Tổng hợp các phương pháp thu thập dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 36 - 38)

Một trong những đóng góp đáng kể làm rõ ràng phương pháp thu thập dữ liệu ở cấp độ DN là của Kaplinsky và Morris (2002). Hai tác giả đã giới thiệu một quy trình

25

hướng dẫn chi tiết và đầy đủ về việc thu thập dữ liệu thứ cấp cũng như sơ cấp theo từng nội dung nghiên cứu cụ thể liên quan đến SMEs và GVCs trong cuốn “Handbook for value chain research”. Nhìn chung, dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng trong các nghiên cứu về DN và GVC. Nguồn dữ liệu thứ cấp thường được thu thập từ các báo cáo, điều tra khảo sát của các tổ chức uy tín như WB, các hiệp hội DN, cơ quan bộ ban ngành của chính phủ... Tuy nhiên, trong trường hợp cần tìm hiểu các vấn đề phức tạp hơn, chẳng hạn như rào cản các DN địa phương tham gia vào GVCs, động lực hoặc lợi ích mà DN đạt được khi tham gia vào GVCs, ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào GVCs… các nhà nghiên cứu thường tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn các DN cụ thể để thu thập dữ liệu sơ cấp. Số lượng quy mô mẫu điều tra trong các nghiên cứu khá phong phú, tùy thuộc vào quy mô dự án ( dụ, OECD, 2008; ADB, 2015; Holste, 2015…).

Điển hình của một trong những dự án nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập dữ liệu với quy mô lớn được tiến hành bởi OECD năm 2008 trên 17 quốc gia thuộc nhóm G20. Nghiên cứu “Tăng cường vai trò của SMEs trong GVCs”, đã sử dụng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc với một số doanh nghiệp lớn dẫn đầu các chuỗi để xem xét ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các doanh nghiệp lớn đến vai trò của SMEs là các nhà cung cấp/nhà thầu phụ trong các GVCs thuộc năm ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu này cũng thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc dựa trên bảng hỏi với các nhóm SMEs được lựa chọn trong từng ngành ở từng quốc gia nhằm khám phá cơ hội và thách thức mà các SMEs phải đối mặt khi tham gia vào các GVCs, từ đó đề xuất chính sách hỗ trợ. Số lượng SMEs lấy mẫu nghiên cứu từ vài chục đến vài trăm, trong đó mức trung bình ghi nhận mỗi ngành khoảng 20 mẫu.

Trong khi đó, dự án của ADB có quy mô nhỏ hơn, chỉ tiến hành ở bốn quốc gia Kazakhstan, Papua New Guinea, Philippines và Sri Lanka. Ban đầu, ADB thu thập dữ liệu khảo sát các SMEs bằng cách phỏng vấn hoặc sử dụng bảng câu hỏi, chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan quản lý ở bốn quốc gia. Tuy nhiên, do tỷ lệ trả lời thấp hơn mong đợi, ADB phải làm đơn giản hóa bảng câu hỏi ban đầu và tiến hành khảo sát trực tuyến qua email dưới sự hỗ trợ của các cơ quan đối tác. Có 194 SMEs hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp, khai thác, chế biến thực phẩm, phụ tùng ô

26

tô, điện tử, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, hóa chất, xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin, viễn thông, bán buôn và bán lẻ, bất động sản cho đến dịch vụ phát triển kinh doanh, dịch vụ tài chính, du lịch… đã tham gia khảo sát này (chủ yếu ở hai quốc gia Kazakhstan và Philippines).

Có thể thấy, phương pháp quy nạp dựa trên nghiên cứu tình huống điển hình (case study hoặc stylized facts) để rút ra các nhận định, giả thuyết được sử dụng khá phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm. Thông thường, các học giả chỉ quan sát khoảng 7-10 trường hợp điển hình để phác thảo mô hình DN tham gia vào GVCs trong các ngành. Điều này có thể lý giải do hiện nay chưa có một khung lý thuyết hoàn chỉnh nào để đánh giá sự tham gia của SMEs vào GVCs. Chẳng hạn, Davide và nhóm cộng sự (2015) đã phát triển một công thức từ quan sát thực nghiệm một số doanh nghiệp ngành may mặc và ô tô để đo lường tác động của các nhân tố như mối liên kết quốc tế đến hiệu suất của các SMEs Nam Phi trong GVCs.

Gần đây nhất, trong một nghiên cứu khá nổi bật, Jan Hauke Holste (2015) gọi phương pháp phân tích của mình là “bán lý thuyết” (semi-grounded theory). Dựa trên giả định rằng các DN địa phương đều có mong muốn nâng cấp và đổi mới để tăng hiệu suất hoạt động kinh doanh của mình, Holste đưa phạm vi nghiên cứu về cấp độ DN và áp dụng lý thuyết mô hình kinh doanh để xem xét các yếu tố cho phép các công ty địa phương nâng cấp vị thế của họ trong GVCs. Cụ thể, khi phỏng vấn sâu 08 DN may mặc và máy tính/công nghệ thông tin của Đài Loan, trên cơ sở mô hình kinh doanh canvas, Holste thiết kế bảng hỏi tập trung vào chín yếu tố trụ cột tạo nên tổ chức của một DN, từ đó khám phá các nhân tố bên trong và bên ngoài, hoặc các quyết định có thể tác động đến vị thế cũng như sự thành công của công ty địa phương trong GVCs.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)