Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 76 - 79)

Sự thành công của Ấn Độ và Thái Lan trong việc thúc đẩy DN trong nước mở rộng và gia nhập vào GVC có thể giải thích bởi nhiều lý do, từ cách tiếp cận đổi mới trong tư duy hoạch định chính sách của chính phủ đối với ngành nông nghiệp, chính

65

sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên tham gia trong chuỗi giá trị, đến vai trò hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế. Một số bài học hữu ích mà các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể học hỏi như sau:

Thứ nhất, các quốc gia đang phát triển muốn tham gia vào các GVC cần ý thức được hai cách tiếp cận để gia nhập vào các GVC: (1) thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và (2) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước gia nhập vào GVCs. Chỉ khi xem nông nghiệp là ngành mũi nhọn, chính phủ Ấn Độ và Thái Lan mới có thể đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong việc ban hành và thực thi các chính sách. Trong đó, chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng để tận dụng các tác động lan tỏa mà nguồn vốn này mang lại, chủ yếu thông qua các lợi thế về công nghệ, thực hành quản lý và tổ chức, góp phần kích thích năng suất trong sản xuất và chế biến nông sản.

Thứ hai, sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi là yếu tố quyết định đến sự phát triển đồng bộ và bền vững của chuỗi. Mô hình tổ chức HTX có khả năng tập hợp hàng triệu hộ nông dân với nhau, khắc phục yếu điểm quy mô sản xuất manh mún thường thấy trong sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển. Đồng thời, mô hình này đảm bảo phát triển bền vững cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, tạo khả năng đàm phán, cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, kết nối giữa DN và nông dân là một trong những giải pháp quan trọng để duy trì tính liên tục cho chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất đến chế biến và phân phối ra thị trường (tức kết nối giữa đầu vào và đầu ra).

Thứ ba, hệ thống các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng là một phần không thể thiếu trong đối với các DN muốn tham gia vào GVC, đặc biệt là trong những chuỗi nông sản giá trị cao. Điều này làm gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ các DN sản xuất nội địa đạt các chứng nhận uy tín trong canh tác nông nghiệp. Ở cả Ấn Độ và Thái Lan, chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức NGOs để đào tạo và hướng dẫn nông dân, DN thay đổi tư duy và phương thức canh tác nhằm đạt được các yêu cầu về sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

66

Kết luận chương 2

Có thể thấy, khung lý thuyết về GVC đã phát triển tương đối hoàn thiện cung cấp một hiểu biết rõ ràng về cách thức tổ chức, hoạt động và mối liên kết giữa các đối tượng tham gia trong chuỗi. So với các GVCs trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, GVC trong lĩnh vực nông nghiệp có những điểm đặc trưng khác biệt nhất định. Quản lý các mạng lưới nông sản toàn cầu là rất phức tạp, không chỉ đơn thuần phân chia dựa trên quyền sở hữu, hay bởi sức mạnh thống trị của một hay một nhóm doanh nghiệp tùy thuộc vào cấu trúc chuỗi, mà còn dựa trên lợi ích chung mà thành viên trong chuỗi cùng chia sẻ. Bài học thành công của Thái Lan và Ấn Độ cho thấy ngoài chính sách hỗ trợ của chính phủ, đầu tư vào công nghệ, thì yếu tố tiên quyết là sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả doanh nghiệp dẫn đầu chuỗi, nông dân, chính quyền địa phương và quốc gia, cũng như các tổ chức hỗ trợ phi chính phủ.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng phát triển của các chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu là tất yếu. Cách tiếp cận phân tích cấu trúc chuỗi giá trị trong phát triển nông nghiệp có thể giúp xác định điểm yếu trong chuỗi và hành động để gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu sâu vào chuỗi giá trị ngành ở Việt Nam để phát hiện những trở ngại, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp vào các chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu là cần thiết, liên quan chặt chẽ đến mục tiêu phát triển bền vững và duy trì sự thịnh vượng cho quốc gia.

67

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)