Nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 47 - 48)

Nâng cấp trong GVC có thể hiểu là quá trình nâng cao khả năng của một công ty hoặc một nền kinh tế để chuyển sang các lĩnh vực kinh tế có lợi nhuận và/hoặc công nghệ tinh vi hơn. Sự chuyển dịch này đòi hỏi DN sử dụng năng lực đổi mới để cải tiến liên tục các quy trình, sản phẩm và chức năng. Có bốn kiểu nâng cấp phổ biến:

1) Nâng cấp quy trình: đầu vào được chuyển đổi thành đầu ra một cách hiệu quả hơn bằng cách tổ chức lại quy trình sản xuất hoặc đổi mới công nghệ;

2) Nâng cấp sản phẩm: chuyển sang các dòng sản phẩm tinh vi hơn;

3) Nâng cấp chức năng: DN thực hiện các chức năng mới trong chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng. Nâng cấp chức năng có thể là một quy trình tuần tự các bước để giúp DN thích nghi dần với sự chuyển đổi. Chẳng hạn, các DN tại các nước đang phát triển bắt đầu chuyển từ lắp ráp thiết bị gốc sang sản xuất thiết bị gốc và sản xuất thiết kế gốc (ODM) và cuối cùng, sản xuất thương hiệu gốc.

4) Nâng cấp liên ngành: Sử dụng kiến thức thu được từ các chức năng chuỗi cụ thể để di chuyển theo chiều ngang sang các lĩnh vực khác (ví dụ như nhà sản xuất truyền hình chuyển sang màn hình máy tính, nông dân tham gia vào hoạt động du lịch).

Mục đích của nâng cấp là tránh xa các hoạt động có giá trị gia tăng thấp và các rào cản gia nhập thấp. Điều này không đòi hỏi phải từ bỏ hoạt động sản xuất như trong

36

mô hình nụ cười ban đầu chỉ ra. Một số DN ở các nước đang phát triển vẫn đang tập trung vào sản xuất và thu được giá trị gia tăng cao bằng cách làm như vậy. Việc nâng cấp giá trị gia tăng trong sản phẩm luôn liên quan đến nhu cầu (tiềm năng) trên thị trường về các thuộc tính nội tại (chất lượng sản phẩm, thành phần, bao bì, v.v...) và các thuộc tính bên ngoài của sản phẩm (như trách nhiệm xã hội của DN thông qua bảo vệ môi trường, phúc lợi và lao động.).

Trong thực tế, nâng cấp sản phẩm và quy trình là phổ biến nhất trong chuỗi giá trị của các nước đang phát triển. Việc nâng cấp chức năng và liên ngành ít xảy ra hơn vì hầu hết các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển vẫn là nhà cung cấp hàng hóa cho các đối tác trong chuỗi giá trị phương Tây. Tuy nhiên, các DN tại các quốc gia mới nổi cũng có thể tiến lên các công đoạn (chức năng) có giá trị cao hơn trong GVCs. Nguyên nhân là bởi các DN trong nước sau khi tham gia vào GVCs sẽ tiếp cận được nguồn lực và nâng cao năng lực thông qua tác động lan tỏa từ các DN ở thượng tầng trong GVCs, do đó họ có thể kiểm soát và tham gia vào các công đoạn có giá trị cao hơn. Hiện tượng này gọi là di chuyển lên hoặc bắt kịp (catch–up), xảy ra khi DN chuyển dịch từ sản xuất hàng hóa hữu hình sang các tài sản vô hình để tham gia sâu hơn vào các hoạt động có giá trị gia tăng cao trong GVCs.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)