Thu thập dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 89 - 90)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp phải đảm bảo các tiêu chí sau: nguồn dữ liệu được cung cấp bởi các tổ chức uy tín, dữ liệu thống kê liên tục và cập nhật. Cụ thể:

78

- Thống kê thương mại nông nghiệp toàn cầu và Việt Nam: được lấy từ báo cáo của các tổ chức quốc tế WB, FAO; Báo cáo của Tổng cục Hải quan, Tổng cục thống kê và Bộ Công Thương Việt Nam

- Số liệu điều tra DN Việt Nam: báo cáo điều tra của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Dữ liệu Đầu vào-Đầu ra Liên quốc gia

Hiện có một số cơ sở dữ liệu ICIO phổ biến mà các nhà nghiên cứu có thể truy cập bao gồm: Bảng thống kê giá trị gia tăng thương mại (TiVa) được cung cấp bởi OECD – WTO; Cơ sở dữ liệu Đầu vào – Đầu ra Thế giới (WIOT) thực hiện bởi Ủy Ban Châu Âu; Bảng Đầu vào – Đầu ra đa khu vực (MRIO) được công bố bởi ADB; Bảng Đầu vào – Đầu ra Quốc tế Châu Á (AIIOTs) được công bố bởi Viện các nền kinh tế đang phát triển, Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (IDE-JETRO); Cơ sở dữ liệu IO đa khu vực Eora (Eora MRIO).

Mặc dù cơ sở dữ liệu MRIO hay AIIOTs có vẻ phù hợp hơn về đối tượng nghiên cứu của Luận án, nhưng hai bộ dữ liệu này không được cập nhật thường xuyên và liên tục. Do đó, căn cứ vào phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ khai thác cơ sở dữ liệu TiVA để đánh giá mức độ tham gia về tổng thể của ngành nông nghiệp Việt Nam vào GVC. Phiên bản 2018 của cơ sở dữ liệu TiVA bao gồm 65 nền kinh tế thuộc OECD, EU28, G20, hầu hết các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á và một số quốc gia Nam Mỹ. Nhược điểm của cơ sở dữ liệu TiVa là hiện phiên bản mới công bố năm 2018 cũng chỉ có dữ liệu để tính toán trong giai đoạn 2005-2015. Do đó, để khắc phục sự thiếu hụt trong dữ liệu TiVa, Luận án sẽ kết hợp với dữ liệu thống kê thương mại nông nghiệp truyền thống để đánh giá sơ bộ về vị trí của Việt Nam trong nông nghiệp toàn cầu.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)