1.3. Lí luận về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục
1.3.3.2. Chiến lược định giá sản phẩm
Chiến lược định giá sản phẩm là quá trình quyết định giá một sản phẩm tạo ra những khác biết về giá sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh nhằm giành được những khách hàng nhất định. Để chiến lược định giá sản phẩm hiệu quả, cần xác định các lợi thế bền vững của cơng ty có được nhờ cung cấp cho khách hàng giá trị
lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh do giá thấp, chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ hậu mãi chu đáo.
Những năm gần đây, cùng với việc áp dụng chiến lược định vị sản phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục tại TP.HCM đã áp dụng song song chiến lược định giá sản phẩm trong việc phát hành sách giáo dục. Cụ thể là, đối với mảng sách giáo khoa, giá sách học sinh phát hành chịu sự chi phối, quyết định của Bộ Tài chính quyết định hằng năm nên gần như Nhà xuất bản không được quyền can thiệp. Doanh số phát hành mảng sách này hằng năm đều tăng nhưng hiệu quả và lợi nhuận hầu như khơng có, thậm chí có năm cịn phải bù lỗ khoảng 50 - 70 tỉ đồng/ năm. Tuy hiệu quả kinh tế không đạt nhưng về giá trị thương hiệu, Nhà xuất bản đã có vị thế quan trọng khi khẳng định thương hiệu trong lòng bạn đọc cả nước về chất lượng sách học sinh, sách giáo viên và sách bài tập. Chính giá trị thương hiệu của sách giáo khoa qua chiến lược định giá sản phẩm đã lan truyền sang các mảng sách khác của Nhà xuất bản trong đó có mảng sách giáo dục nhờ giá rẻ, chất lượng sách tốt, phục vụ chu đáo và rộng rãi nhờ mạng lưới phát hành sẵn có trong tiềm thức của giáo viên và học sinh cả nước.