2.4.2.1. Thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ
Khái niệm về sản phẩm hữu cơ có thể được quy định khác nhau ở từng quốc gia, song về cơ bản, nông nghiệp đó là: (1) các sản phẩm cây trồng không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, phân bón tổng hợp hoặc phân bón bùn thải, không bị thay đổi bởi kỹ thuật di truyền; (2) các sản phẩm động vật hữu cơ đến từ các động vật được cho ăn 100% thức ăn hữu cơ và được nuôi mà không sử dụng hormone tăng trưởng hoặc kháng sinh trong môi trường nơi chúng có thể tiếp cận ngoài trời. Giá trị gia tăng của thực phẩm hữu cơ cao hơn so với thực phẩm thông thường, không chỉ bởi nó sử dụng những nguyên liệu đầu vào và cách thức sản xuất tốt nhất, mà còn bởi chất lượng trong khâu chế biến.
60
Mặc dù, thực phẩm hữu cơ đáp ứng tất cả các yêu cầu về sức khỏe và an toàn đối với người tiêu dùng, song việc phát triển lĩnh vực này hiện còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Dưới đây là những trở ngại chính mà DN thường gặp phải khi trong việc phát triển các chuỗi giá trị nông sản hữu cơ trên quy mô toàn cầu:
- Nguồn gốc thực phẩm và khoảng cách địa lý giữa nơi sản xuất với người tiêu dùng: nguồn gốc của thực phẩm hữu cơ đảm bảo cả về giá trị cũng như niềm tin của khách hàng. Tuy nhiên, rất khó để bảo vệ tính toàn vẹn và minh bạch của chuỗi giá trị thực phẩm hữu cơ khi mà khoảng cách giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng ngày càng tăng. Ngoài ra, việc xuất khẩu thực phẩm hữu cơ từ quốc gia này sang quốc gia khác gặp phải thách thức trong chi phí do khoảng cách vận chuyển quá xa cùng với những đòi hỏi nghiêm ngặt liên quan đến công nghệ bảo quản.
- Quy mô trang trại và khả năng hợp tác: phần lớn các trang trại hữu cơ là nhỏ, thuộc sở hữu của nông dân hoặc DN gia đình bị hạn chế quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, việc loại bỏ các chất bảo quản khiến các mặt hàng càng dễ hỏng và thời hạn sử dụng ngắn cũng. Thách thức này đặc biệt rõ ràng trong các lĩnh vực như sữa, thịt, trái cây và rau quả, trong đó quy mô và mối liên kết với hoạt động chế biến là rất quan trọng. Hơn nữa, sản xuất và phân phối thực phẩm hữu cơ đòi hỏi nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực. Điều này đòi hỏi một sự hợp tác sâu sắc hơn giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị thực phẩm, cụ thể giữa các DN sở hữu nguồn lực với nông dân và các trang trại sản xuất.
- Chuyển đổi mất thời gian: ngay cả khi các nhà sản xuất quyết định chuyển đổi sang hữu cơ, quá trình chuyển đổi không đơn giản hoặc tức thời. Thông thường họ phải: tìm hiểu các phương pháp và quy trình canh tác mới; nông trại hữu cơ trên đất được canh tác trong ít nhất ba năm (giai đoạn chuyển tiếp); có sự kiểm tra định kỳ, toàn diện của các cơ quan bên thứ ba; đăng ký với các văn phòng địa phương hoặc quốc gia hiện hành; lệ phí cao tùy thuộc vào quy mô của trang trại. Chưa kể, sau khi một nhà sản xuất đã được chứng nhận hữu cơ, nó yêu cầu kiểm tra liên tục từ bên thứ ba để đảm bảo đất đai và sản xuất của trang trại tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ. Điều này có nghĩa là một khi một nhà sản xuất vượt qua nhiều thách thức về kỹ thuật và tài chính
61
để chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, họ vẫn phải chờ vài mùa (từ hai đến bốn, tùy thuộc vào cơ quan chứng nhận) trước khi sự thay đổi có thể được đền đáp.
2.4.2.2. Kinh nghiệm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi và tham gia vào chuỗi giá trị gạo hữu cơ ở Thái Lan
Nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Thu nhập xuất khẩu chiếm 60% tổng GDP, trong đó xuất khẩu nông sản chiếm khoảng 20% tổng giá trị. Trong số các nông sản, gạo đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Thái Lan, chiếm đến 15% GDP. Theo số liệu của Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan (2018), quốc gia này hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất gạo (đóng góp 4% sản lượng toàn cầu) và đứng thứ hai (sau Ấn Độ) về xuất khẩu với thị phần khoảng 20%. Gạo Thái Lan được coi là một loại gạo chất lượng tốt, có thể được chứng minh bằng cách so sánh với giá FOB trung bình của Thái Lan (398 USD) với hai nước xuất khẩu lớn khác là Ấn Độ (389 USD) và Việt Nam (373 USD).
Chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan có bốn công đoạn chính: thu mua đầu vào, sản xuất, phân phối lúa và phân phối gạo xay xát.
Sơ đồ 2.5. Cấu trúc chuỗi giá trị ngành gạo ở Thái Lan
Nguồn: Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan, 2018
Hầu hết nông dân mua hạt giống từ các đại lý hạt giống trong khu vực địa phương, hoặc Trung tâm lúa cộng đồng cung cấp hạt giống cho nông dân. Ngay sau khi thu hoạch, nông dân bán ruộng của họ cho thương lái, các nhà máy gạo ở các khu vực gần đó. Các đơn vị xay xát bán gạo xay của họ cho các nhà xuất khẩu gạo thông qua các
62
trung gian môi giới. Thông thường, những người mua lớn như nhà xuất khẩu và bán buôn sẽ yêu cầu trung gian môi giới thu gom gạo xay xát với số lượng lớn đáp ứng yêu cầu cụ thể về chất lượng. Tuy nhiên, một số nhà máy xay xát quy mô lớn, có đầy đủ các thiết bị như máy phân loại màu và máy đóng gói, họ có thể bán gạo trực tiếp cho người mua là các nhà bán buôn, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài.
Bắt đầu từ năm 2008, chính phủ Thái Lan đã xây dựng Chiến lược gạo quốc gia hướng tới mục tiêu tăng trưởng và tạo ra giá trị cao hơn cho các chuỗi giá trị ngành gạo ở quốc gia này. Thái Lan đặt mục tiêu tất cả các sản phẩm gạo phải là sản phẩm an toàn vào năm 2022, 60% là sản phẩm hữu cơ vào năm 2027. Chính phủ muốn quảng bá các sản phẩm giá trị cao để xuất khẩu thay vì các sản phẩm chính như gạo xay xát như bình thường để tránh sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã (MOAC) đã đưa ra hai nhóm chính sách chính bao gồm:
Chính sách sản xuất:
1) Thiết lập kế hoạch tái cấu trúc nhằm giảm sản lượng phù hợp với nhu cầu: các vùng trồng lúa hiện tại được phân thành hai vùng chính: vùng thích hợp và vùng không phù hợp để xác định chiến lược canh tác và loại cây trồng.
2) Giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm: phương pháp thực hành nông nghiệp tốt và các công nghệ thích hợp sẽ được chuyển giao rộng rãi cho nông dân và DN sản xuất.
3) Quảng bá các sản phẩm giá trị gia tăng: chính phủ cung cấp các khóa đào tạo, hỗ trợ thiết bị đóng gói và phát triển thương hiệu...
Chính sách tiếp thị:
1) Chiến lược định hướng thị trường được nhấn mạnh: mục tiêu sản xuất sẽ được thiết lập để phù hợp với nhu cầu trước khi trồng.
2) Thúc đẩy kết hợp kinh doanh và thiết lập nền tảng thị trường điện tử: tạo điều kiện đàm phán giá giữa DN với các nhà xay xát địa phương cũng như tổ chức các khóa đào tạo về cách phát triển nền tảng thị trường điện tử.
3) Quảng bá sản phẩm thị trường ngách: gạo cho thị trường ngách bao gồm gạo hữu cơ, gạo chỉ dẫn địa lý (GI), gạo dinh dưỡng, gạo màu, gạo giống bản địa và gạo cho ngành chế biến thực phẩm.
63
Để khắc phục trở ngại về quy mô nhỏ lẻ trong sản xuất, các cánh đồng lúa nhỏ trong cùng một khu vực được hợp nhất như một trang trại lớn trong khi quyền sở hữu không thay đổi. Mục tiêu của hệ thống khuyến nông dựa trên khu vực là đạt được lợi thế quy mô kinh tế nhằm tăng sức mạnh thương lượng của nông dân. Từ đó, chi phí sản xuất cho mỗi nông dân nhỏ trong khu vực sẽ giảm nhờ giá nguyên liệu đầu vào đàm phán được thấp hơn và giá nông sản bán ra ổn định hơn. Điều này cũng thuận tiện cho chính phủ trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo hay hỗ trợ nông dân liên kết với DN và người mua.
