nguồn lực hiện tại của DN có ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm của DN hay không?

2. Chính phủ và các chính sách của chính phủ hiện hỗ trợ hay cản trở sựu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với các đối tác nước ngoài của DN?

3. DN hiện cần nguồn lực nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng? Hiện tại và trong tương lai.

81

4. DN mong muốn được Chính phủ hỗ trợ ở khâu nào trong quá trình nhập khẩu hoặc xuất khẩu?

Phỏng vấn được tiến hành thông qua gặp mặt trực tiếp hoặc điện thoại. Trước cuộc phỏng vấn, các thông tin về người phỏng vấn, chủ đề nghiên cứu của Luận án, mục tiêu của cuộc phỏng vấn sẽ được giới thiệu ngắn gọn. Điều này đảm bảo người được phỏng vấn hiểu rõ ràng để có thể cung cấp câu trả lời hoặc dữ liệu hữu ích cho các câu hỏi nghiên cứu của Luận án.

3.3.2.2. Chọn mẫu phỏng vấn

Kích cỡ mẫu: Trong khi các nghiên cứu định lượng đã thiết lập các quy tắc dựa trên

số liệu thống kê tương đối đơn giản để tính toán chính xác cỡ mẫu, thì sự phức tạp của việc xác định và đánh giá cỡ mẫu định tính lại nảy sinh từ những đặc trưng của phương pháp luận, lý thuyết, mục đích cũng như nguồn lực của các nghiên cứu định tính. Bản chất của các nghiên cứu định tính là để khám phá hoặc nghiên cứu sâu hiện tượng, Sandelowski (2008) khuyến nghị rằng kích thước mẫu định tính cần đủ lớn để cho phép mở ra “sự hiểu biết mới và có kết cấu phong phú” về hiện tượng đang nghiên cứu, nhưng đủ nhỏ để “phân tích sâu sắc, theo định hướng trường hợp”. Như vậy, với mục tiêu khám phá các đặc điểm của hiện tượng DN tham gia vào GVC – chứ không phải để lượng hóa các đặc điểm đó, vấn đề về kích cỡ mẫu của Luận án không nằm ở số lượng mà ở tính đại diện của mẫu.

Đặc biệt, với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, Luận án phân tích sự tham gia của DN vào GVC theo các danh mục (categories) – khía cạnh đã được đề xuất ở khung phân tích, đồng thời khám phá “kinh nghiệm” của những DN tham gia phỏng vấn. Do đó, mẫu nghiên cứu cần được lựa chọn dựa trên khả năng cung cấp thông tin có kết cấu phong phú, có liên quan đến hiện tượng đang được điều tra. Các yêu cầu này được đảm bảo nhờ xác định rõ ràng tiêu chí chọn mẫu và phương pháp chọn mẫu được trình bày ở dưới.

Để làm rõ hơn câu hỏi về cỡ mẫu tối ưu, tác giả áp dụng phương pháp tiếp cận phổ biến nhất trong các nghiên cứu khoa học xã hội hiện nay là nguyên tắc bão hòa. Bão hòa được hiểu điểm mà tại đó quá trình thu thập dữ liệu không còn cung cấp bất kỳ dữ liệu mới hoặc có liên quan nào nữa. Ở điểm bão hòa, việc thu thập thêm dữ liệu từ các mẫu nghiên cứu khác là không cần thiết. Trong bài báo đăng trên tạp chí khoa học xếp hạng Q1 – International Journal of Social Research Methodology, Julius và các cộng sự (2018) đã

82

xem xét một số lượng cực lớn các bài báo, chương sách và sách giới thiệu và đề xuất kích cỡ mẫu tối ưu để đạt được điểm bão hòa trong các nghiên cứu định tính. Con số đưa ra là khoảng từ 5 đến 50 mẫu nghiên cứu. Điều này, một lần nữa, phụ thuộc vào các đặc trưng của từng nghiên cứu. Đối với các nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn, kích cỡ mẫu thường nhỏ.

