Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 62)

toàn cầu

Một loạt các nghiên cứu tập trung vào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào GVC của các DN ở các quốc gia thuộc khu vực Châu Á, tiêu biểu là nghiên cứu của Harvie, Narjoko, & Oum, (2010) và ADBI (2015, 2020), đã phân loại hai nhóm nhân

51

tố ảnh hưởng đến quá trình DN hội nhập vào GVC. Hai nhóm nhân tố này gồm: nhân tố bên trong DN – hay nhân tố thuộc về đặc điểm của DN; và nhân tố bên ngoài DN – hay nhân tố thuộc về đặc điểm quốc gia.

2.3.2.1. Nhân tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp

Kết quả của tất cả các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian qua cho thấy rằng về các yếu tố liên quan đến DN như năng suất lao động cao, quy mô DN lớn, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và năng lực công nghệ cao là quan trọng đối với DN, đặc biệt năng lực công nghệ có tính quyết định đối với SMEs, để họ có thể tham gia vào GVC và tăng mức độ tương tác của họ trong mạng lưới GVC.

Năng suất của DN là một yếu tố quan trọng thúc đẩy việc tham gia vào GVC. Chỉ những DN có năng suất cao mới có thể trở thành nhà xuất khẩu bằng cách vượt qua các chi phí thâm nhập thị trường xuất khẩu như nghiên cứu thị trường và quảng cáo. Đồng thời, khi DN có năng suất cao, sản xuất dư thừa so với nhu cầu ở thị trường nội địa thì họ sẽ có xu hướng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là DN có năng suất thấp thì không thể tham gia vào GVC. Các DN này vẫn có thể tham gia gián tiếp vào GVC bằng cách trở thành nhà cung cấp cho các công ty xuất khẩu khác (có thể là các nhà cung cấp cấp một, hoặc MNCs).

Rõ ràng, quy mô DN ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tham gia vào GVC của các DN. Các SMEs gặp khó khăn hơn trong việc tham gia vào GVC so với các doanh nghiệp lớn vì một số lý do. Thứ nhất, SMEs đang ở trong tình thế bất lợi do sản xuất và kinh doanh ở quy mô nhỏ, điều này khiến họ khó khai thác các lợi ích phát sinh từ lợi thế quy mô. Thứ hai, SMEs bị hạn chế nhiều hơn về sự sẵn có của các nguồn lực khác nhau, bao gồm cả nguồn lực tài chính và nhân lực, được yêu cầu để giải quyết các chi phí cố định, chẳng hạn như thu thập thông tin thị trường để tham gia vào GVC. Trong trường hợp nguồn lực tài chính, chẳng hạn, những tổ chức cho vay như ngân hàng thích giao dịch với các công ty lớn, có xu hướng vay các khoản tín dụng lớn, do chi phí xử lý đơn xin vay ít nhiều đều như nhau bất kể quy mô của các DN. Hơn nữa, rủi ro tín dụng có xu hướng cao hơn đối với các SMEs so với các DN lớn.

Tuổi đời của DN cũng có mối tương quan với sự tham gia vào GVC. Các công ty thành lập và hoạt động nhiều năm có khả năng cạnh tranh cao hơn vì họ đã tồn tại trong

52

cuộc cạnh tranh khắc nghiệt. Họ đã tích lũy kinh nghiệm, cũng như thu được thông tin hữu ích về các nguồn thu mua đầu vào hay các điểm đến cho sản phẩm đầu ra của họ, điều này sẽ giúp họ tiếp cận mạng lưới GVC. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ưu điểm của các DN mới thành lập là sự linh hoạt so với các công ty cũ trong việc áp dụng các quy chuẩn trong mô hình sản xuất mới như GVC, để tồn tại và phát triển trên thị trường.