Bên cạnh đó, Thái Lan đã nỗ lực để hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn về sản xuất gạo bao gồm cả tiêu chuẩn nội địa cũng như tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2016, Bộ Thương mại Thái Lan đã phân loại lại các tiêu chuẩn gạo Hom Mali để phục vụ thị trường xuất khẩu sau khi các tiêu chuẩn hiện tại đã tồn tại trong gần 20 năm. Theo đó, loại gạo chất lượng tốt nhất là gạo “Thai Hom Mali”, hướng tới thị trường cao cấp với thành phần phải có ít nhất 92% gạo Thái Hom Mali. Gạo chất lượng trung bình được gọi là “Thai jasmine rice” là thương hiệu gạo đóng vai trò cạnh tranh trực tiếp và mạnh nhất với gạo Campuchia và Việt Nam. Bộ Nông nghiệp hiện cũng đang thúc đẩy xuất khẩu các loại gạo mới để đáp ứng cho các thị trường cấp thấp hơn, mở ra nhiều lựa chọn hơn cho những người mua. Ngoài ra, khách hàng có thể đặt các đơn hàng theo yêu cầu. Điều này làm tăng tính cạnh tranh cho các DN xuất khẩu gạo của Thái Lan nhờ tăng khả năng đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng quốc tế.
Hai trường hợp thành công đặc biệt trong phát triển chuỗi giá trị gạo hữu cơ ở Thái Lan là tỉnh Surin và Yasothon (Donaldson và Moore, 2018). Một trong những chính sách mang lại hiệu quả to lớn ở tỉnh Yasothon là chính sách khắc phục vấn đề liên quan đến năng suất sản xuất và sự chậm trễ chuyển đổi phương thức canh tác gạo hữu cơ. Thống đốc tỉnh đã tạo ra một loại hình trung bình – được gọi là “nông nghiệp an toàn”. Theo đó, nếu không thể loại bỏ hoàn toàn phân bón hóa học, nông dân được hỗ trợ để sử dụng ít phân bón hóa học hơn và sử dụng nó hiệu quả nhờ áp dụng chính xác vào đúng thời điểm và đúng quy trình để tối đa hóa tác động. Điều này cho phép chính phủ thành lập một nhóm lớn nhà sản xuất canh tác nông nghiệp an toàn, và sau đó có thể từ từ chuyển sang canh tác hữu cơ hoàn toàn. Sáng kiến này đạt hiệu quả rõ
64
rệt trong việc hạn chế sử dụng hóa chất và thu về năng suất cao hơn. Thông qua những nỗ lực này, số lượng nông dân hữu cơ và an toàn của tỉnh tăng lên rõ rệt, từ con số ít ỏi 10 thành viên lên 2.000 thành viên và 40.000 rai đất nông nghiệp. Năm 2015, với sáng kiến trung tâm sản xuất gạo hữu cơ, chính quyền tỉnh Yasothon đã tăng mức hỗ trợ tài chính cho việc mở rộng số lượng các nhà sản xuất gạo hữu cơ và tăng diện tích sản xuất gạo hữu cơ. Các nhóm nông dân hữu cơ của tỉnh sẵn sàng làm việc với chính phủ - ví dụ, họ đã sử dụng các thành viên có kinh nghiệm của các nhóm để giảng dạy và hỗ trợ các nhóm mới.
Đối với tỉnh Surin, điểm nổi bật là vai trò đặc biệt quan trọng của NGOs được thành lập từ những năm 1980 trong việc điều kiện cho sự chuyển đổi sang trồng lúa hữu cơ. Trong hơn 2 thập kỷ hoạt động, các tổ chức này cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo miễn phí, giúp nông dân làm quen với nông nghiệp hữu cơ và bắt đầu phổ biến một tập hợp các thực hành tốt nhất cho canh tác hữu cơ. Nhờ vậy, nông dân sản xuất nhỏ đã thành công đáng kể trong việc nâng cấp thành sản xuất hữu cơ để cung cấp cho thị trường nông nghiệp quốc gia và toàn cầu. Một trong những tổ chức phi chính phủ có đóng góp tích cực vào việc chuyển đổi canh tác hữu cơ cho các nhà sản xuất tỉnh Surin có thể kể đến như (Woranoot 2009).
Bên cạnh đó, các tổ chức này đã giúp giải quyết xung đột vốn tồn tại từ thập niên 80 đến nay giữa các bên trong chuỗi giá trị, chẳng hạn như xung đột giữa các nhà sản xuất và nhà máy xay xát về chi phí, giải quyết các nút thắt cổ chai và phân phối lợi nhuận công bằng (Doner 2009). Nhiều nhóm nông dân hữu cơ ở Surin được thành lập để chống lại sức mạnh mà thương nhân và chủ sở hữu nhà máy bằng cách mua và vận hành các nhà máy của riêng họ (Chamontri 2009). Đặc biệt, mạng lưới NGOs dày đặc đã giúp kết nối các DN sản xuất nhỏ Thái Lan với thị trường quốc tế. Chẳng hạn, họ đã liên hệ với các tổ chức phi chính phủ quốc tế để tiếp thị các sản phẩm hữu cơ, thúc đẩy bán gạo Fair Trade cho châu Âu và Hoa Kỳ (Bangkok Post 2005).