suất và khả năng tiếp cận thị trường mới cho DN. Đồng thời, sự hội nhập của nền kinh tế vào GVC có thể khiến các DN trong nước phải cạnh tranh với các sản phẩm thay thế nhập khẩu do các công ty nước ngoài sản xuất (Dang 2019). Tất cả những điều này đồng thời buộc các DN trong nước phải đổi mới và nâng cấp công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh và giảm chi phí sản xuất.
Ở một góc độ phân tích khác, Rigo (2017) thực hiện khảo sát các DN từ 24 quốc gia đang phát triển cho thấy rằng chính sự tham gia vào GVC dẫn đến việc các DN địa phương có thể sở hữu chứng nhận chất lượng và công nghệ được cấp phép của nước ngoài. Phát hiện này khá thú vị bởi ngay từ đầu, để có thể tham gia vào GVC, DN cần phải sở hữu các chứng nhận nhất định về chất lượng và kỹ thuật. Tuy vậy, một lần nữa nó khẳng định mối quan hệ hữu cơ có tác động qua lại giữa DN địa phương và GVC.
1.3.3. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu chuỗi giá trị toàn cầu
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của DN vào GVC đã được xem xét ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến từng nhóm DN trong các lĩnh vực kinh tế ở các quốc gia và khu vực rất khác nhau.
22
Chẳng hạn, Orlic (2016) nhận thấy rằng đối với các DN ở các quốc gia Trung Đông và Đông Nam Âu (CESEE), lợi thế theo quy mô và chi phí cố định cùng với việc sở hữu chứng chỉ tiêu chuẩn ngành và khả năng tiếp cận tín dụng là những yếu tố quan trọng. Đặc biệt, Orlic phát hiện năng suất là một yếu tố có ý nghĩa đối với các DN quy mô nhỏ, nhưng không có tác động nhiều đến khả năng tham gia GVC của các DN có quy mô vừa và lớn. Đối với các công ty lớn, đầu tư cho R&D là yếu tố cần thiết để có thể tham gia vào những khâu đem về giá trị gia tăng cao trong GVC.
Khi áp dụng cách tiếp cận cấp DN, người ta cũng có thể phân biệt GVCs thành hai loại: (1) GVC được tổ chức bởi một công ty dẫn đầu, công ty này phải chịu phần lớn chi phí cố định liên quan đến việc thiết lập mạng lưới các nhà sản xuất trong một quy trình sản xuất nhất định; (2) GVC phi tập trung hơn, với các nhà sản xuất riêng lẻ phải chịu chi phí để thiết lập các liên kết thượng nguồn và hạ nguồn từ họ (xem Bernard, Moxnes và Ulltveit-Moe, 2018, Antràs và de Gortari, 2020).
Đối với các nghiên cứu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào GVC của các DN ở các quốc gia thuộc khu vực Châu Á, đặc biệt là ASEAN, Harvie, Narjoko, & Oum, (2010) là những nhà nghiên cứu tiên phong, tập trung sự chú ý vào SMEs. Sử dụng các kết quả thu được từ cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á, nhóm tác giả thực hiện một phân tích kinh tế lượng để đánh giá thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của SME ở hầu hết các nước ASEAN (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào) và Trung Quốc vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, nỗ lực đổi mới công nghệ, kinh nghiệm/ thái độ quản lý là những yếu tố cơ bản quyết định khả năng tham gia vào GVC của DN. Quy mô DN không phải là yếu tố quan trọng quyết định việc tham gia GVC của SME ở các quốc gia này, nhưng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng nâng cấp vị trí của họ trong GVC.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu sau đó, Wignaraja, (2015) đưa ra luận điểm trái ngược, Sử dụng dữ liệu sử dụng dữ liệu khảo sát DN của WB, Wignaraja chứng minh quy mô DN là yếu tố quyết định đáng kể trong việc xác định xác suất tham gia vào GVC ở năm nền kinh tế Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Lập luận mà ông đưa ra là quy mô của các DN liên quan trực tiếp đến khả năng
23
và hiệu quả trong đầu tư xây dựng, đổi mới công nghệ, tiếp cận tín dụng – là những yếu tố góp phần nâng cao xác suất tham gia vào GVC của DN.
Đồng quan điểm với Wignaraja, Antràs và các cộng sự (2017) nhấn mạnh rằng với sự hiện diện của chi phí cố định khi tham gia vào nguồn cung ứng toàn cầu (tức là nhập khẩu các đầu vào trung gian) đòi hỏi các nhà nhập khẩu phải đạt được quy mô sản xuất hiệu quả tối thiểu, với các DN nhỏ hơn và kém năng suất một ngành đang bị loại khỏi sự tham gia của GVC. González (2017) bổ sung thêm lý do mà năng suất của SMEs thấp hơn so với các DN lớn là bởi những hạn chế liên quan đến quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm và khả năng tiếp cận thông tin, tài chính để đầu tư phát triển kỹ năng và công nghệ mới. Do đó, mặc dù chiếm đến 92-99% tổng số DN ở các quốc gia Đông Nam Á, sử dụng phần lớn lực lượng lao động trong nước (58-91%), nhưng SMEs chỉ chiếm khoảng một phần ba tổng giá trị gia tăng hoặc xuất khẩu (González, 2017).
