Hàm ý cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 164 - 172)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.3. Một số hàm ý về chiến lược và chính sách

5.3.1. Hàm ý cho doanh nghiệp

Trước hết, cần phải hiểu rằng lợi nhuận mà DN Việt Nam thu được từ việc tham gia vào GVCs trong lĩnh vực nông nghiệp đến từ việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sơ cấp hoặc sản phẩm qua chế biến. Để thúc đẩy lợi nhuận, đảm bảo năng lực cạnh tranh và phát triển trên thị trường toàn cầu, các DN cần gia tăng giá trị cho các mặt hàng nông nghiệp mà họ cung cấp. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung giá trị gia tăng cho nông sản?

Thông thường, quá trình này liên quan đến việc đạt được các chứng nhận chất lượng quốc tế, hoặc liên kết chặt chẽ hơn với thương nhân, nhà chế biến hoặc nhà bán lẻ nước

153

ngoài. Đồng thời, quá trình gia tăng giá trị đòi hỏi bản sắc và tính đặc biệt của sản phẩm phải được thiết lập tại điểm xuất xứ và được duy trì khi nó di chuyển dọc theo chuỗi giá trị. Để đạt được điều này, đòi hỏi đầu tư vào các kỹ năng và vốn cần thiết để giúp các DN vượt qua những hạn chế ở thị trường nội địa và cho phép tăng năng suất và tăng trưởng giá trị gia tăng. Các quá trình này gắn chặt với sự nâng cấp của DN trong GVC. Do đó, tầm nhìn chiến lược dài hạn cho DN Việt Nam là nên tập trung vào việc nâng cấp lần lượt ở tất cả các cấp – từ nâng cấp quy trình đến sản phẩm, sau đó là nâng cấp chức năng và liên ngành. Lưu ý rằng các chiến lược nâng cấp quy trình đôi khi cũng là chiến lược nâng cấp sản phẩm, và bất kỳ chiến lược nâng cấp nào của DN cũng được hỗ trợ thông qua tăng cường liên kết giữa DN với các đối tác trong chuỗi giá trị.

Dưới đây là các đề xuất cụ thể về chiến lược để doanh nghiệp nâng cấp trong GVC – tức bổ sung giá trị cho các sản phẩm xuất khẩu của mình:

(1) Đầu tiên, các doanh nghiệp NLTS cần phải cải thiện ở khâu sản xuất, đổi mới quy trình canh tác thực hành nông nghiệp tốt để tạo ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn

quốc tế cũng như yêu cầu của khách hàng.

Canh tác truyền thống không chỉ năng suất thấp mà còn gây tác động xấu đến môi trường, mà còn cản trở DN tham gia vào thị trường nông nghiệp toàn cầu, đặc biệt là những thị trường phát triển như EU, Mỹ, Nhật. Đổi mới phương thức canh tác phải bắt đầu bằng việc nắm vững kiến thức về con giống, tuân thủ các tỷ lệ và yêu cầu về dinh dưỡng qua từng giai đoạn phát triển, thay vì nuôi trồng theo kinh nghiệm. Trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, rất nhiều SMEs được thành lập bởi những người không có chuyên môn sâu và kiến thức về nông nghiệp. Để khắc phục điểm yếu này, DN có thể mời các chuyên gia tư vấn để tham vấn để học hỏi các phương thức canh tác mới.

Các phương pháp canh tác theo chiều dọc (vertical farming) như khí canh và thủy canh không chỉ tăng năng suất cây trồng, mà còn giải quyết được các vấn đề như thiếu không gian (quỹ đất) để trồng trọt, giảm chi phí vận chuyển. Việc trồng trong các không gian kín giúp DN sản xuất dễ dàng điều chỉnh các điều kiện môi trường, tránh được các tác động của khí hậu trong tự nhiên, từ đó giảm việc sử dụng các hóa chất tổng hợp. Các sản phẩm thu hoạch đảm ứng tốt hơn nhu cầu về dư lượng các thành phần hóa học. Đồng

154

thời, phương pháp này cũng giúp nhà sản xuất kiểm soát các yếu tố dinh dưỡng để thúc đẩy năng suất, thâm canh liên tục nhưng ko gây hại đến môi trường.

