Hướng nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 40 - 43)

Tại Việt Nam, nông nghiệp là một ngành có thế mạnh sẵn có về nguồn lực phát triển như đất đai, khí hậu, nhân lực. Song đóng góp của ngành này vào GDP, kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay có quy mô nhỏ lẻ, yếu kém trong khả năng cạnh tranh và

29

tiếp cận thị trường quốc tế. Hầu hết các DN chỉ có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất và cung ứng sản phẩm toàn cầu ở mức độ xuất khẩu các sản phẩm nông sản thô, do đó thu về giá trị gia tăng thấp. Chúng ta cần nhận thức sâu sắc các vấn đề tồn tại và yêu cầu cấp thiết của việc giải quyết những vấn đề này nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, cũng như sự tham gia của các DN địa phương vào GVCs của ngành nói riêng, nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinh tế xã hội trong thời gian tới.

Thực tế cho thấy, số lượng các nghiên cứu trực tiếp liên quan đến chủ đề sự tham gia của doanh nghiệp vào GVCs trong các ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số ít những nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh có thể kể đến của các tác giả Nguyễn Hoàng Ánh (2008) nghiên cứu về ngành điện tử, Nguyễn Hữu Khải và nhóm cộng sự (2008) nghiên cứu về ngành giày dép, Đỗ Thị Đông (2011) nghiên cứu về ngành dệt may…. Các khám phá chuyên sâu về lợi ích, rào cản hay nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập của các doanh nghiệp vào GVCs gần như chưa có. Chính vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn, xem xét và đánh giá toàn diện mức độ tham gia của các DN Việt Nam vào GVCs ngành nông nghiệp, bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu hiện có.

Bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc làm cho các lợi ích từ sự tham gia của GVC trở nên bao trùm hơn là hiểu rõ hơn về cách thức các DN Việt Nam hội nhập vào mạng lưới sản xuất quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, các ràng buộc về dữ liệu và việc không có khung khái niệm đã hạn chế phạm vi phân tích. Nói theo cách của Holste (2015), các DN ở các quốc gia đang phát triển vẫn đang được xem là “chiếc hộp đen” bí ẩn trong các nghiên cứu GVCs.

Đây cũng chính là động lực tiến hành nghiên cứu của luận án. Luận án kết hợp dữ liệu thứ cấp từ các tổ chức uy tín với dữ liệu sơ cấp thu thập từ các cuộc phỏng vấn DN, cùng với các công cụ phân tích khác nhau để tìm hiểu bản chất hiện tượng tham gia của các DN Việt Nam vào GVCs trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ quan điểm học thuật, nghiên cứu này sẽ bổ sung vào khoảng trống trong các tài liệu về GVC hiện tại. Từ quan điểm kinh doanh, tin rằng sẽ thú vị hơn đối với các DN khi hiểu rõ hơn con đường để trở thành một phần trong GVCs và thu về lợi ích từ đó.

30

Kết luận chương 1

Từ tổng quan nghiên cứu có thể thấy sự hạn chế trong các tài liệu nghiên cứu về sự tham gia của DN Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Những nghiên cứu cho đến nay mới chỉ dừng ở một số phân ngành nhỏ như chè, sữa, gạo, cá basa… mà chưa tổng quát ở cấp độ ngành. Trong đó, cũng chưa có nghiên cứu nào hệ thống hóa các khái niệm lý thuyết cơ bản về chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, cũng như xây dựng một khung phân tích phục vụ cho việc xem xét và đánh giá sự tham gia của doanh nghiệp vào GVC trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng, việc tham gia vào GVCs là xu hướng tất yếu và cũng là con đường phát triển dành cho các DN ở các quốc gia đang phát triển nói chung, và ở Việt Nam nói riêng. Việt Nam là một điển hình thú vị để xem xét mối quan hệ giữa GVC và DN địa phương, đặc biệt là SME, vì cơ cấu kinh tế của Việt Nam có hơn 96% là SMEs (VCCI và USAID 2016). Hơn nữa, Việt Nam đã nổi lên như một cường quốc sản xuất của Châu Á. Việc tham gia vào các GVC, đặc biệt là thông qua đầu tư nước ngoài, đã giúp Việt Nam phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, góp phần vào việc tiến lên các nấc thang của chuỗi giá trị. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và đổi mới của các DN Việt Nam.

Đặc biệt, với vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, việc thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp địa phương vào GVCs trong lĩnh vực này là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn tới. Bởi lẽ đó, cần thiết phải tiến hành xem xét và đánh giá toàn diện mức độ tham gia cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các DN Việt Nam vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu để từ đó đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam.

31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TRONG LĨNH

VỰC NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)