1.3. Lí luận về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục
1.3.4.1. Tình hình phát hành sách giai đoạn 2002-2007
Đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời và đồng bộ SGK cho học sinh và giáo viên ở các tỉnh, thành phố phía nam trước mỗi năm học mới.
Đã xây dựng và phát triển tốt mối quan hệ, hợp tác với các Sở GD&ĐT, các trường Đại học, Cao đẳng, các Công ty Sách - TBTH, các cơ sở in, các công ty vật tư, vận tải và các ngành chức năng ở địa phương trong việc xuất bản - phát hành và quản lí các xuất bản phẩm của NXB Giáo dục; đồng thời tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác và trao đổi với các NXB trong nước và nước ngoài, tăng cường các hoạt động giao lưu với bạn đọc, gắn bó với thực tế ở các cơ sở giáo dục,…
Bảng 1.1: Tình hình phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM giai đoạn 2002 - 2007
STT Năm Số cuốn Xuất bản Phát hành SGK
1 2002 481 70.732.500 71.799.538
2 2003 463 75.328.500 74.091.998
4 2005 360 79.504.100 78.519.193
5 2006 392 84.743.200 85.797.510
6 2007 285 44.919.000 49.142.801
a. Hệ thống Thư viện trường học ngày càng được củng cố và phát triển
Đã phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ các Sở GD&ĐT và các Công ty Sách - TBTH thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển hệ thống TVTH theo chỉ đạo chung của Bộ GD&ĐT, NXBGD.
Bảng 1.2: Hệ thống thư viện trường học trong hệ thống phát hành của NXBGD tại TP.HCM giai đoạn 2002 - 2007
Năm Ts trường phổ thông Tổng số thư viện Thư viện đạt chuẩn Tổng số cán bộ Chuyên trách Kiêm nhiệm Kinh phí (tr. đồng) 2002 8.952 6.152 3.146 8.677 3.636 5.038 76.712 2003 9.210 6.635 2.696 9.105 4.366 4.739 68.608 2004 9.423 6.753 3.036 8.762 4.631 4.131 104.400 2005 9.528 7.035 3.531 9.178 4.879 4.299 63.800 2006 9.722 8.333 4.058 9.176 4.879 4.297 87.900 2007 9.803 8.334 4.412 9.370 6.250 3.130 86.166
b. Kết quả kinh doanh
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của NXBGD tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 – 2007 (Đơn vị tính : tỉ đồng)
STT Năm Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách
1 2002 249.536 19.647 5.762
3 2004 346.165 29.940 6.957
4 2005 342.040 52.005 0.883
5 2006 403.359 44.016 2.019
6 2007 406.810 19.603 1.512
c. Phương thức và mạng lưới phát hành
Từ nhiều năm qua, với chức năng và nhiệm vụ được giao, NXBGDVN là đơn vị duy nhất phát hành độc quyền sách giao khoa trên toàn quốc. Cơ chế phát hành này, về phương diện nào đó, có những thuận lợi nhất định trong việc chiếm lĩnh thị trường sách giáo dục nhưng lại cũng là hạn chế trong đổi mới phương thức phát hành và xây dựng mạng lưới. Phương thức phát hành độc quyền đã tạo nên thị trường độc quyền, cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt và chịu nhiều áp lực từ dư luận xã hội, nhân dân, nhất là các đợt cao điểm phát hành vào tháng 8, 9 hằng năm. Về phía người tiêu dùng, phương thức phát hành này đã tạo được bộ sách giáo khoa chất lượng khá tốt với giá thành rẻ theo mức trần do Bộ Tài chính quy định và ít thay đổi theo từng năm, giá cả thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn 2002 - 2007, phương thức pháp hành trên được vận dụng trên toàn quốc dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.
Việc độc quyền phát hành sách giáo khoa, về cơ bản, đã giúp NXBGDVN tự chủ trong vấn đề xây dựng hệ thống và mạng lưới phát hành xuống đến tận cơ sở hay các vùng sâu, vùng xa nhờ cơ chế điều phối chiết khấu giữa các vùng, miền hay sự điều tiết lợi nhuận giữa NXBGDVN với hệ thống các công ty sách - thiết bị trường học trực thuộc. Trong giai đoạn 2002 - 2007, cơ chế độc quyền sách giáo khoa đã giúp NXBGD phía Nam xây dựng và củng cố mạng lưới phát hành rộng khắp, đủ lực phân phối sách giáo khoa và một phần thị trường sách tham khảo đến tận thư viện trường học, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sốt sách, thiếu sách ở các vùng sâu, vùng xa.
