Các chuỗi giá trị nông sản và thực phẩm toàn cầu đang ngày càng được tập trung hóa xung quanh các trung tâm, đặc biệt là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu. Trung Quốc vừa là người bán hàng hóa trung gian cho sản xuất nông sản và thực phẩm ở các nước khác, vừa là người mua đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu của mình và cho nhu cầu cuối cùng của chính nước này. Châu Âu, và đặc biệt là Đức, là khách hàng quan trọng nhập khẩu các đầu vào để sản xuất phục vụ nhu cầu cuối cùng trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm có giá trị gia tăng cao. Hoa Kỳ là trung tâm mua hàng lớn nhất với mục đích phục vụ nhu cầu cuối cùng của chính mình. Trong khi đó, các
142
quốc gia đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là Châu Mỹ Lating và Châu Á là những nhà cung cấp chính hàng hóa nông sản trung gian, thường được chế biến và bán trong mạng lưới khu vực. Trong tương lai, sự lựa chọn của người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ an toàn cho sức khỏe. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các chuỗi cung ứng thực phẩm hữu cơ, mở ra cơ hội mới cho các DN trong lĩnh vực nông nghiệp.
Như đã phân tích ở trên, sự phát triển và mở rộng lĩnh vực nông nghiệp đang bị đe dọa bởi nhiều yếu tố, bao gồm quỹ đất bị thu hẹp, nguồn nước cạn kiệt, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiếu lao động nông nghiệp, tăng chi phí và những bất ổn liên quan đến sự thay đổi của thị trường quốc tế. Nhận thức ngày càng cao về những thách thức này tạo ra những thay đổi với một số bên liên quan trong GVC bao gồm nông dân, nhà sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng. Xu hướng gia tăng trách nhiệm xã hội thể hiện ở thực tế các bên tham gia trong GVC tăng cường sử dụng các nguyên liệu đầu vào hữu cơ trong chế biến, sử dụng bao bì có thể tái chế và tốt cho môi trường. Đặc biệt, trong hai năm vừa qua, ngành nông nghiệp phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do cuộc khủng hoảng Covid-19 và những hậu quả của nó. Ảnh hưởng của đại dịch COVID đã, đang và sẽ tiếp tục làm xáo trộn các chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, gây ra gián đoạn trong khâu thương mại và hậu cần logistics. Những gián đoạn này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố của hệ thống thực phẩm, từ nguồn cung sơ cấp, đến chế biến, thương mại và hệ thống hậu cần quốc gia và quốc tế, đến nhu cầu trung gian và cuối cùng. Có thể thấy, các chuỗi giá trị đối với trái cây nhiệt đới vận hành khó khăn, đặc biệt là những mặt hàng dễ hỏng nhất, đòi hỏi nhiều lao động xử lý và vận chuyển nhanh chóng, thường xuyên bằng đường hàng không và có chi phí tương đối cao. Nhu cầu đối với những sản phẩm tươi sống giảm do hạn chế đi lại các khu vực đông người như chợ truyền thống, siêu thị và nhà hàng.
Ngoài đại dịch COVID-19, chuỗi giá trị nông sản toàn cầu còn phải đối mặt với một loạt bất ổn khác. Về phía nguồn cung, những yếu tố này bao gồm sự lây lan của các loại dịch bệnh / dịch hại như bệnh Dịch tả lợn Châu Phi hoặc sự xâm nhập của châu chấu, khả năng kháng các chất kháng khuẩn ngày càng tăng, các phản ứng quy định đối với các kỹ thuật nhân giống cây trồng mới và phản ứng với các hiện tượng khí hậu
143
khắc nghiệt. Về phía nhu cầu, các nhân tố đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm là sự phát triển của các chế độ ăn lành mạnh, nhận thức về các mối quan tâm về sức khỏe và tính bền vững, và các phản ứng đối với xu hướng gia tăng bệnh béo phì ở các quốc gia phát triển.
Bên cạnh đó, các biện pháp bảo hộ mậu dịch tiếp tục làm gia tăng chi phí cho các GVCs trong lĩnh vực nông nghiệp. Các biện pháp phi thuế quan có xu hướng nghiêm ngặt hơn đối với các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm so với nhiều lĩnh vực khác và thường gây chi phí cao hơn thuế quan. Nó có thể hỗ trợ hoặc cản trở giao dịch, tùy thuộc vào định hướng chính sách của từng quốc gia. Các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng thực phẩm một mặt làm tăng niềm tin của người tiêu dùng từ đó thúc đẩy nhu cầu, nhưng mặt khác chi phí tuân thủ cao không cần thiết có thể làm tăng giá và hạn chế sự tham gia của các DN, đặc biệt là SMEs. Đây là lý do tại sao cần phải có các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế các quy định đảm bảo rằng các các biện pháp phi thuế quan tạo thuận lợi cho thương mại và sự tham gia của GVC.
Cuối cùng, việc xem xét lại các cấu trúc quản trị GVC trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm là cần thiết để đảm bảo cân bằng giữa lợi ích và cả những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại. Không thể phủ nhận, sự xuất hiện và phát triển của chuỗi giá trị nông nghiệp và thực phẩm toàn cầu góp phần cung cấp thực phẩm một cách có tổ chức và tiêu chuẩn hóa hơn cho người tiêu dùng trên toàn thế giới, cũng như tạo ra các cơ hội việc làm chính thức. Tuy nhiên, GVC cũng gây ảnh hưởng đến môi trường do việc kéo dài chuỗi cung ứng thực phẩm và tác động đến đa dạng sinh học. Để đạt được các mục tiêu bền vững trong phát triển ngành nông nghiệp, GVC cần đi kèm với các khoản đầu tư có trách nhiệm để làm cho lợi ích của nó trở nên bao trùm hơn, quan tâm đến sinh kế của các hộ gia đình, đặc biệt là người nghèo ở các quốc gia có thu nhập thấp.
5.2. Thuận lợi và khó khăn đối với DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp