Cấu trúc thương mại nông nghiệp toàn cầu và sự phát triển của ngành nông

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 98)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Cấu trúc thương mại nông nghiệp toàn cầu và sự phát triển của ngành nông

nông nghiệp Việt Nam

4.1.1. Cấu trúc thương mại nông nghiệp toàn cầu

Trong nhiều thế kỷ, các quốc gia đã dựa vào trao đổi các mặt hàng nông sản và thực phẩm để cung cấp và bổ sung cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Sự phân bố tài nguyên đất không đồng đều cùng với ảnh hưởng của các vùng khí hậu đến khả năng nuôi trồng động thực vật đã dẫn đến nhu cầu trao đổi các sản phẩm nông nghiệp giữa các lục địa với nhau. Trong quá khứ, các đặc điểm mang tính lịch sử như định cư và thuộc địa đã góp phần xác định các mô hình thương mại nông sản và các biện pháp hỗ trợ xung quanh hoạt động này. Song gần đây, MNCs với hệ thống sản xuất và phân phối toàn cầu đã phát triển các chuỗi cung ứng nông sản trên phạm vi quốc tế như một mô hình tiêu biểu cho cách thức tổ chức thương mại nông nghiệp hiện đại. Các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) này kết nối các nhà sản xuất thực phẩm và chất xơ với người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau, đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cùng với sự lựa chọn nhiều hơn cho người tiêu dùng, và gia tăng thu nhập cho người sản xuất. Trong năm 2014, trung bình khoảng 21% giá trị nông sản thực phẩm xuất khẩu từ một quốc gia đến từ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại các quốc gia khác. Rất ít quốc gia có thể loại bỏ thương mại nông nghiệp mà không làm giảm đáng kể thu nhập quốc dân, hay giảm đáng kể sự lựa chọn và phúc lợi của người tiêu dùng.

Theo số liệu của WTO (2019), thương mại nông nghiệp toàn cầu đã tăng gấp 3,5 lần về giá trị từ 570 tỷ USD năm 2000 lên gần 2 nghìn tỷ USD năm 2018, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trên 6%. Nhìn chung, thương mại thực phẩm nông nghiệp toàn cầu vẫn bị chi phối nhiều bởi các nước thu nhập cao. Mặc dù vậy, các nước thu nhập trung bình và trung bình thấp đã cùng nhau tăng tỷ trọng trong thương mại thực phẩm nông nghiệp toàn cầu từ khoảng 15% năm 1995 lên 32% năm 2015 (FAO, 2017). Hiện nay, các quốc gia đứng đầu trong xuất khẩu nông sản theo thứ tự là EU, Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ. Mỹ, EU, Trung Quốc cũng nằm trong danh sách

87

những quốc gia nhập khẩu nông sản lớn nhất, ngoài ra có Nhật Bản và Canada (báo cáo EU, 2019).

Biểu đồ 4.1. Cấu trúc các mặt hàng nông sản xuất nhập khẩu giữa các quốc gia tính đến năm 2015

Nguồn: UN Comtrade Database, 2017

Cấu trúc của thương mại nông nghiệp khác nhau đáng kể giữa các nhóm quốc gia có thu nhập khác nhau. Các quốc gia có thu nhập cao, trung bình và trung bình thấp cho thấy một cấu trúc khá đồng nhất trong danh mục các mặt hàng nông nghiệp, với giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của từng loại hàng hóa là tương tự nhau. Ngược lại, ở các nước thu nhập thấp có khối lượng xuất khẩu vượt trội nhập khẩu, trong đó xuất khẩu tập trung vào các mặt hàng như trái cây, ngũ cốc, cà phê, trà, còn nhập khẩu các mặt hàng chính là hạt có dầu và thực phẩm và đồ uống thay thế.

Giá lương thực trên thị trường thế giới tăng vọt trong năm 2007-2008 và giảm dần kể từ sau năm 2014. Đây cũng là một trong hai nguyên nhân chính làm tổng giá trị thương mại thực phẩm nông nghiệp toàn cầu giảm (nguyên nhân thứ hai là do biến động tỷ giá). Sản xuất nông nghiệp đã tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, trong năm 2017 sản lượng đã đạt mức kỷ lục đối với ngũ cốc, các loại thịt, các sản

88

phẩm từ sữa và cá, thậm chí tồn kho ngũ cốc đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại (OECD-FAO, 2018). Do đó, giá cả hàng hóa nông nghiệp dự kiến sẽ giữ nguyên mức hiện tại trong thập kỷ tới.

