Nghiên cứu lợi ích khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với doanh

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 31 - 33)

nghiệp ở các quốc gia đang phát triển

Khi xem xét các tài liệu nghiên cứu về DN trong GVC, chúng ta có thể thấy một sự thay đổi lớn trong trọng tâm đối tượng nghiên cứu. Trước đây, các học giả chủ yếu tập trung sự chú ý vào các DN dẫn đầu chuỗi (thường là các MNCs hoặc các công ty lớn). Điều này xuất phát từ thực tế rằng, GVCs được thúc đẩy bởi các MNCs nhằm tìm kiếm hiệu quả sản xuất, tận dụng nguồn lực bên ngoài, tăng cường tiếp thị và quan hệ quốc tế (Kaplinsky & Moris, 2002). Tuy nhiên, trải qua ba thập kỷ, ngày càng có nhiều DN quy mô nhỏ ở các quốc gia đang phát triển hoặc có mức thu nhập thấp tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà nghiên cứu bắt đầu hướng sự quan tâm của mình đến các DN có quy mô nhỏ hơn hoạt động trong chuỗi. Kết quả, từ thập niên

20

90 đến nay chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng các nghiên cứu liên quan đến chủ đề sự tham gia của DN địa phương hoặc SMEs ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển vào GVC (Jones và Kierzkowski, 1990; Arndt và Kierzkowski, 2001; Sturgeon và cộng sự, 2009; Edakkandi, 2012; Menaka và Ganeshan 2015; Holste, 2015; OECD, 2008 - 2017; ADB, 2015 - 2020…). Các công trình nghiên cứu thường tập trung vào một số khía cạnh chính như sau: (1) đánh giá tác động của GVC đến các DN địa phương (hay lợi ích của DN khi tham gia vào GVC); (2) xác định cách thức và mức độ tham gia của DN trong GVC; (3) khám phá các nhân tố tác động đến sự tham gia của DN vào GVC.

Sturgeon và cộng sự (2009) phân loại DN tham gia trong GVC thành hai nhóm chính: công ty dẫn đầu và nhà cung cấp. Các công ty dẫn đầu tập trung vào phát triển sản phẩm và thương hiệu, tiếp thị, phân phối và đôi khi là sản xuất giai đoạn cuối, chẳng hạn như lắp ráp cuối cùng. Các nhà cung cấp tập trung vào việc bán các sản phẩm và dịch vụ liên quan, nhiều trong số đó là kết quả của các hoạt động chuỗi giá trị mà các công ty dẫn đầu đã quyết định thuê ngoài. Các mạng lưới sản xuất này cho phép các nhà cung cấp tận dụng lợi thế của nền kinh tế về quy mô và phạm vi, đồng thời mang lại lợi ích tiết kiệm chi phí và tính linh hoạt cho các công ty dẫn đầu (Sturgeon và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, lợi ích được phân chia không đồng đều giữa các DN tham gia trong chuỗi. Một số lập luận rằng lợi ích này chủ yếu tích lũy cho các công ty lớn hơn hoặc NMCs, trong khi SMEs vẫn đang phải đấu tranh để hưởng lợi từ các cơ hội do GVC mang lại (González, 2017).

Các nghiên cứu gần đây cung cấp nhiều bằng chứng rằng việc tham gia thành công vào các GVC có thể mang lại sự phát triển ổn định cho các DN ở các quốc gia đang phát triển hoặc quốc gia có thu nhập thấp. Thứ nhất, các công ty nhỏ có thể duy trì được giá trị chuỗi mặc dù cạnh tranh toàn cầu ngày càng khắc nghiệt. Thứ hai, các DN trong nước có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh nhờ việc hưởng các đơn đặt hàng thường xuyên, từ đó, cho phép họ tích lũy vốn và có thể mở rộng (Gereffi, 1999). Thứ ba, GVC giúp các công ty nhỏ ở các quốc gia đang phát triển học hỏi kiến thức, tiếp nhận công nghệ và đổi mới từ đó cải thiện hiệu suất (Hausmann, 2014).

21

Trong nhiều ngành kinh tế, mối liên kết với các DN từ các nước công nghiệp hóa trong GVC đã đem lại những chuyển biến tích cực cho các DN ở các quốc gia đang phát triển. Cụ thể, các mối quan hệ hợp tác sâu rộng giữa các công ty tạo điều kiện thúc đẩy quá trình: chia sẻ kiến thức, công nghệ và đầu vào (Storper, 1997); phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu toàn cầu (Canina, et al., 2005); đạt được mức xuất khẩu lớn hơn nhờ hiệu quả tập thể (Schmitz, 1995) cũng như nâng cao tính cạnh tranh. Menaka và Ganeshan (2015) khi tiến hành khảo sát 234 nhà xuất nhập khẩu – chủ yếu là SMEs của Malaysia hoạt động trong lĩnh vực dệt may, thức ăn, đồ uống, gỗ và sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện, phụ tùng ô tô, đã chỉ ra rằng sự phát triển mạnh mẽ của các công ty ở các quốc gia đang phát triển Châu Á là nhờ tham gia vào GVCs và các hiệp định thương mại tự do (FTAs).

Bên cạnh đó, tác động hai chiều của GVC đến các DN trong nước cũng đã được phân tích. DN trong nước có thể có được cả công nghệ và kỹ năng quản lý khi họ tham

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)