Cần nhấn mạnh rằng, thách thức quan trọng nhất đối với các DN kinh doanh nông nghiệp là nâng cao chất lượng — và loại bỏ danh tiếng về chất lượng thấp của các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, cả trên thị trường trong nước và quốc tế. DN cần chủ động tìm hiểu và áp dụng các quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt, áp dụng kỹ thuật vào nuôi trồng để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đạt được chứng nhận quốc tế. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể xuất khẩu sang các thị trường có lợi nhuận cao như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Trong số các chứng nhận quốc tế, chứng nhận GlobalGAP có thể xem là quan trọng nhất bởi mức độ phổ biến của nó. Một minh họa về sự lan truyền của các tiêu chuẩn riêng là số lượng nhà sản xuất được chứng nhận GlobalGAP. Con số này tăng gấp sáu lần trong hai mươi năm qua, từ khoảng 20.000 vào giữa những năm 1990 đến khoảng 120.000 trong năm 2011 (Maertens và Swinnen, 2015). Đến nay, GlobalGAP đã có sự tham gia của hơn 100 tổ chức chứng nhận đến từ hơn 80 quốc gia khác nhau. Theo tiêu chuẩn GlobalGap (với 252 tiêu chí kiểm soát, trong đó có 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ ở mức 95%, 89 tiêu chí được khuyến nghị nên thực hiện), người sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát từ khâu canh tác đến thu hoạch, chế biến bao gồm toàn bộ thông tin trong quá trình sản xuất như làm sạch đất, chọn giống cây trồng vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Ngoài ra, GlobalGap cũng đề cập đến các tiêu chí khác như: Phúc lợi cho người lao động, độ tuổi lao động, lao động trẻ em, vấn đề bảo vệ môi trường...

(2) DN cần chủ động tìm hiểu và ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

Giải pháp này không phải mới mẻ, nhưng khi đề cập đến yêu cầu đổi mới công nghệ, các DN có quy mô nhỏ thường ngần ngại bởi nhiều lý do. Thứ nhất, thay đổi công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao. Thứ hai, nếu đội ngũ lao động không đủ trình độ kĩ thuật để tiếp nhận công nghệ thì rất khó khăn trong quá trình vận hành và chuyển đổi. Thứ ba, họ đã quen thuộc với quy trình và công nghệ sản xuất vốn để cung cấp những mặt hàng như cũ với các khách hàng lâu năm. Điều này dẫn đến một vòng lặp nhân quả là DN nhỏ không có nguồn lực đầu tư vào công nghệ nên không thể mở rộng sản xuất kinh doanh và

155

gia tăng lợi nhuận, sau đó chính điều này quay trở lại là nhân tố cản trở họ đổi mới. Tuy nhiên, các DN cần xác định đây là thử thách tất yếu mà họ cần vượt qua để phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này nhấn mạnh đến nhận thức của DN về vai trò chủ động của mình trong việc tìm kiếm các giải pháp giải quyết khó khăn về vốn và hạn chế trong nguồn nhân lực, thay vì chờ đợi những hỗ trợ từ phía bên ngoài (nhà nước hay các tổ chức quốc tế).

Đối với DN trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt, các công nghệ mới được ứng dụng trong canh tác có thể kể đến là sử dụng con giống năng suất cao, hệ thống nhà màng, hệ thống tưới nước tự động, hệ thống đèn led kích thích tăng trưởng cây trồng…. Công nghệ tưới nhỏ giọt đặc sắc của Israel (hiện đã được áp dụng nhiều ở Việt Nam) về bản chất không chỉ mang lại sự tiện lợi khi đưa nước (cùng phân bón, dưỡng chất…) tới tận mỗi gốc cây, mà vượt lên trên vấn đề kỹ thuật, giải pháp này góp phần giải quyết ba thách thức toàn cầu về nông nghiệp là bảo tồn nguồn nước, tối ưu hóa đất trồng, an ninh lương thực. Ứng dụng công nghệ tưới nước được quản lý thông qua thiết biết bị di động, chỉ với cú pháp cài đặt sẵn, ở bất kỳ địa điểm nào người sản xuất cũng có thể điều khiển hệ thống tưới nước cho cây trồng.

