Cách tăng thời gian gặp gỡ trực tiếp khách hàng

Một phần của tài liệu 12 tuyệt kĩ bán hàng: Phấn 2 (Trang 103 - 108)

của họ cũng tăng gấp đôi chỉ trong một tuần ngắn ngủi đó. Họ đến gặp tôi trong các buổi hội thảo của tôi, lắc đầu và nói: “Tôi chưa bao giờ nhận ra được việc nhân đôi thu nhập của mình lên lại dễ dàng đến thế cho tới khi tôi nghe được quy tắc này. Và nó hiệu quả tại mọi thời điểm.”

Nếu bạn cũng nỗ lực cải thiện số phút bạn dành để gặp gỡ trực tiếp khách hàng mỗi ngày, và đồng thời tiếp tục cải thiện những kiến thức và kỹ năng bán hàng của mình, bạn sẽ thực sự khiến kết quả bán hàng cũng như thu nhập của mình tăng vọt. Việc nhân đôi thu nhập lên chỉ trong vòng 30 ngày chẳng có gì là bất thường đối với những người bán hàng, thậm chí là ở một thị trường đang bị chững lại hay tụt giảm, với những chiến lược đơn giản này.

Cách tăng thời gian gặp gỡ trực tiếpkhách hàng khách hàng

Điểm khởi đầu để nhân đôi hoặc nhân ba doanh số bán hàng của bạn đơn giản là nhân đôi hoặc nhân ba số phút bạn dành cho việc gặp gỡ trực tiếp những vị khách hàng thực sự tiềm năng. Lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng tiềm năng dựa trên yếu tố địa lý, để giảm thiểu thời gian đi lại. Nhóm các cuộc gặp gỡ của bạn theo từng khu vực cụ thể để bạn có thể gặp gỡ nhiều người hơn với thời gian đi lại ít hơn.

Vì sợ bị từ chối, nên việc những người bán hàng lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng ở rất xa nơi làm việc của họ đã trở nên rất bình

thường, và do vậy họ có thể sẽ phải dành gần như cả ngày để đến gặp khách hàng rồi trở lại văn phòng. Nhưng những người bán hàng giỏi nhất chia khu vực bán hàng của họ thành các góc phần tư và sau đó dành cả ngày để làm việc ở một góc phần tư trong số đó. Khi một vị khách hàng sẵn sàng gặp mặt người bán hàng, họ đặt vị khách hàng đó vào một góc phần tư cụ thể và bố trí làm việc với khách hàng đó trong một ngày cụ thể.

Bắt đầu sớm hơn mỗi ngày để bạn có thể gặp gỡ được nhiều người hơn. Thực hiện cuộc gặp gỡ đầu tiên vào lúc khoảng 7 hay 8 giờ sáng nếu có thể. Thường thì, những khách hàng tiềm năng nhất không rảnh rỗi trong suốt cả ngày làm việc. Nhưng họ sẽ sẵn sàng gặp

gỡ bạn trước hoặc sau giờ làm việc thông thường.

SẮP XẾP ĐỂ ĂN SÁNG CÙNG KHÁCH HÀNG

Khi bạn gọi cho một khách hàng tiềm năng, và người đó quá bận rộn để có thể gặp bạn, hãy mời vị khách hàng này cùng bạn ăn sáng ở một nhà hàng gần nơi làm việc của anh ấy. Chúng tôi đã nhận thấy rằng mọi người có thể đã có hẹn ăn trưa, nhưng chẳng có ai có hẹn ăn sáng cả. Trên thực tế, khi bạn mời ai đó ăn sáng, họ sẽ vừa cảm thấy dễ chịu vừa cảm thấy thích thú. Có thể chưa ai từng nhận được lời mời như thế trước đó.

Khi bạn gặp gỡ và ăn sáng với một khách hàng tiềm năng, khoảng một giờ trước khi người đó bắt đầu ngày làm việc của mình, hãy cẩn thận kìm chế việc nói về công việc. Hỏi những câu hỏi chung chung và mang tính chất cá nhân. Hỏi về tình trạng công việc hiện tại của

người đó. Hỏi xem nền kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến công việc cũng như hoạt động bán hàng. Nhưng đừng có nói chút nào về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Toàn bộ mục đích của việc mời một người đi ăn sáng là để tạo dựng lòng tin. Đó là nhằm xây dựng một mối

quan hệ thân thiện giữa hai người. Vào cuối bữa sáng, thông thường, khách hàng tiềm năng sẽ gợi ý rằng hai người nên cùng nhau đến văn phòng làm việc để thảo luận về sản phẩm/dịch vụ của bạn, thậm chí mặc dù bạn không hề đả động chút nào đến việc đó.

GỌI LẠI SAU

Nếu khách hàng tiềm năng không đưa ra đề nghị về một cái hẹn khác, gọi lại cho khách hàng sau khoảng hai, ba ngày, hãy kể cho họ nghe bạn đã cảm thấy vui thích thế nào trong bữa ăn sáng cùng với họ hôm trước, và nói rằng bạn có một số ý tưởng có thể giúp họ cải thiện đáng kể công việc kinh doanh hoặc cuộc sống cá nhân. Sau đó đề nghị được gặp vị khách hàng tiềm năng này một vài phút để chia sẻ những ý tưởng đó.

Công cụ gặp gỡ khách hàng trước khi ngày làm việc bắt đầu

và/hoặc mời họ ăn sáng được một trong những người bán hàng được trả lương cao nhất trên thế giới sử dụng, nhằm mục đích gặp gỡ

những người bận bịu hoặc nhằm xây dựng những mối quan hệ với mục đích bán hàng vốn đã rất khó để có thể bắt đầu.

LÀM VIỆC MUỘN HƠN MỘT GIỜ

Để tăng thời gian gặp gỡ trực tiếp của mình, hãy quyết định làm việc muộn hơn một giờ. Đề nghị được gặp gỡ những người ra quyết định sau giờ làm việc thông thường. Đặc biệt là khi bạn nói chuyện với các ông chủ doanh nghiệp hoặc các nhà quản lý cao cấp, bạn sẽ thấy họ bắt đầu sớm hơn và làm việc muộn hơn nhân viên của họ. Họ có thể không rảnh rỗi trong suốt cả ngày làm việc, nhưng họ thường rảnh rỗi sau 5 hoặc 6 giờ chiều.

Đôi khi, người mà bạn đề nghị được gặp gỡ sau giờ làm việc sẽ gợi ý rằng các bạn nên đi uống một chút cùng nhau. Tất nhiên, bạn chấp nhận. Nhưng khi cùng nhau đi uống rượu, bạn phải tuyệt đối tránh việc nói về sản phẩm/dịch vụ của mình. Hãy coi quãng thời gian này chỉ đơn thuần là một cơ hội gặp gỡ, giao lưu mang tính chất xã hội. Sử dụng khoảng thời gian này để phát triển một mối quan hệ thân thiết, để xây dựng mối quan hệ và lòng tin.

Thường thì, sau khi các bạn đã dành 30 đến 60 phút ngồi cùng nhau vào cuối một ngày làm việc, khách hàng tiềm năng sẽ gợi ý là hai người nên gặp nhau ở văn phòng làm việc của anh ấy vào một thời điểm khác, khi bạn có thể nghiêm túc thảo luận về sản phẩm/ dịch vụ của mình.

KIỂM SOÁT HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN

Thực tế là trong bán hàng, bạn không thể dự đoán được giao dịch tiếp theo của bạn sẽ đến từ đâu. Mọi người sẽ mua hay không mua vì vô số những lý do khác nhau, một vài lý do liên quan đến bạn và sản phẩm của bạn và một vài lý do khác thì liên quan đến những yếu tố mà bạn hoàn toàn không kiểm soát được.