Tiêu chí chọn mẫu: việc chọn mẫu phỏng vấn trước hết dựa trên đối tượng nghiên

cứu của Luận án: các DN nông lâm thủy sản, chú trọng vào DN nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó, các tiêu chí chọn mẫu ở được đưa ra như sau:

- Quy mô: DN đa dạng về quy mô (siêu nhỏ, nhỏ và vừa)

- Mặt hàng cung cấp: DN hoạt động trong cả ba lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, đặc biệt đối với 10 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gạo, thủy sản, cao su, cà phê, hạt điều, tiêu, chè, sẵn, rau quả có ít nhất 01 DN đại diện trong mẫu

- Khu vực địa lý: DN phân bố đa dạng về khu vực địa lý (ở các tỉnh thành khác nhau)

Phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu phỏng vấn ở giai đoạn 1: kết hợp đồng thời các phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu theo phán đoán, chọn mẫu chủ đích và chọn mẫu ngẫu nhiên

Bước 1: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp chọn mẫu theo phán đoán Mẫu phỏng vấn là các DN tham dự hai sự kiện:

(1) Hội nghị về “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển chuỗi giá trị bền vững” tổ chức ngày 24/7/2020. Hội nghị Nằm trong khuôn khổ Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME), do USAID phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Mục tiêu của Dự án là tăng cường năng lực cho các tổ chức trung gian tại Việt Nam, như các hiệp hội DN, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, và các đơn vị xúc tiến SMEs, để thúc đẩy mối quan hệ cung-cầu giữa SMEs với các DN đầu chuỗi tại Việt Nam đồng thời nâng cao khả năng tham gia chuỗi cung ứng sản xuất của SMEs.

(2) Hội chợ nông sản Hà Nội 2020do Tập đoàn AEON Nhật Bản và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức.

Các sự kiện này được lựa chọn là địa điểm tiếp cận mẫu dựa trên phán đoán rằng: Thứ nhất, các DN tham gia vào GVC hoặc có mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh

83

của mình ra nước ngoài thường là các DN tích cực tìm kiếm cơ hội kết nối với khách hàng quốc tế và các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối đầu tư, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị là địa điểm lý tưởng để tiếp cận đa số các DN thuộc nhóm tích cực này. Thứ hai, các chương trình này sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho tác giả để phỏng vấn các DN đa dạng về quy mô, loại hình sở hữu, lĩnh vực hoạt động… từ nhiều tỉnh thành khác nhau ở Việt Nam với chi phí tiếp cận thấp nhất. Thứ ba, việc chọn mẫu từ các hội thảo và chương trình xúc tiến DN cũng giúp tiếp cận những DN cởi mở và có độ sẵn sàng cao trong việc chia sẻ thông tin.

Bước 2: từ danh sách DN tham gia sự kiện, phân loại các DN theo các tiêu chí chọn mẫu, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo các DN tham gia sự kiện đều có cơ hội được lựa chọn như nhau.

Chọn mẫu phỏng vấn ở giai đoạn 2: chọn mẫu ngẫu nhiên từ một tập xác định

Nghiên cứu một số DN điển hình được lựa chọn từ danh sách DN tham gia phỏng vấn ở giai đoạn 1. DN được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đáp ứng tiêu chí đã tham gia vào GVC trên 03 năm (tức có nhập khẩu hàng hóa trung gian nông nghiệp trong 3 năm qua, hoặc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp như hàng hóa trung gian cho các nhà sản xuất và chế biến nước ngoài). Các DN khác biệt về khu vực địa lý, quy mô và lĩnh vực hoạt động.