Đối với các DN trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, tìm hiểu và xây dựng hệ thống nông nghiệp tuần hoàn có thể là một giải pháp công nghệ quan trọng. Nuôi côn trùng cung cấp bổ sung nguồn dinh dưỡng cho động vật không chỉ giảm chi phí nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và hỗ trợ sản xuất chăn nuôi, mà còn giảm được lượng phát thải khí nhà kính. Điều này giúp DN đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường khi hợp tác với các khách hàng trong các chuỗi cung ứng bền vững.

Hiện nay, cây trồng và vật nuôi phải đối mặt với hạn hán và nhiệt độ khắc nghiệt ngày càng tăng do các hậu quả của biến đối khí hậu. Ngay cả khi động thực vật có thể tồn tại trong những điều kiện mới này, các chất dinh dưỡng cung cấp cho chúng đang trở nên khan hiếm hơn. Cần có những giải pháp mới để làm cho cây trồng và vật nuôi cứng cáp hơn, cho phép chúng thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn và sử dụng tốt hơn các chất dinh dưỡng mà chúng có thể tiếp cận. Chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các loại protein mới tăng khả năng chống chịu của cây trồng và vật nuôi đối với nhiệt độ khắc nghiệt, sâu bệnh và bệnh tật.

156

Đối với các DN có hoạt động chế biến nông lâm thủy sản, việc đầu tư vào công nghệ chế biến là cách thức hiệu quả để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị cho sản phẩm xuất khẩu. Các công nghệ chế biến được sử dụng đến nay trong nông nghiệp rất đa dạng, từ khâu làm sạch và phân loại, sấy khô và bảo quản, đóng gói và xay xát, sử dụng sản phẩm phụ, sưởi ấm và làm mát, làm lạnh bằng tủ lạnh và bảo quản lạnh. Ngoài ra, các công nghệ mới nổi trong chế biến nông sản như phân tích năng lượng và dị ứng, mô hình mạng nơron và mô hình CFD

(3) DN có thể chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn như sản phẩm nông nghiệp an toàn và hữu cơ

Canh tác hữu cơ là một hệ thống tổng thể dựa trên các phương pháp thực hành đúng đắn, tập trung vào các chiến lược phòng ngừa các tác động xấu đến sản phẩm nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi từ sản xuất các mặt hàng truyền thống sang các sản phẩm hữu cơ đòi hỏi DN có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, đầu tư đúng mực vào công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, điều này xứng đáng bởi các sản phẩm hữu cơ thường có giá cao hơn ít nhất từ 10- 40% và thậm chí gấp vài lần so với giá các sản phẩm tương tự được sản xuất theo cách thông thường.

Các bước mà DN có thể xem xét để thực hiện tốt hơn quá trình chuyển đổi từ canh tác thông thường sang sản xuất các sản phẩm hữu cơ tuần tự như sau:

Bước 1: tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nông nghiệp hữu cơ và các tiêu chuẩn canh tác hữu cơ. Vì hệ thống sản xuất hữu cơ dựa trên tri thức, nên những DN tham gia và các nhà sản xuất chuyển tiếp phải làm quen với các thực hành nông nghiệp bền vững và lành mạnh. Các nhà sản xuất chuyển tiếp cần được chuẩn bị để đọc thông tin thích hợp, tự tiến hành các thử nghiệm và tham gia các sự kiện đào tạo chính thức và không chính thức.

Bước 2: Xác định các nguồn lực sẽ giúp DN chuyển đổi thành công. Giữa bể kiến thức và thông tin, một chuyên gia có khả năng cung cấp cho các nhà sản xuất kiến thức, kinh nghiệm thực tế và gợi ý các tài liệu đọc thích hợp có thể giúp DN rút ngắn thời gian. Các chuyên gia có kinh nghiệm có thể xác định một số thách thức quan trọng nhất mà DN sẽ phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng hữu cơ. Họ cũng có thể giúp tìm nguồn nguyên liệu sản xuất khó tìm. Các DN cũng nên liên hệ với các kỹ

157

sư nông nghiệp, bác sĩ thú y và các nhà tư vấn tài chính và nông nghiệp khác, để tìm hiểu cách cải thiện các phương thức canh tác hiện tại của họ.