Quyền sở hữu là yếu tố tiếp theo có tác động đến sự tham gia của DN vào GVC. Sở hữu nước ngoài (thông qua các hình thức đầu tư) đối với DN có khả năng tương quan thuận với sự tham gia vào GVC. Điều này có thể dễ dàng lý giải bởi các nhà đầu tư, đặc biệt là MNCs khi thành lập công ty liên kết nước ngoài đều hướng đến mục tiêu xây dựng GVC. Các MNCs thiết lập cơ sở sản xuất ở các nước đang phát triển, nơi các sản phẩm được lắp ráp, sản xuất với các đầu vào nhập khẩu và sau đó xuất khẩu ra thị trường toàn cầu. Rất hiếm trường hợp các MNC không xuất khẩu mà chỉ bán tại thị trường trong nước tiếp nhận đầu tư, lúc này DN có quyền sở hữu nước ngoài nhưng không tham gia vào GVC. Ngược lại sở hữu của chính phủ dự kiến sẽ có tác động tiêu cực đến sự tham gia của GVC vì các DN do chính phủ sở hữu có xu hướng hoạt động kém hiệu quả và năng suất thấp do thiếu cạnh tranh và hạn chế ngân sách.

Việc tham gia vào GVC đòi hỏi DN phải có năng lực công nghệ và kỹ năng quản lý cao. Để trở thành một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu, DN sẽ phải đáp ứng trình độ kỹ thuật cao được yêu cầu bởi các MNCs, chẳng hạn như các tiêu chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, DN phải sở hữu các giấy phép và chứng nhận quốc tế. Điều này làm gia tăng áp lực đối với việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh phức tạp. Bên cạnh đó, yếu tố năng lực quản lý có tác động đáng kể đến khả năng tăng năng suất cho SMEs. Cụ thể, khả năng và năng lực của người dẫn đầu DN trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại của một DN khi đổi mới, sáng tạo và tăng trưởng kinh doanh. Đáng tiếc, nhiều DN Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu truyền thống. Tư duy tìm kiếm thị trường mới, cải tiến chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu để tiếp cận những phân khúc có giá trị cao chưa được chú trọng trong định hướng kinh doanh của các cấp quản lý DN.

53

Tiếp cận tài chính là một yếu tố quan trọng để khắc phục chi phí thương mại khi DN tham gia vào GVC. Các nhà xuất khẩu cần tài trợ thương mại để trả cho các chi phí biến đổi bao gồm chi phí hàng hóa trung gian và nhân công vì doanh thu từ bán hàng xuất khẩu có xu hướng trễ hơn trong một thời gian tương đối dài so với doanh thu nội địa. Đặc biệt, các khoản tín dụng có thể giúp DN tháo gỡ khó khăn về vốn trong các trường hợp hàng hóa bị trả lại, thu hồi do không phù hợp quy cách, các khoản phạt do vi phạm luật lệ… Do đó, khả năng tiếp cận tín dụng các DN, đặc biệt là SMEs tham gia vào GVC dễ dàng hơn.

2.3.2.2. Nhân tố thuộc về đặc điểm quốc gia

Nếu chỉ nhắc đến các yếu tố nội tại DN là chưa đủ, khả năng để các DN ở các nước đang phát triển nhanh chóng áp dụng công nghệ mới, học hỏi, đổi mới và tối ưu hóa sản xuất của mình phụ thuộc rất nhiều vào môi trường hoạt động. Môi trường bên ngoài quyết định lớn đến chi phí sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, do đó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở sự tham gia của các DN vào GVC. Môi trường bên ngoài được quyết định bởi các yếu tố liên quan đến quốc gia, cụ thể sự cởi mở với thương mại và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự sẵn có của lao động có tri thức, cơ sở hạ tầng phát triển tốt, hệ thống logistics hiệu quả được xem là những yếu tố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào GVC cũng như tăng mức độ tham gia của DN. Các thuộc tính này đặc biệt quan trọng đối với các SMEs.

