1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Dân tộc ta trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài đã xây dựng nhiều nền văn minh rực rỡ, có văn tự riêng với nhiều hình thức thể hiện khác nhau được lưu giữ qua nhiều triều đại. Theo sử liệu, nghề in bằng bản khắc gỗ trên giấy bản địa xuất hiện ở nước ta từ thế kỉ thứ III, được phát triển mạnh từ thời nhà Lý để in kinh Phật. Đến giữa thế kỉ XV, Lương Nhữ Học (1420 - 1501), người huyện Gia Lộc, Hải Dương, đi sứ Trung Quốc, học được nghề khắc ván in đưa về nước ta. Từ đó, nghề khắc ván in được phát triển và mở rộng, trước hết là dùng để khắc in kinh Phật, in sách lịch sử. Đến thế kỉ XIX, nhiều bộ sách lớn đã được in khắc gỗ như “Gia Định thành thơng chí”, “Đại Việt sử kí tồn thư”, “Đại Nam thực lục”, “Lịch triều hiến chương loại chí”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, “Đại Nam hội điển sự lệ”… Các cơ sở in mộc bản thời này cũng chính là cơ sở xuất bản và phát hành sách, đa phần là sách chữ Hán và chữ Nôm.
Đến năm 1865, nhà in typô đầu tiên in chữ quốc ngữ được Pháp thành lập tại Sài Gòn để in “Gia Định báo”. Tiếp theo, nhiều nhà in khác ra đời ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phịng,… đặt nền móng cho ngành xuất bản, phát hành ở nước ta [7, 9, 17].
Sang đầu thế kỉ XX, nhất là khi Pháp bãi bỏ các kì thi bằng chữ Hán (năm 1919), đưa chữ Quốc ngữ vào trường học, ủng hộ viết sách bằng chữ Quốc ngữ… tạo điều kiện cho ngành xuất bản, phát hành phát triển. Một số nhà in và nhà xuất bản, phát hành tư nhân được thành lập dưới sự kiểm sốt của chính quyền thuộc địa Pháp, bằng việc tăng cường chế độ kiểm duyệt sách báo công khai.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hoạt động xuất bản, phát hành ở nước ta bước sang thời kì mới, phục vụ kháng chiến và kiến quốc. Đặc biệt, sau năm 1946, công tác xuất bản, in, phát hành được xác định là một trong những hoạt động quan trọng của cơng tác văn hóa, tư tưởng phục vụ kháng chiến kiến quốc. Hàng loạt các nhà xuất bản và nhà in được thành lập để phục vụ nhiệm vụ này. Sau năm
và thành lập các nhà xuất bản, nhà in mới. Ở miền Bắc trong giai đoạn này có hơn 20 nhà xuất bản và 20 cơ sở in lớn nhỏ, phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng và học hành của nhân dân. Trong khi đó, hoạt động xuất bản, phát hành ở miền Nam lại do chính quyền Sài Gịn tiến hành; ưu tiên du nhập sách báo của Mỹ với tỉ lệ gấp hàng chục lần so với sách biên soạn trong nước.
Sau năm 1975, cả nước có 21 nhà xuất bản Trung ương và địa phương. Công tác phát hành sách báo do các đơn vị phát hành quốc doanh đảm nhiệm. Đến năm 1985, tồn quốc có 40 nhà xuất bản (26 nhà xuất bản Trung ương, 14 nhà xuất bản tổng hợp ở địa phương). Đến năm 1991, cả nước có 52 nhà xuất bản với hơn 2000 đầu sách mới và số lượng phát hành đạt khoảng 60 triệu bản sách. Hiện nay (năm 2018), cả nước có gần 70 nhà xuất bản phát hành hơn 200 triệu bản sách với hơn 50 ngàn đầu sách đủ các thể loại xuất bản mỗi năm [5].
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu về lịch sử thư tịch cổ, lịch sử xuất bản sách nước ta trong tiến trình phát triển đất nước. Tiêu biểu như các cơng trình “Lịch sử thư tịch Việt Nam” của Lâm Giang, “Lịch sử xuất bản sách Việt Nam” của Đỗ Quang Hưng và những người khác,…[7,
9, 11]. Các cơng trình trên đi sâu nghiên cứu nguồn thư tịch cổ nước ta từ khi có
chữ viết, các nguồn thư tịch cổ của nước ta còn lưu trữ tại các thư viện trên thế giới. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng cố gắng trình bày lại lịch sử hình thành và phát triển ngành xuất bản sách sơ khai của nước ta.
Về hướng phát hành sách đã có khơng ít các nhà nghiên cứu, nhà chuyên mơn, quản lí quan tâm như Ngô Trần Ái, Đinh Xuân Dũng với các cơng trình nghiên cứu chun sâu như “Góp phần xây dựng cơ sở lí luận phát hành sách. Các
vấn đề sách giáo dục”, “Sổ tay xuất bản và phát hành”, Các nhà xuất bản Việt Nam thế kỉ XX” hay cơng trình nghiên cứu của NXB Giáo dục qua “Tuyển tập tư liệu lớp tập huấn “Phát hành và tiếp thị”… [3, 4, 9, 22]. Hầu hết các cơng trình trên đã tổng
kết lại các phương thức và kinh nghiệm phát hành sách, đặc biệt là phát hành sách giáo dục, cũng như đề xuất những giải pháp phát hành hiệu quả, chống in lậu sách, hạn chế sách giả, sách lậu,… trong cơ chế cạnh tranh độc quyền theo chức năng được Nhà nước giao phó.
Trong xu thế hội nhập và thay đổi công nghệ, cũng như xu hướng phát hành sách điện tử dựa trên nền tảng cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0, các nhà xuất bản đã hình thành hệ thống phân phối, phát hành các phiên bản khác nhau về sách điện tử, sách tương tác với người đọc thông qua các thiết bị cầm tay, thiết bị cố định. Tiêu biểu trong hướng nghiên cứu này phải kể đến các nhà xuất bản trong nước như NXB. Trẻ, NXB. Giáo dục Việt Nam, NXB. Phụ nữ, NXB. Tổng hợp TP.HCM,… cũng như các cá nhân tham gia nghiên cứu lí luận lẫn thực tiễn như Phạm Thị Thu với cơng trình “Lý luận nghiệp vụ xuất bản”, Trần Văn Hải với “Lí luận nghiệp vụ
xuất bản” hay Nguyễn Văn Tuấn với “Sách điện tử và công nghệ tạo sách điện tử”
hoặc Trần Chí Đạt và những người khác qua“Nghiên cứu xây dựng phương án và
quy trình xuất bản công nghệ số của Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông”,…[13, 27…]. Các đề tài trên đã đi sâu phân tích cơ sở lí thuyết và thực tiễn
ứng dụng các dạng thức khác nhau về lí luận nghiệp vụ xuất bản cũng như dự báo thị trường sách điện tử trong những năm tiếp theo tại Việt Nam.
Nhìn chung cho đến nay, dù đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu về ngành xuất bản, hoạt động phát hành trên thế giới cũng như ở Việt Nam thế nhưng hiện vẫn cịn thiếu các cơng trình, chun khảo về quản lí hoạt động phát hành sách, đặc biệt là quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục, một hoạt động quản lí vừa mang tính thương mại vừa mang tính chính trị - xã hội theo cơ chế đặc thù. Đây là khoảng trống để chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu của mình. Nghiên cứu của đề tài đã xác lập mang ý nghĩa thực tiễn và không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó.