Xu hướng hình thành các chuỗi giá trị nông sản hiện đại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 105)

Về tổng thể, năm 2018, có khoảng 8,61 triệu nông dân nhỏ, 31.668 trang trại, 13.400 hợp tác xã nông nghiệp và 10.766 DN trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực NLTS ở Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2018). Tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống vẫn chiếm đa số. Đặc trưng cơ bản của các chuỗi nông nghiệp truyền thống là có sự tham gia của hàng triệu hộ nông dân với quy mô sản xuất nhỏ. Các hộ sản xuất này chủ yếu canh tác phục vụ nhu cầu của chính mình, sau đó bán các sản phẩm dư thừa cho thị trường nội địa với giá trị thấp. Quy mô nông hộ nhỏ chính là trở ngại lớn nhất để cải thiện quy trình nông nghiệp của nông dân, cũng như giới thiệu các công nghệ mới, thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp bền vững và đảm bảo sự kết nối giữa sản xuất nông sản với thị trường tiêu thụ.Tuy nhiên, những năm gần đây, các chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam có dấu hiệu tích cực chuyển dịch từ mô hình sản xuất và tiêu thụ truyền thống sang mô hình chuỗi hiện đại, đẩy mạnh hợp tác giữa các bên tham gia trong chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hướng tới thị trường xuất khẩu.

94

Nhìn chung, các chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam thường bao gồm 5 công đoạn chính sau: (1) Cung cấp đầu vào; (2) sản xuất; (3) thu gom; (4) sơ chế/chế biến và bảo quản; (5) thương mại. Tương ứng với các công đoạn này, các chủ thể tham gia chủ yếu trong chuỗi gồm có nhà cung cấp đầu vào, hộ nông dân và các HTX sản xuất, thương lái và DN thu gom, DN chế biến, hệ thống bán buôn/bán lẻ và các tổ chức xuất khẩu. Ngoài ra, tùy theo từng mặt hàng mà các chuỗi nông sản có thể khác nhau về cấu trúc, hoặc vai trò của một số chủ thể chính. Ví dụ, trong các chuỗi giá trị thủy sản có sự tham gia của một số lượng lớn các nhà sản xuất ở nước ngoài trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho các DN chế biến ở Việt Nam; trường hợp chuỗi chăn nuôi và trồng trọt công đoạn cung cấp thức ăn chăn nuôi và hóa chất phân bón đầu vào lại phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ nước ngoài.

Sơ đồ 4.1. Các công đoạn chức năng và chủ thể tham gia chính trong các chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả

Trong sơ đồ 4.1, mũi tên thể hiện dòng dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể chính tham gia trong chuỗi giá trị. Cần lưu ý rằng, trong tất cả quy trình này, lợi nhuận thu được ở công đoạn sản xuất là thấp nhất và khâu chế biến - thương mại là cao nhất. Nói cách khác, người sản xuất là đối tượng được hưởng lợi ít nhất trong chuỗi giá trị, đặc biệt là các hộ nông dân nhỏ lẻ. Các nhà khoa học ước tính, sản

95

xuất chỉ được hưởng lợi dưới 10% trong tổng giá trị gia tăng của sản phẩm cuối cùng. Do đó, rất ít DN chỉ bỏ vốn vào sản xuất, họ thường có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động thu mua, chế biến và thương mại.

Điều này giải thích tại sao trong các chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam, các doanh nghiệp NLTS thường đồng thời thực hiện nhiều chức năng khác nhau như sản xuất, chế biến và phân phối.

Sơ đồ 4.2. Vai trò của doanh nghiệp trong các chuỗi giá trị nông sản

Nguồn: Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào GVC, Trần Công Thắng, 2019

Đặc điểm này thấy rõ trong các chuỗi sản xuất và xuất khẩu nông sản vốn đòi hỏi cao về chất lượng và sự thống nhất của sản phẩm trên quy mô lớn theo chiều dọc chuỗi. Trường hợp nổi bật nhất được ghi nhận là các chuỗi xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Theo báo cáo của WB (2016, tr.13), năm 2016, các DN sản xuất và chế biến hợp nhất theo chiều dọc tạo ra 70% sản lượng cá tra cả nước, trước đây 5 năm con số này mới là 10%. Với năng lực tài chính đầu tư vào cơ sở vật chất và khả năng nắm bắt kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong các chuỗi giá trị nông sản chính thức ở Việt Nam. Đặc biệt, nhiều DN tham gia cùng với Nhà nước xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp ở địa phương, đầu tư giống, vốn, đào tạo kỹ thuật canh tác cho nông dân, hỗ trợ nông dân tiếp cận các chứng nhận chất lượng sản phẩm, như UTZ, 4C (cà phê), RA (chè), ASC và BRC (thủy sản).

96

Lưu ý rằng, trong chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam, khâu thu mua được thực hiện chủ yếu bởi thương nhân và DN trong nước. Các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là DN được cấp phép xuất khẩu, bị hạn chế thực hiện hoạt động này. Cụ thể, Thông tư 08/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định “doanh nghiệp FDI đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác” (Khoản 4, Điều 3). Quy định này nhằm ngăn chặn doanh nghiệp FDI có tiềm lực vốn mạnh có thể thu mua với số lượng lớn và thao túng thị trường

Điểm khác biệt quan trọng của các chuỗi giá trị nông sản hiện đại so với các chuỗi truyền thống là quy mô sản xuất lớn, được thúc đẩy bởi những thay đổi về nhu cầu đối của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp được phản ánh thông qua các hệ thống bán lẻ trong nước và các trung gian xuất khẩu. Xu hướng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể phủ nhận tác động lớn từ người tiêu dùng. Với mức thu nhập cải thiện, người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và người tiêu dùng trên thế giới nói chung đang ngày càng chú ý nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Do đó, từ năm 2013 đến nay, nhiều mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn đã hình thành và phát triển ở Việt Nam.

Bảng 4.3. Thống kê số lượng chuỗi giá trị NLTS an toàn giai đoạn 2017 - 2019

Thông tin chuỗi 2017 2018 2019

Chuỗi nông sản an toàn 746 1.096 1.484

Số chuỗi được giám sát 382 - 1.254

Số lượng mặt hàng cung cấp - 1.426 2.374

Điểm bán hàng kiểm soát

trong chuỗi - 3.174 3.267

Chủ thể tham gia liên kết chuỗi - 1.000 HTX, 250 doanh nghiệp

2.975 HTX, 1.082 doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cổng thông tin điện tử của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Bộ NN&PTNT

97

Theo thống kê của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ NN&PTNT, trong ba năm gần đây số lượng chuỗi giá trị nông sản an toàn trên cả nước đã tăng gấp đôi, từ 746 chuỗi năm 2017 lên 1.478 chuỗi năm 2019. Trong đó, năm 2017, mới chỉ có khoảng 382 chuỗi nông sản an toàn ở 50 tỉnh, thành phố được giám sát chất lượng, con số này đã tăng lên 1.254 chuỗi năm 2019, với 1.462 mặt hàng khác nhau bao gồm rau củ, trái cây, trà, thịt lợn, trứng, gạo và các sản phẩm hải sản, được phân phối tại 3.267 địa điểm bán nông sản an toàn khắp cả nước. Ngoài mục tiêu đáp ứng và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, việc phát triển các chuỗi nông sản an toàn có ý nghĩa rất lớn đối với việc gia tăng sự gắn kết và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân tham gia chuỗi, đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ và quy trình sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (GAP, GMP, HACCP) vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Đồng thời, Bộ NN&PTNT cùng các địa phương, DN đang tiến hành xây dựng các chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực như: chuỗi liên kết cá tra ba cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long; chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản chủ lực; chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các chuỗi nông sản này không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà còn hướng tới thị trường toàn cầu.

Mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên sự hình thành và phát triển các liên kết chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn khá mờ nhạt so với quy mô của ngành. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị của các DN Việt Nam chủ yếu quy mô nhỏ, số DN tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị còn ít, năng suất lao động và trình độ khoa học công nghệ còn thấp. Việc thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi với các nhà phân phối bán lẻ lớn của các doanh nghiệp nông nghiệp chưa hiệu quả nên thị trường không ổn định. Đến nay, các doanh nghiệp chỉ thành công trong việc bổ sung giá trị thấp vào nông sản vì không tập trung vào chế biến, đóng gói và xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, các rào cản về kỹ thuật, chất lượng của thị trường quốc tế ngày càng khắt khe. Trước thực trạng đó, việc đẩy mạnh sự tham gia của ngành nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nông lâm thủy sản Việt Nam nói riêng vào các công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi nông

98

sản toàn cầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách hiện nay.

4.2. Thực trạng tham gia của doanh nghiệp ngành nông nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu

4.2.1. Tổng quan các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2019

Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư (2019), tính đến thời điểm 31/12/2019, Việt Nam hiện có trên 50.000 DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả DN sản xuất, DN chế biến NLTS và DN thương mại hàng lương thực thực phẩm và các dịch vụ liên quan khác, tương đương khoảng 8% tổng số DN trên cả nước. Trong số đó, các DN trực tiếp đăng ký sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NLTS chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 1% tổng số DN cả nước (tương đương 12.581 DN).

Tuy nhiên, so với các DN trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, doanh nghiệp NLTS quay lại hoạt động chiếm tỷ lệ khá cao và đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua.