Biểu đồ 4.2. Dự báo diễn biến giá nông sản trên thị trường thế giới đến năm 2027

Nguồn: Agricultural Outlook 2018–2027, OECD-FAO, 2018

Trong những năm gần đây, có thể thấy vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu nông sản của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trên thị trường nông sản toàn cầu như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Ukraina và Indonesia. Sự gia tăng của thu nhập bình quân đầu người và giảm nghèo tại các quốc gia này cũng đã thúc đẩy tiêu thụ và xuất nhập khẩu thực phẩm. Thêm nữa, quá trình đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với các thực phẩm chế biến và tiện lợi cho người tiêu dùng. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất cho các sản phẩm lương thực thực phẩm như thịt, cá và thức ăn chăn nuôi.

Thêm vào đó, những thay đổi trong quan điểm và khẩu vị của người tiêu dùng không chỉ thúc đẩy sự mở rộng của thị trường nông sản toàn cầu mà còn tác động rất lớn đến cơ cấu mặt hàng. Xuất khẩu nông nghiệp phi truyền thống (non-traditional agricultural) như trái cây, rau và hoa tăng trưởng cao hơn so với các sản phẩm nhiệt đới truyền thống như cà phê, ca cao, trà, đường, gia vị và các loại hạt. Đặc biệt, thương mại đối với các sản phẩm có giá trị cao như trái cây, rau, hải sản, cá, thịt và các sản phẩm từ sữa ghi nhận con số cao hơn so với các mặt hàng khác. Sự thay đổi theo hướng xuất khẩu giá trị cao diễn ra mạnh mẽ nhất ở các khu vực đang phát triển (Maertens và Swinnen, 2015). Ở châu Á và châu Mỹ Latinh, các sản phẩm giá trị cao đã tăng từ

89

khoảng 20% xuất khẩu nông sản trong những năm 1980 lên khoảng 40%. Quá trình này tương tự, mặc dù chậm hơn, ở Châu Phi.

4.1.2. Tình hình phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019 2019

Theo Báo cáo của Bộ NN&PTNT (2019), nông nghiệp Việt Nam đã hoạt động tốt trong hai thập kỷ qua với mức tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 2,61%/năm, và tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,64%. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm 2018 đạt 3,76% - mức cao nhất trong 7 năm trở lại đây. Trong các phân ngành nông nghiệp, thì trồng trọt chiếm sản lượng lớn nhất - đây cũng là lĩnh vực chiếm diện tích đất canh tác nhiều nhất. Tuy nhiên, thủy sản là phân ngành có tốc độ tăng trưởng về sản lượng cao nhất, đạt 6,5% (trong khi giá trị sản xuất cây trồng chỉ tăng 2,52%, chăn nuôi tăng 3,98% năm 2018).

Đơn vị: nghìn tấn

Biểu đồ 4.3. Sản lượng các phân ngành nông lâm thủy sản Việt Nam giai đoạn 2008 – 2019

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo thường niên của Bộ NN&PTNT và Niên giám Thống kê các năm 2012-2019 của Tổng cục Thống kê

Không chỉ riêng sản lượng, hơn mười năm qua, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam cũng đã tăng gấp 3 lần từ 16,5 tỷ USD năm 2008 lên 41,3 tỷ USD năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu NLTS chiếm khoảng 16-17% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản lớn, đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới, trong đó nhiều sản phẩm nằm trong nhóm đứng đầu như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, thủy sản và đồ nội thất.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lương thực có hạt Thịt gia súc Thủy sản Gỗ

90

Đơn vị: nghìn USD

Biểu đồ 4.4. Tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản giai đoạn 2008 – 2019

Nguồn: Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê ngành công thương, 2019

Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng, Trong đó, các thị trường xuất khẩu nông sản và thủy sản lớn nhất của Việt Nam theo thứ tự là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản sang 6 thị trường trên đạt 20,31 tỷ USD, chiếm 76,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2019). Cơ cấu này gần như không có biến động khi theo dõi các báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương các năm trong giai đoạn 2017-2020.

