Phân tích với cơ sở dữ liệu ICIO

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 116 - 121)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Thực trạng tham gia của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp Việt Nam vào

4.2.2.1. Phân tích với cơ sở dữ liệu ICIO

Trước hết, cần phân biệt sự tham gia của các DN Việt Nam vào hoạt động thương mại quốc tế truyền thống với việc tham gia vào các GVCs. Trong mô hình thương mại truyền thống, DN đơn thuần nhập khẩu giá trị gia tăng nước ngoài để phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, hoặc xuất khẩu giá trị gia tăng nội địa cho các ngành công nghiệp nước ngoài sử dụng để sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước đó. Trong khi đó, mô hình GVC là mô hình sản xuất có sự tham gia của ít nhất hai quốc gia vào các công đoạn sản xuất để tạo ra một sản phẩm cuối cùng. Do đó, các DN Việt Nam được xem

105

là đã tham gia vào các GVCs trong lĩnh vực nông nghiệp nếu như: (1) DN nhập khẩu đầu vào là hàng hóa và dịch vụ trung gian từ nước ngoài (giá trị gia tăng nước ngoài) để sản xuất các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu – tức tham gia vào liên kết ngược (backward GVC participation); (2) DN xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trung gian (thuộc phần giá trị gia tăng nội địa) được các đối tác nước ngoài sử dụng làm đầu vào để sản xuất – tức tham gia vào liên kết xuôi (forward GVC participation).

(1) Đánh giá mức độ tham gia của DN ngành nông nghiệp Việt Nam vào GVC

Nhìn chung, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng trong giai đoạn 2008 -2015, từ 3613,8 triệu năm 2008 lên 6253,7 triệu USD năm 2015. Ngoại trừ hai năm 2008 và 2013 chứng kiến sự sụt giảm giá trị xuất khẩu do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu làm giảm mức tăng trưởng và chi tiêu của các nền kinh tế nói chung, và ảnh hưởng nặng nề đến sự tăng trưởng của thương mại toàn cầu.

Đơn vị: Triệu USD

Biểu đồ 4.7. Cơ cấu FVA & DVA trong tổng xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cơ sỏ dữ liệu TiVA 2018

Trong giai đoạn 2008 – 2015, trung bình khoảng 30% giá trị xuất khẩu của các DN ngành nông nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu hàng hóa trung gian từ các nhà cung cấp ở nước ngoài (FVA). Thông thường, các quốc gia mở cửa tự do hóa thương mại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn sẽ có xu hướng tỷ lệ FVA khá cao. Tuy nhiên, trong

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 FVA 1216.1 813.3 1110.4 1751.3 1891.4 1873.2 2182.3 1982.6 DVA 2397.6 2016.5 2484.4 3741.6 4598.4 4248.8 4878.8 4271.1 EXGR 3613.8 2834.8 3594.8 5492.9 6489.8 6122 7061.1 6253.7 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 FVA DVA

106

cơ cấu tổng giá trị xuất khẩu của các DN ngành nông nghiệp Việt Nam, tỷ lệ DVA luôn ở mức cao gần gấp đôi FVA, chiếm đến 70% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Có thể nói, các DN nông lâm thủy sản trong nước đã có đóng góp nổi bật vào tổng giá trị xuất khẩu của ngành, chứ không phải DN nước ngoài (điều này phù hợp với thống kê xuất khẩu theo loại hình DN ở biểu đồ 4.6). Mặc dù trong điều kiện mức độ mở cửa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế. Cụ thể, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn FDI ở Việt Nam.

Nhìn chung, chỉ số tham gia vào GVC của nông nghiệp Việt Nam đã tăng trong giai đoạn 2008 – 2015, tuy nhiên diễn biến không đồng đều qua các năm. Sự suy giảm chỉ số tham gia vào GVC trong hai năm 2009 và 2012 như đã lý giải trước đó, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Ngoài ra, trong giai đoạn này, chỉ số tham gia vào liên kết ngược cao gấp đôi chỉ số tham gia vào liên kết xuôi. Điều này cho thấy các DN nông lâm thủy sản trong nước có xu hướng tham gia sâu về phía nguồn cung ứng trong GVCs (sourcing side).

Đơn vị: %

Biểu đồ 4.8. Chỉ số tham gia vào GVC của ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ cơ sở dữ liệu TiVA 2018

Chỉ số tham gia vào liên kết xuôi của các DN ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2015 đạt mức trung bình là 17,2%. Điều này có nghĩa, 17,2% tổng giá trị xuất

33.7

28.7 30.9 31.9 29.1 30.6 30.9 31.7 14.3

17.8 16.8 16.5 16.4 18 17.8 19.9

2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5

107

khẩu nông nghiệp là giá trị xuất khẩu hàng hóa trung gian được đối tác sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu. Hay nói cách khác, khoảng 17,2% xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam có liên quan đến các chuỗi giá trị toàn cầu phức tạp.