Bảng 4.4. Số doanh nghiệp NLTS đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm trong giai đoạn 2008 - 2018

TT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nông nghiệp & hoạt động dịch vụ có liên quan 738 853 977 1.399 1.561 1.723 1.831 1.740 2.164 - -

Lâm nghiệp & hoạt động dịch vụ có liên quan 381 422 443 593 648 636 651 645 697 - - Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản 1.140 1.113 1.149 1.316 1.308 1.297 1.362 1.461 1.586 - - Tổng 2.259 2.408 2.569 3.308 3.517 3.656 3.844 3.864 4.447 9.951 10.766

99

Theo phân ngành, DN hoạt động nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, tiếp đến là thủy sản và thấp nhất là lâm nghiệp. Đáng chú ý, năm 2017 là năm đặc biệt thành công đối với các doanh nghiệp NLTS với số lượng DN quay lại hoạt động và có lợi nhuận tăng gấp đôi so với năm 2016. Doanh thu thuần của các doanh nghiệp NLTS đạt gần 113 nghìn tỷ đồng. Mặc dù chỉ chiếm 0,55% tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực DN, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Cụ thể, doanh thu của các doanh nghiệp NLTS tăng 32,4% so với mức 17,6% của ngành công nghiệp và 19,3% của ngành dịch vụ (MPI, 2019).Thống kê bao gồm bao gồm cả DN nhà nước, DN tập thể và tư nhân, công ty TNHH tư nhân, công ty cổ phần có vốn của nhà nước, công ty cổ phần không có vốn của nhà nước, DN nước ngoài và liên doanh

Hiện nay, ngành nông nghiệp đang cung cấp việc làm cho hơn 40% lao động Việt Nam, tương đương khoảng 20 triệu việc làm. Tuy nhiên, số lao động thực tế làm việc cho các DN có hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là khoảng 4,5 triệu lao động, chỉ chiếm ¼ lao động toàn ngành nông nghiệp (tương đương 32,5% lao động của toàn bộ khu vực DN). Trong đó, các doanh nghiệp NLTS cung cấp 256.683 việc làm, chiếm 1,8% tổng số lao động của toàn bộ khu vực DN. Điều này có nghĩa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu vẫn là lao động cá thể ở khu vực nông thôn, thiếu sự đào tạo bài bản, chuyên môn không cao.

Bảng 4.5. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp NLTS đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm trong giai đoạn 2008 - 2018

Đơn vị: người TT 2008 2010 2014 2015 2016 2017 2018 Nông nghiệp & hoạt động dịch vụ có liên quan 211.530 215.118 203.338 197.492 189.012 188.725 200.268 Lâm nghiệp & hoạt động dịch vụ có liên quan 19.813 15.687 16.177 17.311 14.817 14.751 15.533

100 TT 2008 2010 2014 2015 2016 2017 2018 Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản 33.408 36.473 44.970 44.970 47.006 53.207 42.201 Tổng 264.751 267.278 264.485 263.494 250.835 256.683 258.002

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2012 và 2019

Bảng 4.5 cho thấy hai xu hướng thay đổi khác nhau về số lượng lao động làm việc ở các doanh nghiệp NLTS. Cụ thể, trong giai đoạn 2008 – 2017, sốlao động làm việc trong các DN khai thác nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng (tăng 37%), ngược lại lao động làm việc trong các DN nông nghiệp, lâm nghiệp và các dịch vụ liên quan có xu hướng giảm (tương ứng giảm 17,4% và 34,3%). Nhưng trong năm 2018, xu hướng này lại đảo chiều, lao động nông nghiệp và lâm nghiệp tăng, ngược lại lao động của các DN thủy sản lại giảm.

Về quy mô vốn, kể từ năm 2008 đến nay, tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp NLTS đã tăng 4,7 lần, từ 66.106 tỷ đồng lên 317.119 tỷ đồng. Trong đó, tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các DN nông nghiệp và doanh nghiệp thủy sản có mức tăng cao hơn so với các DN hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bảng 4.6. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp NLTS đang hoạt động trong giai đoạn 2008 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

TT 2008 2010 2014 2015 2016 2017 2018

Nông nghiệp & hoạt động dịch vụ có liên quan

55.038 73.091 168.410 183.059 210.278 273.210 325.085

Lâm nghiệp & hoạt động dịch vụ có liên quan 6.095 7.611 93.827 27.127 14.962 19.701 24.105 Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản 4.973 8.160 21.632 21.148 20.479 24.208 29.020 Tổng 66.106 88.861 283.870 231.334 245.719 317.119 378.210

101

Như vậy, theo phép tính trung bình cộng giản đơn, một doanh nghiệp NLTS sẽ có số lao động bình quân vào khoảng 25 người và bình quân vốn sản xuất kinh doanh khoảng 32 tỷ đồng. Căn cứ vào quy định mới nhất của Nghị định 39/2018/NĐ-CP, hầu hết các doanh nghiệp NLTS của Việt Nam đều là doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Trên thực tế, 95% doanh nghiệp NLTS Việt Nam có quy mô siêu nhỏ, chỉ có một số ít tập đoàn có quy mô lớn đang hoạt động tích cực như Nafoods, Vinamilk, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood, Doveco.

Các chính sách khuyến khích đầu tư như miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, hỗ trợ tín dụng… của Nhà nước đã thúc đẩy giá trị đầu tư nông nghiệp tăng gấp 4-5 lần trong giai đoạn 2008 - 2018. Mặc dù đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có chuyển biến

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)