Đặc biệt, giá trị xuất khẩu nông nghiệp chủ yếu tập trung ở 09 mặt hàng chính, bao gồm thủy sản, rau quả, nhân điều, cà phê, chè các loại, hạt tiêu, gạo, cao su, sẵn và các sản phẩm từ sắn (chiếm hơn 2/3 tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành). Trong giai đoạn 2008 – 2018, tổng giá trị xuất khẩu của 9 nhóm hàng này đã tăng gấp đôi từ 13,26 tỷ USD lên 26,6 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ đô trong năm 2018 là gỗ và các sản phẩm từ gỗ (8,9 tỷ - đứng đầu trong nhóm các quốc gia xuất khẩu mặt hàng này trên thế giới), thủy sản (8,8 tỷ), rau quả (3,8 tỷ), cà phê (3,5 tỷ - đứng thứ 2 thế giới sau Brazil), hạt điều (3,3 tỷ), gạo (3,1 tỷ - đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan). Nhóm mặt hàng có mức tăng cao nhất trong 4 năm gần đây là rau quả. Ngược lại hạt tiêu có mức giảm cao nhất, giảm tới 40%, mặc dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng 75%. Nguyên nhân chính là bởi giá hạt tiêu trên thị trường thế giới giảm. 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng giá trị xuất khẩu của 9 nhóm hàng chủ lực Tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản

91

Bảng 4.1. Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực giai đoạn 2008 – 2018

Đơn vị: Triệu USD

Mặt hàng 2008 2010 2015 2016 2017 2018 Thủy sản 4,510.00 5,016.90 6,568.77 7,036.00 8,309.10 8,794.59 Rau quả 406.5 460.3 1,839.27 2,460.90 3,500.19 3,809.60 Hạt điều 915.8 1,136.90 2,397.60 2,841.45 3,514.60 3,366.34 Cà phê 2,113.80 1,851.40 2,671.00 3,336.60 3,500.45 3,537.54 Chè các loại 147.3 200.5 217.2 228 227.12 217.83 Hạt tiêu 311.5 421.5 1,259.90 1,429.20 1,117.38 758.82 Gạo 2,895.90 3,249.50 2,796.30 2,158.98 2,633.48 3,063.66 Sắn và các sản phẩm từ sắn 364 567.2 1,320.30 1,001.60 1,031.83 958.4 Cao su 1,604.10 2,386.20 1,531.47 1,669.70 2,249.78 2,092.02 Gỗ và sản phẩm gỗ 2,767.20 3,444.50 6,797.50 6,964.53 7,702.44 8,908.99

Nguồn: Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê ngành công thương, 2019

Mặc dù liên tục đạt thặng dư trong cán cân thương mại, tuy nhiên ngành nông nghiệp Việt Nam lại phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu các sản phẩm đầu vào của ngành. Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này đạt 20,56 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (gồm các mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, ngô, đậu tương, bông, lúa mỳ, thủy sản, rau quả, hạt điều, sữa và sản phẩm từ sữa, dầu mỡ động thực vật, cao su, thuốc trừ sâu và nguyên liệu).

Bảng 4.2. Giá trị nhập khẩu một số mặt hàng nông nghiệp chủ yếu giai đoạn 2008 – 2018

Đơn vị: Triệu USD

Mặt hàng 2008 2010 2015 2016 2017 2018 Thủy sản 306 337.08 1,067.78 1,111.64 1,440.53 1,722.54 Hạt điều - - 1,129.95 1,658.05 2,573.91 2,338.55 Lúa mỳ 293.1 569.7 600.87 1,004.99 994.25 1,175.88 Ngô - 453.14 1,650.79 1,672.57 1,504.09 2,119.77 Đậu tương - - 764.74 660.99 707.91 773.82 Sữa và sản phẩm từ sữa 542.1 708.3 911.3 880.5 939.95 962.99 Dầu, mỡ, động thực vật 662.7 698.1 681.8 701.5 760.95 741.4

92

Mặt hàng 2008 2010 2015 2016 2017 2018

Thức ăn gia súc

& nguyên liệu 1,747.30 2,172.50 3,390.83 3,448.90 3,227.79 3,911.92

Ure 286.4 318.17 183.39 125.8 121.27 146.74

Thuốc trừ sâu &

nguyên liệu 491.6 575.7 786.3 776.2 978.92 938.89

Nguồn: Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê ngành công thương, 2019