Do vậy, bạn phải tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát, và đó là những hoạt động bán hàng mà bạn thực hiện mỗi ngày. Bạn có thể kiểm soát bản thân bạn và những việc bạn làm từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Và bằng cách này, bạn có thể kiểm soát kết quả bán hàng của mình, thứ duy nhất không trực tiếp chịu sự kiểm soát của bạn.

Các hoạt động bán hàng hoàn toàn có thể kiểm soát được trong khi bản thân việc bán hàng thì không. Khi bạn làm một việc cụ thể, bạn tăng khả năng bán được hàng của mình lên. Số lượng và mức độ

thường xuyên liên lạc quyết định phần lớn chất lượng và khối lượng của kết quả bán hàng mà bạn tạo ra. Nếu bạn nói chuyện và gặp gỡ nhiều người hơn, bạn sẽ tạo ra được những cơ hội để thực hiện được nhiều bài chào bán với chất lượng tốt hơn, kỹ năng của bạn sẽ được cải thiện, và doanh số cũng như thu nhập của bạn sẽ tăng lên. Đó là một vấn đề mang tính logic, một vấn đề mang tính quy luật, và nó hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

Một trong số những định nghĩa tốt nhất của việc quản lý thời gian là “kiểm soát một chuỗi các sự kiện”. Trong quản lý thời gian, bằng cách thiết lập thứ tự ưu tiên, bạn có thể quyết định việc gì cần làm đầu tiên, việc gì cần làm thứ hai, và việc gì không cần phải làm. Bạn luôn luôn được tự do lựa chọn chuỗi những sự kiện làm bạn sẽ tham gia trong đời sống công việc của mình. Và bằng cách lựa chọn một chuỗi phù hợp, bằng cách làm những việc quan trọng nhất trước, bạn sẽ gián tiếp kiểm soát đẳng cấp cũng như thu nhập của mình từ công việc bán hàng.

TẬP TRUNG VÀO CHỦ ĐỀ CHÍNH

Đây là câu hỏi quản lý thời gian chủ chốt: “Liệu những gì tôi đang làm có mang lại một giao dịch?” Nếu những gì bạn đang làm không đem tới một giao dịch, hãy đạp mạnh phanh và dừng việc đó lại ngay lập tức.

Hãy nhớ, khi bạn làm việc vì lương hay thưởng, bạn sẽ được trả tiền chỉ để “có mặt”. Nhưng khi bạn làm việc trong lĩnh vực bán hàng, bạn chỉ có thể được trả tiền khi có được những kết quả bán hàng. Bạn sẽ không được trả tiền chỉ để cư xử hòa nhã nơi công sở. Bạn sẽ

không được trả tiền chỉ để đến và về đúng giờ. Bạn sẽ chỉ được trả tiền khi thực hiện được giao dịch, và bạn cần hoàn toàn tập trung vào việc bán hàng.

Trong bán hàng, bạn càng gặp gỡ nhiều người thì kết quả bạn đạt được sẽ càng tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn và chúng sẽ cải thiện khả năng của bạn và bạn sẽ trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Mức độ hoạt động bán hàng của bạn càng cao, năng lượng mà bạn có được sẽ càng nhiều. Bạn càng gặp và nói chuyện được với nhiều người, bạn càng bán được nhiều hàng. Bạn càng bán được nhiều hàng, bạn càng có nhiều động lực để gặp gỡ nhiều người hơn

nữa và bán được nhiều hàng hơn nữa. Sự nghiệp kinh doanh của bạn sẽ phát triển vượt bậc với ngày càng nhiều thành công hơn.

Có bốn câu hỏi mà bạn nên tự hỏi và trả lời mỗi ngàyđể giữ cho mình luôn tập trung và không bị chệch hướng.

