Thiết kế tổng thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 84 - 86)

Các khía cạnh liên quan đến sự tham gia của DN Việt Nam vào GVC lĩnh vực nông nghiệp:

- Mức độ tham gia của DN - Chức năng (vị trí) của DN trong GVC

- Liên kết với các đối tác trong chuỗi - Động lực tham gia Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của DN Việt Nam vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp Sự tham gia của DN Việt Nam vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp Hàm ý chiến lược và chính sách

Nhân tố thuộc về đặc điểm DN:

- Quy mô DN

- Nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý - Năng lực công nghệ

Nội dung phân tích Cơ sở lý thuyết

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của DN vào GVC (ADBI, 2015, 2020; Antràs và các cộng sự, 2017…)

- Các công đoạn sản xuất chính của GVC lĩnh vực nông nghiệp (Humphrey và Memedovich, 2006) - Phương pháp phân tách nguồn gốc giá trị gia tăng

(Koopman et.al., 2014)

- Quản trị GVC trong lĩnh vực nông nghiệp(Humphrey và Memedovich, 2006)

- Lý thuyết nâng cấp trong GVC (Humphrey Schmitz, 2004)

- Nâng cấp trong GVC lĩnh vực nông nghiệp (Value link)

Nhân tố thuộc về đặc điểm quốc gia:

- Chính sách thương mại - Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế - Hỗ trợ tài chính

- Đào tạo nguồn nhân lực - Hạ tầng logistics

- Hệ thống CNTT và internet

Chiến lược nâng cấp vị trí của DN Việt Nam trong GVC lĩnh

vực nông nghiệp: - Quy trình - Sản phẩm - Chức năng - Liên ngành - Phối hợp (dọc và ngang) Chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh sự tham gia của DN vào GVC

73

Thiết kế nghiên cứu đưa ra chiến lược và phương pháp để trả lời câu hỏi nghiên cứu của Luận án. Như đã nói, mục đích của nghiên cứu này là khám phá bản chất hiện tượng DN Việt Nam tham gia vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp.Mặc dù phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên số liệu thống kê khá phổ biến trong những năm gần đây bởi tính xác thực và rõ ràng của nó, song các dữ liệu quá khứ không phải lúc nào cũng đủ thuyết phục để đưa ra dự đoán đáng tin cậy cho tương lai, hay kiểm định các mối quan hệ phức tạp và đầy biến động như GVC. Trong nhiều trường hợp, nghiên cứu định tính thông qua các trường hợp điển hình đặc biệt có hiệu quả khi muốn khám phá bản chất của hiện tượng đặt trong những bối cảnh cụ thể.

Ngoài ra, để trả lời câu hỏi nghiên cứu của Luận án, dữ liệu chính phải được thu thập ở cấp độ DN. Nguồn dữ liệu thứ cấp liên quan đến DN ở Việt Nam nói riêng và ở nhiều quốc gia đang phát triển khác thường bị hạn chế bởi tính sẵn có, liên tục và sự phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Chẳng hạn, dữ liệu thống kê DN của các cơ quan như Tổng cục Thống Kê thường không chi tiết đến tình hình xuất nhập khẩu của DN. Trong khi đó, nguồn dữ liệu khảo sát DN của Ngân hàng Thế giới vốn được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về sự tham gia của DN vào GVC lại chỉ có thông tin khảo sát DN Việt Nam trong hai năm 2009 và 2015. Do đó, việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu khác nhau là cần thiết để khắc phục hạn chế về dữ liệu và mang lại những góc nhìn và bằng chứng độc lập khác nhau về vấn đề nghiên cứu.

Căn cứ vào hai mục tiêu chính của Luận án, phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu phân tích được đề xuất như sau:

Mục tiêu 1 – khám phá các khía cạnh liên quan đến sự tham gia của DN Việt Nam vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp: Đầu tiên, phương pháp tiếp cận phân tách nguồn gốc giá trị gia tăng và cơ sở dữ liệuđầu vào - đầu ra liên quốc gia (ICIO) của OECD được sử dụng để đánh giá tổng quan mức độ và công đoạn tham gia của DN Việt Nam vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau đó, dữ liệu khảo sát DN được thu thập thông qua phỏng vấn nhanh để kiểm tra lại tính chính xác của các chỉ số tham gia ở cấp ngành với sự thực tế tham gia của DN, đồng thời khám phá các khía cạnh như liên kết giữa DN với các đối tác trong chuỗi, động lực tham gia của DN vào GVC. Như vậy, sự hạn chế trong cơ sở dữ

74

liệu ICIO về mặt thời gian (chỉ có đến năm 2015) được khắc phục nhờ bổ sung dữ liệu phỏng vấn DN đến thời điểm hiện tại.

Mục tiêu 2 - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia của DN Việt Nam vào GVC: phương pháp phân tích thống kê mô tả sử dụng dữ liệu thứ cấp được kết hợp cùng với dữ liệu phỏng vấn sâu một số DN điển hình để tìm hiểu tình hình thực tế các nhân tố, cũng như xác định nhân tố nào gây cản trở và nhân tố nào có tác động tích cực trong việc thúc đẩy DN Việt Nam tham gia vào GVC.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)