Bên cạnh đó, internet là một nguồn thông tin có giá trị, đặc biệt là đối với những nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ mới. Nhiều tài liệu đọc có sẵn từ nhiều tổ chức hữu cơ / sinh thái như Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ Canada (OACC), Mạng lưới Khu vực Hữu cơ Canada Đại Tây Dương (ACORN), Người trồng hữu cơ Canada (COG), Hiệp hội Hữu cơ được Chứng nhận của Anh Columbia (COABC), Dịch vụ Thông tin Nông nghiệp Bền vững Quốc gia / Chuyển giao Công nghệ Thích hợp cho Khu vực Nông thôn (ATTRA), Nghiên cứu và Giáo dục Nông nghiệp Bền vững (SARE), và Agri-réseau / Agricultural biologique-Quebec. Cân nhắc tham gia một tổ chức hoặc mạng lưới hữu cơ để truy cập các tài nguyên có giá trị này và thiết lập các mối liên hệ là một bước đi cần thiết.

Bước 3: lập kế hoạch chuyển đổi của DN một cách cẩn thận. Mặc dù các nhà sản xuất sản phẩm hữu cơ thường muốn chuyển đổi nhanh chóng toàn bộ hoạt động sản xuất của họ sang hữu cơ, nhưng để nhận được các chứng nhận chính thức thường đòi hỏi những DN mới tham gia vài năm thời gian chuyển tiếp trước khi toàn bộ quy trình sản xuất được chứng nhận hoàn toàn. Thời gian kéo dài này phụ thuộc vào tốc độ cải tạo đất, nguồn nước và khả năng vận dụng thành thục các biện pháp canh tác hữu cơ của DN. Việc xây dựng một kế hoạch cụ thể trong từng bước chuyển tiếp với các mục tiêu rõ ràng và thực tế, dựa trên điểm mạnh và điểm yếu của DN là cần thiết. Kế hoạch này đồng thời xem xét các cách để giải quyết điểm yếu, đồng thời xây dựng điểm mạnh bám sát thực trạng ngân sách và nguồn lực hiện tại của DN.

Ngoài ra, các DN cũng cần đảm bảo rằng họ đã tìm kiếm được một thị trường hoặc tốt hơn nữa là một số khách hàng đáng tin cậy cho các sản phẩm hữu cơ mà họ dự định sản xuất. Trong nhiều trường hợp, cân nhắc sản xuất song song cả các mặt hàng hữu cơ và các mặt hàng truyền thống có thể là phương án an toàn cho các DN trong giai đoạn chuyển đổi.

(4) DN cần xây dựng thương hiệu cho nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản để gia tăng giá trị xuất khẩu

Liên quan đến xây dựng thương hiệu, các đề xuất thường dừng ở mức yêu cầu DN cần “chú trọng hơn” vào công tác này. Tuy nhiên, đối với thay đổi trong nhu cầu và cơ cấu

158

thương mại nông sản toàn cầu hướng đến các mặt hàng có giá trị cao. Khách hàng tổ chức và người tiêu dùng đều có xu hướng lựa chọn sản phẩm theo uy tín thương hiệu. Do đó, các DN sản xuất và cung ứng nông sản cần thực sự đầu tư nguồn lực để xây dựng thương hiệu cho mình. Xây dựng thương hiệu là một khái niệm phức tạp với ngay cả các DN hay tập đoàn lớn, tuy nhiên đối với các SMEs có thể bắt đầu một cách đơn giản bằng các công việc liên quan đến xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu như:

- Lựa chọn tên gọi cho sản phẩm: tên gọi nên dễ nhớ, dễ phân biệt và có thể gắn với chỉ dẫn địa lý để gia tăng uy tín cho sản phẩm.

- Thiết kế bao bì, logo, màu sắc và nhãn mác cho sản phẩm: không nên xem bao bì chỉ là một mẫu túi để đựng sản phẩm, thông tin và đầu tư hời hợt, thiếu nghiên cứu. Bao bì trong nông nghiệp không chỉ để bảo quản thực phẩm mà còn có tác dụng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, gia tăng hiệu quả bán hàng. Lưu ý rằng, DN cần tìm hiểu các quy định của nước nhập khẩu liên quan đến quy cách đóng gói bao bì và nhãn mác trước khi thiết kế. Chẳng hạn, hầu hết các thị trường phát triển đều yêu cầu in mã vạch trên bao bì để dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

Đối với các DN đã có thương hiệu, có thể xem xét cải tiến bao bì mẫu mã sản phẩm. Cải tiến bao bì nhãn mác cho sản phẩm không phải là chiến lược mới, tuy nhiên mấu chốt

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 164 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)