1. Đâu là những hoạt động đem lại giá trị gia tăng cao nhất của tôi? Câu trả lời khá dễ. Những hoạt động có giá trị cao nhất của bạn là hoạt động tìm kiếm, chào bán, kết thúc chào bán và hoàn tất giao

dịch. Bạn nên dành 80% thời gian của mình để thực hiện những hoạt động này, mỗi ngày.

2. Tại sao tôi được trả lương? Hãy tưởng tượng cảnh con của bạn hỏi rằng: “Bố/mẹ, tại sao người ta lại trả tiền cho bố/mẹ khi bố/ mẹ đi làm?” Bạn sẽ nói gì? Một cách chân thành nhất, bạn sẽ nói: “Họ trả tiền cho bố mẹ vì bố mẹ bán được hàng. Thu nhập của bố/ mẹ phụ thuộc vào số giao dịch và độ lớn của mỗi giao dịch mà bố/ mẹ hoàn tất.” Tự hỏi và tự trả lời câu hỏi này sẽ giúp bạn luôn tập trung và đi đúng hướng.

3. Điều gì tôi có thể, và chỉ mình tôi có thể, làm, và nếu làm tốt, sẽ tạo ra một sự khác biệt thực sự? Đây là một trong số những câu hỏi hay nhất để quản lý chính bản thân mình. Mỗi ngày, mỗi giờ, sẽ có những nhiệm vụ mà chỉ mình bạn có thể làm. Nếu bạn không làm những việc đó, sẽ chẳng ai làm thay cho bạn cả. Nếu những nhiệm vụ đó được bạn hoàn thành tốt, chúng sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự cho bản thân và tương lai của bạn. Đôi khi những nhiệm vụ đó bao gồm cả việc thăm dò và tìm kiếm người mới để nói chuyện. Chúng còn bao gồm cả việc bổ sung kiến thức và cải thiện các kỹ năng để bạn có thể nhận ra những vị khách hàng tiềm năng mà trước đây bạn chưa nhận ra, bạn trở nên xuất sắc trong tất cả các phần của quy trình bán hàng. Đôi khi những việc mà chỉ mình bạn có thể làm còn là lập kế hoạch cho một ngày của bạn và tổ chức thời gian hợp lý để có được những kết quả tốt nhất.

4. Đâu là cách sử dụng thời gian giá trị nhất của tôi cho đến lúc này? Đây là một câu hỏi cha đẻ trong quản lý thời gian. Tất cả các cuốn sách và nghiên cứu về quản lý thời gian trên thế giới đều nhằm thực hiện một mục đích đơn giản. Đó là giúp bạn xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn, và sau đó là để giúp bạn tổ chức, bắt đầu và hoàn thành nhiệm vụ đó trước khi làm bất cứ một việc gì khác. Cho

dù câu trả lời cho câu hỏi này của bạn có là gì đi chăng nữa, hãy nhớ chắc chắn là những gì bạn đang làm tại thời điểm này có giá trị và rằng bạn sẽ không làm bất cứ một việc gì khác cho đến khi hoàn thành việc đang làm.

Hãy học cách quản lý thời gian. Hãy đọc sách, nghe các chương trình băng đĩa, và tham gia những khóa học hay những buổi hội thảo. Chất lượng thực sự của việc quản lý thời gian sẽ quyết định chất

lượng cuộc sống của bạn.

Đừng lãng phí thời gian. Hãy tránh xa những người đang lãng phí thời gian. Hãy ra khỏi văn phòng làm việc. Hãy ăn trưa nhanh lên, uống cà phê rồi đi thôi.

Từ lúc bạn bắt đầu vào buổi sáng cho tới khi bạn dừng làm việc vào buổi chiều, hãy quyết tâm làm việc tất cả các thời gian làm việc. Chỉ mình quyết định này thôi cũng có thể khiến bạn trở thành một trong số những chuyên viên bán hàng làm việc hiệu quả nhất và được trả lương cao nhất trong lĩnh vực của bạn trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn.

Một phần của tài liệu 12 tuyệt kĩ bán hàng: Phấn 2 (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)