3.3.2.3. Phân tích dữ liệu phỏng vấn

Dữ liệu phỏng vấn phục vụ cho các phân tích định tính. Như đã biết, tính thuyết phục và chính xác của nghiên cứu định tính dựa trên dữ liệu phỏng vấn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là kỹ năng phân tích của nhà nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu. Thứ nhất, các phát hiện và kết quả không tự nhiên xuất hiện qua các bản ghi chép phỏng vấn, mà đòi hỏi một nỗ lực có chủ đích của nhà nghiên cứu để giải mã ngôn ngữ, kết hợp chúng thành một “câu chuyện” hoàn chỉnh và mạch lạc để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Thứ hai, việc lựa chọn phương pháp phân tích dữ liệu cần căn cứ vào phương pháp tiếp cận nghiên cứu và đặc điểm của dữ liệu thu thập (dữ liệu định tính hay định lượng). Khung phân tích của Luận án đã chỉ rõ các khía cạnh/danh mục phân tích từ trước (cách tiếp cận diễn dịch), từ đó dữ liệu phỏng vấn được tiến hành thu thập bám sát các mục tiêu này. Trong số các phương pháp phân

84

tích đối với dữ liệu dựa trên ngôn ngữ, phương pháp phân tích nội dung (content analysis) được sử dụng khi nhà nghiên cứu bắt đầu với một số ý tưởng về các giả thuyết hoặc chủ đề và tìm kiếm chúng trong dữ liệu đã thu thập.

Mặc dù “định lượng” không phải là mục tiêu đặt ra khi thu thập dữ liệu sơ cấp từ các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, tuy nhiên, các thống kê về tần suất các ý kiến được đề cập đến trong từng chủ đề có ý nghĩa trong việc khám phá các khía cạnh liên quan đến sự tham gia của DN ngành nông nghiệp Việt Nam vào GVC. Dữ liệu phỏng vấn có thể được trích dẫn thêm theo cách tường thuật để khám phá câu chuyện của từng DN.

Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc đã hỗ trợ việc thu thập dữ liệu đa dạng về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào GVC của DN theo từng trường hợp, DN ngành nông nghiệp tham gia vào GVC, từ đó rút ra các phát hiện mới (cách tiếp cận quy nạp). Dữ liệu phỏng vấn được trích dẫn theo cách tường thuật để khám phá câu chuyện của từng DN theo từng chủ đề. Bằng cách này, nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu quan điểm và ý kiến của các DN về tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài DN đến sự tham gia của họ vào GVC như đã mô tả trong khung phân tích

Cuối cùng, phải nhấn mạnh rằng, các nhận định và kết luận đưa ra không chỉ dựa trên kết quả phân tích dữ liệu phỏng vấn mà còn kết hợp với dữ liệu thứ cấp có nội dung liên quan đến chủ đề phân tích, nhờ đó củng cố thêm độ tin cậy và tính tổng quát.

85

Kết luận chương 3

Việc thu thập và xử lý dữ liệu trong các nghiên cứu liên quan đến sự tham gia của DN trong GVC nói chung, và chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu nói riêng, là một thách thức đối với các nhà nghiên cứu. Đầu tiên, phải khẳng định rằng, với các mối liên kết phức tạp trong GVCs, các thống kê thương mại truyền thống không cung cấp đủ cơ sở để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong lĩnh vực này, do đó, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm những phương pháp phân tích mới bao gồm cả định tính và định lượng. Các chỉ số tham gia vào GVC và bộ dữ liệu ICIO có ý nghĩa quan trọng trong việc giới thiệu một phương pháp luận thống nhất và tương đối hoàn chỉnh để nghiên cứu vai trò và vị trí của các quốc gia/ ngành kinh tế/ DN trong GVC.

Căn cứ vào phương pháp thống kê và cơ sở dữ liệu, bảng thống kê dữ liệu giá trị gia tăng thương mại và các chỉ số đo lường của OECD (TiVa) có thể xem là nguồn dữ liệu phù hợp để nghiên cứu sự tham gia của DN vào GVC. Tuy nhiên, ngay cả khi phương pháp nghiên cứu là rõ ràng, việc thu thập các dữ liệu phân tích cũng gặp nhiều khó khăn đối với các nhà nghiên cứu cá nhân hạn chế trong tính cập nhật của các bộ dữ liệu ICIO hiện hành. Do đó, để bù đắp sự thiếu hụt trong cơ sở dữ liệu TiVa, Luận

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)