Là nhà xuất khẩu thủy sản hàng đầu, nhưng Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn mặt hàng này. Việt Nam hiện nhập khẩu thủy sản từ 86 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mười thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Việt Nam gồm có Ấn Độ, Na Uy, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Indonesia, Liên bang Nga, Hàn Quốc, Chile và Hoa Kỳ với tổng kim ngạch nhập khẩu chiếm khoảng 73,8% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước. Giai đoạn 2015 – 2018, kim ngạch nhập khẩu thủy sản đặc biệt tăng mạnh vượt mức 1 tỷ USD. Điều này được lý giải do quy mô công suất các nhà máy chế biến thủy sản lớn tăng nhanh, trong khi tài nguyên hải sản dần cạn kiệt, diện tích nuôi trồng thâm canh ngày càng thu hẹp bởi chính sách ưu tiên phát triển đô thị và khu công nghiệp của nhiều tỉnh, ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh... nên số lượng và chất lượng nguyên liệu thủy sản đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho chế biến xuất khẩu ngày càng giảm sút. Vì vậy, để đảm bảo công suất chế biến và tận dụng cơ hội phát triển thị trường, hàng năm các DN chế biến Việt Nam (khoảng hơn 300 DN) phải nhập khẩu một lượng lớn thủy sản nguyên liệu (khoảng 30 - 40%) để chế biến xuất khẩu.

Vấn đề khá nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi khi chi phí thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu quá cao. Theo Bộ Công thương, ngành chăn nuôi Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng khoảng 3 - 4%/năm trong giai đoạn từ 2011 đến nay, đặc biệt là các sản phẩm gia súc, gia cầm như lợn, gà và bò. Trong khi đó, sản lượng ngô và đậu tương trong nước chỉ đáp ứng được 50-55% nhu cầu sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước, do đó nguồn thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Năm 2018, ước tính Việt Nam phải nhập khẩu 70% tổng nguồn nguyên liệu thô làm thức ăn chăn nuôi (tương đương 3,9 tỷ USD). Ba

93

thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong năm 2018 là Argentina, Hoa Kỳ và Brazil, chiếm tỷ trọng lần lượt là 32,6%, 17,4% và 12,1%.

Nhìn chung, ngành nông nghiệp Việt Nam hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề. Thứ nhất, khả năng cạnh tranh của ngành còn kém và phải dựa trên chi phí lao động thấp và lợi thế tự nhiên. Hệ thống đổi mới sáng tạo nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu do phía cung thúc đẩy và không đáp ứng nhanh nhạy với đòi hỏi của nông dân. Thứ hai, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu hạn chế do xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế không có thương hiệu (chiếm hơn 80% giá trị xuất khẩu). Các DN xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào một số thị trường xuất khẩu truyền thống, thiếu hiểu biết về thị trường thế giới và bị động trong việc tìm kiếm đầu ra. Thứ ba, ngành nông nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường vì nhiều lý do, chẳng hạn việc sử dụng quá nhiều lượng hoá chất; mở rộng nuôi tôm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã dẫn đến phá hủy rừng ngập mặn trên diện rộng và gây ra ô nhiễm nguồn nước. Cuối cùng, một lượng lớn lao động nông nghiệp vẫn chưa có kỹ năng và thiếu ổn định.

4.1.3. Xu hướng hình thành các chuỗi giá trị nông sản hiện đại ở Việt Nam

Về tổng thể, năm 2018, có khoảng 8,61 triệu nông dân nhỏ, 31.668 trang trại, 13.400 hợp tác xã nông nghiệp và 10.766 DN trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực NLTS ở Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2018). Tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống vẫn chiếm đa số. Đặc trưng cơ bản của các chuỗi nông nghiệp truyền thống là có sự tham gia của hàng triệu hộ nông dân với quy mô sản xuất nhỏ. Các hộ sản xuất này chủ yếu canh tác phục vụ nhu cầu của chính mình, sau đó bán các sản phẩm dư thừa cho thị trường nội địa với giá trị thấp. Quy mô nông hộ nhỏ chính là trở ngại lớn nhất để cải thiện quy trình nông nghiệp của nông dân, cũng như giới thiệu các công nghệ mới, thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp bền vững và đảm bảo sự kết nối giữa sản xuất nông sản với thị trường tiêu thụ.Tuy nhiên, những năm gần đây, các chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam có dấu hiệu tích cực chuyển dịch

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)