Các phát hiện chính

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 142 - 145)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Tóm tắt các phát hiện chính và thảo luận

4.4.1. Các phát hiện chính

Có thể thấy, toàn cầu hóa và sự phát triển của thương mại quốc tế đã tạo cơ hội cho các DN ở Việt Nam tham gia sâu rộng vào các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Mặc dù giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trung gian trong lĩnh vực nông nghiệp tăng đều qua các năm, song cơ cấu mức độ tham gia của DN Việt Nam vào GVC đo bằng tỷ lệ tham gia vào liên kết xuôi và tỷ lệ tham gia vào liên kết ngược không biến động nhiều. Tỷ lệ DVA cao cùng với kết quả khảo sát DN cho thấy, các doanh nghiệp NLTS Việt Nam hiện đang tham gia vào GVC với vai trò là nhà cung cấp đầu vào làm nguyên vật liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, gia dụng, xơ sợi và nhiên liệu. Trong đó, các DN ngành thực phẩm là đối tượng sử dụng nguyên liệu nông nghiệp của DN Việt Nam nhiều hơn cả.

131

Tùy thuộc vào năng lực và quy mô của mình, các DN Việt Nam có thể tích hợp vào các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu thông qua hai cách: thứ nhất, tham gia trực tiếp bằng cách xuất khẩu nông sản cho các đối tác nước ngoài; thứ hai, tham gia gián tiếp bằng cách trở thành nhà cung cấp cho các công ty xuất khẩu trong nước. Cách thứ nhất phù hợp với các DN lớn có nguồn lực để đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất, thu gom, chế biến nông sản quy mô lớn và đặc biệt có năng lực tiếp cận thị trường nước ngoài. Ngược lại, cách thứ hai thường phổ biến đối với đa số các DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ hiện nay ở Việt Nam. Thay vì tự mình xuất khẩu, họ có thể cung cấp sản phẩm cho các công ty nội địa có quy mô lớn hơn, hoặc các đại lý xuất khẩu hay MNCs. Cả hai phương thức đều yêu cầu các DN không chỉ phải kiểm soát tốt hoạt động sản xuất, thương mại và phân phối để đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, tiết kiệm chi phí, mà hơn thế nữa, các DN cũng phải thích ứng với các tiêu chuẩn và quy định an toàn và chất lượng nghiêm ngặt tại các thị trường khác nhau.

Các DN Việt Nam có xu hướng thực hiện đồng thời chức năng sản xuất và chế biến. Tự phát triển nguồn cung nguyên liệu nông sản cho các nhà máy chế biến của mình giúp DN kiểm soát tốt hơn quy trình và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần gia tăng quy mô, DN thường sẽ hợp tác với nông dân để thu mua nguyên liệu nông nghiệp.

Liên kết giữa DN Việt Nam với các đối tác trong GVC ngày càng chặt chẽ hơn, được quy định bởi các hợp đồng mua bán sản phẩm nông nghiệp. Trong mối liên kết với khách hàng, DN đóng vai trò bị động, phải tuân thủ các yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Các yêu cầu này không chỉ liên quan đến các điều khoản cơ bản trong hợp đồng (số lượng, thời gian, phương thức thanh toán), tiêu chuẩn an toàn đối với sản phẩm, mà đôi khi cả về nhà thầu phụ (nhà cung cấp đầu vào). Ngược lại, trong mối quan hệ với nhà cung cấp đầu vào – chủ yếu là liên kết với nông dân và các hộ sản xuất nhỏ trong nước, họ ở vị thế chủ động hợp tác và điều phối hoạt động. Hai loại hình liên kết phổ biến giữa DN Việt Nam và các đối tác trong GVC là loại liên kết kiểu thị trường (đặc trưng bởi giao dịch giao ngay) và liên kết phụ thuộc (sản xuất theo đơn hàng).

Mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận là hai lợi ích được các DN Việt Nam đề cập nhiều nhất từ kết quả của việc tham gia vào GVC lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh

132

đó, một số DN sau quá trình tham gia vào GVC đã cải thiện được năng lực sản xuất, kỹ năng lao động và ứng dụng kiến thức cũng như công nghệ mới vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Nhìn chung, các DN Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn cả từ nội tại lẫn bên ngoài trong quá trình hội nhập vào GVCs trong lĩnh vực nông nghiệp.Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả đánh giá tác động của các nhân tố đến sự tham gia của DN Việt Nam vào GVCs trong lĩnh vực nông nghiệp. Ba mức độ ảnh hưởng được xác định dựa trên ý kiến của DN tham gia phỏng vấn và luận cứ từ dữ liệu báo cáo liên quan, bao gồm: Nhóm (1): nhân tố gây trở ngại hoặc hạn chế hiệu quả tham gia vào GVC của DN; Nhóm (2): nhân tố có ảnh hưởng tương đối tích cực trong việc thúc đẩy DN tham gia vào GVC; Nhóm (3): nhân tố có tác động rất tích cực đến việc thúc đẩy DN tham gia vào GVC.

Bảng 4.12. Tác động của các nhân tố đến sự tham gia của DN vào GVC trong giai đoạn 2008 - 2019

Nhân tố

Mức độ tạo thuận lợi để tham gia vào GVCs (1) (2) (3) Nhân tố thuộc về đặc điểm DN Quy mô DN x

Nguồn nhân lực và kỹ năng

quản lý x Năng lực công nghệ x Nhân tố thuộc về đặc điểm quốc gia Chính sách thương mại x

Các tiêu chuẩn quốc tế x

Hỗ trợ tài chính x

Đào tạo NNL x

Hạ tầng logistic x

Hệ thống CNTT và Internet x

133

Cần phải nhấn mạnh rằng, rào cản quan trọng đối với các DN ở các nước đang phát triển nói chung, và đối với các DN Việt Nam nói riêng khi tham gia vào GVCs là thiếu môi trường cho phép hỗ trợ về thể chế và cơ sở hạ tầng, nguồn lực sẵn có và sự phối hợp hiệu quả trong chuỗi giá trị. Đặc biệt, các nhà sản xuất quy mô nhỏ gặp bất lợi vì họ có ít vốn để đầu tư, sử dụng các kỹ thuật truyền thống, phụ thuộc vào lao động gia đình và thiếu liên hệ với các công ty/thị trường (quốc tế). Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở các quốc gia mới nổi và các quốc gia đang phát triển, cũng như mức sống ngày càng cao của người tiêu dùng toàn cầu đã làm tăng nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao hơn trong ngành bán lẻ và các sản phẩm chế biến tiện lợi ở các khu vực đô thị. Do đó, DN Việt Nam sẽ cần phải có những điều chỉnh cả trong hành động và tư duy để có thể tham gia hiệu quả hơn vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao trong GVCs lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)