được nguồn nhân lực phát hành có tay nghề, chun mơn vững vàng. Tuy nhiên, do địa bàn phát hành rộng, nhu cầu sách giáo khoa của thị trường biến động nên trong một số trường hợp, một số thời điểm đã xảy ra tình trạng thiếu sách cục bộ, tạm thời.
d. Những vấn đề nẩy sinh và tồn tại từ công tác phát hành giai đoạn 2002-2007
Trong giai đoạn 2002 - 2007, về cơ bản, thị trường phát hành sách giáo dục của NXBGDVN được mở rộng và duy trì khá tốt. Tuy nhiên, khi đánh giá dưới góc độ markerting hiện đại, cơng tác phát hành vẫn cịn những hạn chế và tồn tại sau cần khắc phục trong các năm tiếp theo:
- Giai đoạn 2002 - 2007 là giai đoạn NXBGDVN thực hiện chiến lược thay sách giáo khoa mới nên mọi tiềm lực (vật lực, nhân lực, tài lực,…) đều dồn cho nhiệm vụ chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao. Chính vì thế, ngồi việc hồn thành bộ sách hiện hành thì mảng sách tham khảo ăn theo sách giáo khoa chưa thật sự quan tâm đúng mực. Kết quả là, số lượng đề tài và số lượng mảng sách tham khảo phát hành còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường cần. Hạn chế này đã tạo điều kiện cho các nhà làm sách tư nhân nhảy vào thị phần vốn là sở trường của NXBGDVN. Họ dùng nhiều biện pháp lôi kéo tác giả lâu năm của NXBGDVN (ưu đãi về nhuận bút, thanh toán tiền mặt một lần, thủ tục đơn giản,…) nên đã tổ chức được nhiều bộ sách tốt, đưa thẳng vào hệ thống trường học với phương thức chiết khấu trực tiếp cho bộ phận phát hành tại các trường mới mức chiết khấu vượt trần (từ 35 - 55% giá bìa).
Ngoài ra, các nhà làm sách bên ngoài đã tận dụng tối đa hệ thống cửa hàng sách đã có hoặc những đại lí truyền thống của NXBGDVN để cạnh tranh phát hành, cạnh tranh thị trường do các phương thức marketing khơng chính thức (chiết khấu lót tay, quà biếu ngồi phí phát hành, dịch vụ tặng thêm như du lịch, nghỉ dưỡng cùng gia đình…). Nhiều đơn vị phát hành truyền thống hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần nên doanh thu và lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu, chính vì thế, việc đưa sách bên ngồi vào phát hành trong hệ thống là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, khi NXBGDVN áp dụng các giải pháp kiểm sốt, khống chế mức chiết khấu sách giáo khoa để bảo vệ và phát triển hệ thống phát hành nội bộ thì các nhà
này để thu hút khách hàng tham quan, mua sắm các mảng sách tham khảo khác với doanh số và lợi nhuận lớn hơn nhiều lần vì giá thành mảng sách này khơng theo quy định cơ cấu giá khung do Nhà nước quy định.
- Trong giai đoạn 2002 - 2007, đa phần đội ngũ phát hành của NXBGDVN đều tập trung thực hiện công tác phát hành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo đủ sách, kịp thời cho nhu cầu học tập cả nước. Ngoài phát hành, đội ngũ này phải thực hiện các chiến lược tuyên truyền, chống in lậu, phát hành trái tuyến, khảo sát tình hình phát hành và sử dụng sách tại các vùng sâu, vùng xa để đánh giá dịch vụ hậu mãi sau phát hành của chính mình. Các cơng đoạn này đã chiếm hầu hết thời gian và nhân lực của đội ngũ phát hành nên việc đầu tư mở rộng các thị trường tiềm năng, khách hàng mới không nhiều.
- Cơ chế hoạt động của các nhà làm sách tư nhân khá thơng thống, nhiều dự án đầu thầu được chỉ định thầu nhờ cơ chế “lách luật” thơng qua chi phí bán hàng linh hoạt và sự đồng ý của các đơn vị giáo dục.