Đối với Holste (2015), chìa khóa dẫn đến sự thành công của DN trong nước khi tham gia vào GVC chủ yếu nằm ở chính DN, đặc biệt phụ thuộc vào tư duy và quyết định của người đứng đầu DN. Trong các tài liệu nghiên cứu GVC hiện hành, đa số các nhà khoa học chỉ mới chú trọng đến các yếu tố ngoại sinh cản trở sự tham gia và nâng cấp của DN địa phương trong GVCs, mà chưa quan tâm đến các yếu tố nội sinh bên trong chính DN. Trong khi đó, việc tham gia và nâng cấp vị thế của các doanh nghiệp địa phương trong GVCs chịu tác động rất lớn từ những quyết định, hành động và tầm nhìn phát triển của chính DN đó (Holste, 2015).
Đóng góp về mặt tổng quát nhất phải kể đến các báo cáo khoa học được tiến hành bởi ADBI (2015, 2020) trong việc hệ thống hóa và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia của SMEs ở các quốc gia ASEAN. Bài viết mới nhất trong chuỗi báo cáo khoa học này là “The Determinants of Participation in Global Value Chains: A Cross- Country, Firm-Level Analysis”, Urata và Baek (2020) đã chỉ ra bảy nhân tố thuộc về đặc điểm DN và năm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô của quốc gia có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng tham gia vào GVC của DN. Tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng giả thuyết và cơ sở cho các nghiên cứu cùng lĩnh vực về sau.
Khi xem xét tác động của các nhân tố đến sự tham gia vào các GVCs ngành nông nghiệp ở các quốc gia, các nhà nghiên cứu đều đồng thuận với quan điểm cho rằng chính
24
sách và thương mại tự do là những nhân tố có tác động trực tiếp nhất (Jean và cộng sự, 2017). Các chuỗi giá trị thực phẩm nông nghiệp được cho là rất dễ bị tổn thương bởi tác động của thuế quan và bảo hộ phi thuế quan, mặc dù nông nghiệp vẫn đang là lĩnh vực được bảo hộ nhiều nhất ở cả các nước phát triển và đang phát triển (Memedovic và cộng sự, 2009, tr. 24).
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, Greenvile và các cộng sự (2017) sử dụng cơ sở dữ liệu mới được phát triển về giá trị gia tăng thương mại cho 20 lĩnh vực nông sản thực phẩm có được từ cơ sở dữ liệu Dự án phân tích thương mại toàn cầu (GTAP) để khám phá những lợi ích của việc tham gia GVC. Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt đáng kể về sự tham gia của GVC trong các lĩnh vực nông sản, không chỉ do đặc điểm sản phẩm mà còn bởi các yếu tố chính sách liên quan đến thương mại và đầu tư, môi trường. Nghiên cứu cho thấy đối với các ngành thực phẩm nông nghiệp, các rào cản thương mại làm giảm đáng kể giá trị gia tăng trong nước được tạo ra từ việc tham gia vào các GVC nông sản (Greenvile và các cộng sự, 2017).
Tại Việt Nam, số lượng các nghiên cứu về sự tham gia vào GVC của DN vẫn còn khá khiêm tốn, đặc biệt là những nghiên cứu về sự tham gia của DN vào GVCs trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số ít những nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh có thể kể đến là hai đề án cấp Bộ được thực hiện bởi trường Đại học Ngoại thương và Bộ Công Thương, một luận án tiến sĩ của Đại học Kinh tế Quốc dân. Các nghiên cứu này đều chỉ mới dừng lại ở mức độ xem xét cấu trúc GVCs và sự tham gia của các doanh nghiệp vào GVCs ở các ngành tiêu biểu như điện tử (Nguyễn Hoàng Ánh, 2008), da giày (Nguyễn Hữu Khải và nhóm tác giả, 2008), và dệt may (Nguyễn Thị Đông, 2011) chứ chưa có những đánh giá chuyên sâu về lợi ích, rào cản hay nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập của các doanh nghiệp địa phương vào GVCs. Nhìn chung, các tác giả đều nhất trí với quan điểm rằng: việc tăng cường sự tham gia của các DN Việt Nam trong GVCs là tối cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các DN trong môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay, do đó cần có những giải pháp để thúc đẩy quá trình này từ phía DN lẫn chính phủ.