Kết hợp với số liệu thống kê thương mại của nông nghiệp Việt Nam với các nước trên thế giới (bảng 4.1 và bảng 4.2), có thể nhận định phân ngành có chỉ số liên kết xuôi cao nhất là lâm nghiệp, trong khi phân ngành có chỉ số liên kết ngược cao nhất là chăn nuôi và thủy sản với tỷ lệ nhập khẩu lớn các đầu vào là phân bón, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu phục vụ chế biến.

Bảng 4.8. Chỉ số vị trí trong GVC của ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GVC_pos -0.16 -0.09 -0.11 -0.12 -0.10 -0.10 -0.11 -0.09

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ cơ sở dữ liệu TiVA 2018

Chỉ số vị trí trong GVC cho thấy các DN ngành nông nghiệp Việt Nam có xu hướng chuyên môn hóa ở các bước hạ nguồn trong chuỗi, cụ thể là sản xuất và phân phối.

Đơn vị: Triệu USD

Biểu đồ 4.9. Cơ cấu các thành phần DVA có trong tổng xuất khẩu nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2015

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cơ sở dữ liệu TiVA 2018

1879.5 1511.7 1881.5 2836.7 3532.9 3147.1 3620.2 3028.2 515.2 502.6 601.1 901.5 1061.6 1097.8 1254 1239 2.9 2.2 1.8 3.4 3.9 3.8 4.6 3.9 2397.6 2016.5 2484.4 3741.6 4598.4 4248.8 4878.8 4271.1 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Direct DVA In-direct DVA Re-imported DVA

108

Quả thực, xem xét biểu đồ 4.9, phần lớn giá trị DVA nằm ở xuất khẩu sản phẩm cuối cùng hoặc hàng hóa trung gian được hấp thu trực tiếp bởi đối tác nhập khẩu (Direct DVA). Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp theo hình thức thương mại truyền thống hiện vẫn chiếm đa số, chứ không phải hoạt động trong GVC.

Phải nhấn mạnh rằng, để có thể tham gia hiệu quả bằng cách trực tiếp xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới nói chung (bao gồm cả giao dịch thương mại truyền thống và các giao dịch trong GVC), đòi hỏi phải sự phát triển của lĩnh vực chế biến để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ các nguyên liệu nông sản thô. Công đoạn chế biến không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng giá trị cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu, mà còn góp phần giảm thiểu tỷ lệ hao phí nguyên liệu. Tuy nhiên quy mô và công suất của các DN chế biến nông lâm thủy sản hiện chưa tương xứng với sản lượng của ngành. Cho đến nay, DN cả nước đang vận hành khoảng 7.500 cơ sở chế biến nông sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu với tổng công suất khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản mỗi năm. Các DN này tập trung phát triển tại một số khu vực như Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải ven biển. Trong khi đó các tỉnh miền núi, đặc biệt miền núi phía Bắc chưa có nhiều DN chế biến. Đây là một trong những nguyên nhân gây thất thoát và lãng phí nguyên liệu nông sản sau thu hoạch do không được vận chuyển đến nhà máy kịp thời.

Bên cạnh đó, công nghệ chế biến thực phẩm của các DN nông lâm thủy sản có độ chênh lệch cao giữa các ngành nghề, thường tập trung chủ yếu vào các dự án thu hồi vốn nhanh như chế biến nông sản, bia rượu đồ uống, chế biến thuỷ sản. Một số ngành hàng có tỷ lệ chế biến rất thấp là rau quả, thịt, trứng với khối lượng đưa vào chế biến chỉ chiếm 5 - 10% sản lượng hằng năm (ví dụ, hiện ở Việt Nam có khoảng 150 doanh nghiệp chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế trên 1.000.000 tấn sản phẩm/năm). Theo số liệu của Bộ Công Thương, có đến 70% máy móc cơ giới hoá, trang thiết bị phụ trợ công nghiệp chế biến NLTS của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến việc nâng cấp máy móc, trang thiết bị gặp nhiều khó khăn. Đây là một phần nguyên nhân dẫn tới tổn thất sau thu hoạch của nông sản Việt trung bình

109

từ 10 – 20%, có ngành hàng thậm chí lên tới 30% (rau, quả, sắn). Điểm yếu trong khâu chế biến và đóng gói là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp NLTS Việt Nam chỉ mới thành công trong việc xuất khẩu nông sản thô và các mặt hàng tươi sống.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)