Các hàm ý về chiến lược và chính sách cho DN và Chính phủ hướng đến hai mục tiêu chính: tạo thuận lợi cho DN Việt Nam tham gia vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp, và thúc đẩy DN Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp. Cơ sở đề xuất các hàm ý được dựa trên các nội dung đã phân tích, xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội thách thức đối với các DN nông lâm thủy sản Việt Nam khi tham gia vào GVC.
Bảng 5.5. Phân tích SWOT đối với DN Việt Nam khi tham gia vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp
Điểm mạnh
- DN nhận thức rõ tầm quan trọng của việc gia nhập GVC trong quá trình phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh
- DN có hiểu biết tương đối đầy đủ về các rào cản và thách thức khi xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
Điểm yếu
- Quy mô DN nhỏ gây khó khăn trong cung cấp các đơn hàng lớn và ổn định
- Hạn chế về nguồn lực đầu tư vào đổi mới công nghệ
- Đội ngũ lao động chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt thiếu các kiến thức về marketing, quản lý
- DN Việt Nam chỉ mới thành công trong xuất khẩu nông sản giá trị thấp
152
Cơ hội
- Thương mại nông sản toàn sẽ tiếp tục gia tăng theo tốc độ tăng trưởng dân số thế giới, do đó nông nghiệp là lĩnh vực tiềm năng trong tương lai
- Đặc biệt, nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng nông sản chất lượng cao mở ra những triển vọng mới trong việc gia nhập các GVC đối với các DN.
- Bên cạnh đó, sự phát triển của internet và công nghệ thông tin hỗ trợ các DN tiếp cận với kiến thức về canh tác nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ
- Các hiệp định FTAs thế hệ mới tạo điều kiện thuận lợi cho DN xuất nhập khẩu hàng hóa trung gian nông nghiệp
Thách thức
- Hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và kỹ thuật là rào cản lớn đối với các DN
Việt Nam khi tham gia vào GVC, đặc biệt ở những thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản…
- Chi phí logistics và công nghệ liên quan đến vận chuyển và bảo quản các mặt hàng nông sản tươi sống còn khá đắt đỏ, đặc biệt khâu bảo quản lạnh sản phẩm khi xuất khẩu
- Mạng lưới kết nối giữa DN với các đối tác trong GVC còn lỏng lẻo, DN chưa cân đối được cung cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh
Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả
Với mong muốn đưa ra các giải pháp cụ thể, có ý nghĩa thực tiễn, Luận án sẽ hướng đến giải quyết một số vấn đề cấp thiết, chứ không ôm đồm quá nhiều nhiệm vụ. Đặc biệt, căn cứ vào phạm vi nội dung nghiên cứu, các giải pháp tập trung chủ yếu vào giải quyết vấn đề cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn là các DN quy mô lớn hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.