Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và có bề dày lịch sử lâu đời nhất trong số các ngành nghề lĩnh vực kinh tế. Ngành nông nghiệp (agriculture sectors) bao gồm các hoạt động liên quan đến công việc trồng trọt, chăn nuôi và thu hoạch các loại cây trồng, vật nuôi cũng như động vật khác từ các trang trại, hoặc môi trường sống tự nhiên của chúng. Tại Việt Nam, căn cứ theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế, ngành nông nghiệp được hiểu bao gồm các phân ngành: nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và thủy sản.
Về cơ bản, ngành nông nghiệp có thể chia thành bốn phân ngành chính, đó là: 1) trồng trọt (Crops/ cereals husbandry); 2) chăn nuôi (livestock/animal husbandry); 3) đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (fisheries and aquaculture); 4) lâm nghiệp (agro-
37
forestry). Bản thân các phân ngành này lại bao gồm nhiều phân ngành nhỏ khác nhau như nương rẫy và rau quả, trồng hoa, thủy sinh, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản… chưa kể các phân ngành nhỏ này còn liên quan chặt chẽ với các ngành công nghiệp chế biến, như chế biến thức ăn gia súc hay trích ly dầu thực vật. Mỗi một phân ngành thường bao gồm một loạt các quy trình phụ thuộc lẫn nhau từ phát triển giống cây trồng và vật nuôi, cung ứng đầu vào, tổ chức nông dân, sản xuất nông nghiệp, thu gom, chế biến, cung cấp công nghệ chế biến và xử lý, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tài chính cho đến các hoạt động phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng.
Nông nghiệp ở các nước đang phát triển thường được đặc trưng bởi các chuỗi giá trị kép hoạt động song song cho cùng một sản phẩm: chuỗi không chính thức (chuỗi truyền thống), và chuỗi chính thức (chuỗi hiện đại).
Sơ đồ 2.2. Phân loại chuỗi giá trị nông nghiệp
Nguồn: The transformation of Agri-Food Systems, McCulloughet al., 2008, p. 17
Những chủ thể có quy mô nhỏ thường tham gia vào các chuỗi không chính thức cung cấp sản phẩm cho các trung gian địa phương và sau đó đến các cửa hàng địa phương. Các giao dịch trong chuỗi không chính thức có quy mô nhỏ, được điều chỉnh thông qua các giao dịch thị trường giao ngay liên quan đến một số lượng lớn các nhà bán lẻ và nhà sản xuất nhỏ. Thông thường, trong các chuỗi đơn giản, nhà sản xuất và người mua chỉ trao đổi thông tin về giá - thường mâu thuẫn trong mục tiêu. Đặc trưng
38
của sản phẩm cung cấp trong các chuỗi này là số lượng ít với chất lượng thấp, kết quả đem về lợi nhuận không đáng kể cho các chủ thể tham gia.
Trong khi đó, các chuỗi giá trị chính thức (chuỗi hiện đại), bao gồm cả chuỗi nội địa lẫn chuỗi xuất khẩu, cung cấp cùng một sản phẩm với chất lượng tốt hơn hoặc đồng đều hơn, từ các trang trại lớn hoặc tập hợp các nhóm nông dân nhỏ một cách có tổ chức đến các nhà bán buôn thương mại và từ đó đến các siêu thị hoặc nhà xuất khẩu. Trong nhiều trường hợp, thuật ngữ “chuỗi giá trị nông sản” và “chuỗi cung ứng nông sản” hiện đại có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Cả hai thuật ngữ này đều đề cập đến