Mức độ mở cửa với thương mại và đầu tư là nhân tố đầu tiên cần phải nói đến. Trong thế giới GVC, khả năng cạnh tranh xuất khẩu có mối liên hệ rõ ràng với việc tiếp cận với hàng nhập khẩu trung gian có giá cạnh tranh. Việc hạn chế nhập khẩu không khuyến khích sự tham gia của GVC vì chúng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện mua sắm hiệu quả và họ làm giảm động cơ xuất khẩu. Hơn nữa, chi phí hải quan như thuế nhập khẩu hoặc thủ tục hải quan không hiệu quả sẽ tăng chi phí với các quy trình sản xuất liên quan đến nhiều cửa khẩu (OECD, 2013a). Các quy tắc, tiêu chuẩn và quy định quốc tế giúp các giao dịch liên quan đến GVC trở nên dễ dàng hơn.

Sự cởi mở với FDI thúc đẩy sự tham gia của GVC giữa các doanh nghiệp vì trong môi trường FDI cởi mở, các MNCs được thu hút để thực hiện đầu tư và xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh tại các quốc gia khác. FDI vốn là động lực chính trong xây dựng các

54

chuỗi sản xuất toàn cầu, có xu hướng rất nhạy cảm với các rào cản chính sách. Môi trường kinh doanh đáng tin cậy, công bằng và minh bạch là chìa khóa cho các hoạt động kinh doanh tích cực, bao gồm cả thương mại quốc tế và FDI. Do đó, việc tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại ưu đãi thúc đẩy sự tham gia của DN trong nước vào GVC.

Nguồn nhân lực và đào tạo: Tầm quan trọng của bí quyết công nghệ và kỹ năng cao của người lao động đối với các DN đã được nhấn mạnh ở trên. Như vậy, sự sẵn có của nguồn lao động có trình độ học vấn cao là một yếu tố quan trọng đối với các DN khi muốn tham gia vào GVC. Lao động có kỹ năng có tác động tích cực đến giá trị gia tăng được tạo ra bởi DN, đặc biệt là khả năng đổi mới và nâng cấp của DN trong GVC.

Cơ sở hạ tầng phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh bao gồm thương mại quốc tế và FDI. Thật vậy, sự sẵn có của cơ sở hạ tầng phát triển tốt như hệ thống giao thông đã được đã góp phần vào việc mở rộng thương mại và FDI, vì nó làm tăng kết nối vật lý giữa các quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, hạ tầng cơ sở hạ tầng cung cấp điện nước, công nghệ thông tin… có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển vì đó là một trong những nhân tố thu hút FDI

Ngoài ra, sự sẵn có của dịch vụ hậu cần hiệu quả và đáng tin cậy cho phép các DN tham gia vào GVC vì nó giảm chi phí thương mại. Hoạt động logistics cho phép kết nối các đối tác trong GVC để tối ưu hóa quá trình vận chuyển và cung ứng từ khâu nguyên liệu ban đầu đến khâu phân phối sản phẩm cuối cùng.

2.4. Kinh nghiệm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp

Hai quốc gia được lựa chọn để nghiên cứu bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là Ấn Độ và Thái Lan. Lựa chọn này không phải là ngẫu nhiên mà dựa trên sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc điểm của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở các quốc gia này với Việt Nam.

Thứ nhất, cả ba quốc gia đều là nằm trong khu vực Châu Á, với khí hậu và các tài nguyên thiên nhiên đất đai nguồn nước dồi dào, phù hợp để phát triển các mặt hàng nông nghiệp nhiệt đới. Trong đó, Thái Lan và Việt Nam là đối thủ cạnh tranh trên thị trường

55

toàn cầu về xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản cùng loại, chẳng hạn như gạo, trái cây và rau củ. Đối với mặt hàng gạo, trong những năm gần đây sản phẩm gạo của Thái Lan được đánh giá cao hơn về chất lượng so với mặt bằng chung các sản phẩm gạo của Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ đều là những quốc gia đang phát triển, cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế. Đặc biệt ở Ấn Độ, năm 2019, đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP lên đến 16%, con số này thấp hơn một chút ở Việt Nam – 14% (WB, 2020). Cũng theo số liệu của WB, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp lên đến hơn 40% dân số của quốc gia.

Thứ ba, đặc trưng của các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ở cả ba quốc gia là sự tồn tại song song của các chuỗi chính thức và chuỗi không chính thức. Ngay cả khi mô hình chuỗi chính thức đang có xu hướng gia tăng trong những năm qua, thì đối tượng tham gia chủ yếu trong đó vẫn là hàng triệu hộ nông dân và hàng ngàn DN quy mô nhỏ lẻ. Họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có thể cung cấp những sản phẩm đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật khi tham gia vào GVC. Do đó, việc tìm hiểu là những giải pháp chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự tham gia của các DN ở các quốc gia này vào các GVC có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ra các hàm ý chính sách cho Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ hơn nữa sự tham gia của DN trong nước vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.4.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ

2.4.1.1. Thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi giá trị ngành sữa ở Ấn Độ

Sữa là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị và được sản xuất nhiều nhất trên toàn thế giới. Ngành sữa hiện phục vụ hơn 7 tỷ người tiêu dùng và cung cấp sinh kế cho khoảng 1 tỷ người sống trên các trang trại bò sữa. Sữa và các sản phẩm từ sữa chiếm khoảng 14% thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp toàn cầu. Mặc dù đầu tư toàn cầu trong lĩnh vực sữa hiện nay được ghi nhận là cao nhất là ở Châu Âu và Mỹ, nhưng trong tương lai ngành công nghiệp này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững hay không lại thuộc vào các nước đang phát triển. Họ sở hữu 3/4 số lượng bò sữa trên thế giới và cũng là thị trường có tốc độ tiêu thụ và phát triển nhanh nhất đối với các sản phẩm sữa. Sản xuất sữa hiệu quả và bền vững ở các nước này có thể đóng vai trò lớn trong việc nuôi dưỡng dân số ngày càng tăng của thế giới.

56

Ấn Độ hiện là một trong những quốc gia sản xuất sữa số lượng lớn trên thế giới. Từ một quốc gia phải nhập khẩu sữa, sản lượng sữa sản xuất ở Ấn Độ tăng mạnh từ thập niên 90. Với tổng sản lượng đạt 60,2 nghìn tấn. hiện nay Ấn Độ đóng góp khoảng 16% tổng sản lượng sữa toàn cầu, trong đó dẫn đầu cung cấp sữa trâu và chỉ đứng sau Hoa Kỳ về sản lượng sữa bò (đóng góp 9,5% sản lượng sữa bò thế giới). Tuy nhiên, trước khi đạt được đến thành công này, Ấn độ nói chung và các DN hoạt động trong lĩnh vực sữa ở Ấn Độ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Thứ nhất, lượng khí thải nhà kính từ hoạt động chăn nuôi quá lớn đòi hỏi chi phí cao để xử lý các tác hại đến môi trường xung quanh, đặc biệt là suy thoái đất, nước, ô nhiễm, tổn thất đa dạng sinh học, mất diện tích rừng. Chi phí để xử lý các hệ quả môi trường này thường vượt quá khả năng của các DN nhỏ. Chưa kể họ cũng thiếu hụt các kiến thức và kỹ năng liên quan.

Thứ hai, thiếu hụt nguồn thức ăn đủ dinh dưỡng dẫn đến giống nuôi có năng suất thấp.Việc sử dụng các chất bổ sung (thức ăn giàu protein và năng lượng) đặc biệt quan trọng đối với động vật nuôi lấy sữa, vì quá trình sản sinh sữa đòi hỏi tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Trong khi đó, các nhà sản xuất sữa quy mô nhỏ thường không thể cung cấp các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cao như ngũ cốc, dầu hạt và khoáng chất. Sản lượng sữa của họ phụ thuộc chủ yếu vào các biến động theo mùa về chất lượng và số lượng thức ăn tự nhiên.

Thứ ba, DN thường yếu kém về năng lực công nghệ để gia tăng năng suất, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và đảm bảo được chất lượng sản phẩm trong quá

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)