Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 131 - 133)

sách giáo dục của NXBGD tại TP .HCM

3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD

3.3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Về cơ bản, cơng tác quản lí hoạt động phát hành sách được cụ thể hóa qua chuỗi các hoạt động liên hồn theo quy trình gắn kết hữu cơ các công đoạn biên tập, in ấn, phát hành. Hơn nữa, hoạt động phát hành được xem là khâu quan trọng, tạo đầu ra cho tồn bộ chu trình sản xuất, tiêu dùng và cũng là khâu “khởi động” cho một chu trình mới. Việc ứng dụng các biện pháp quản lí hoạt động phát hành sách chỉ có thể tiến hành trên cơ sở dự báo, giám sát, kiểm tra liên tục về hiệu quả từ những quyết định, chiến lược phát hành hình thành trước đó. Những biện pháp này

có thể sẽ mang lại hiệu quả ngay hoặc cũng có thể đánh giá kết quả sau một thời gian triển khai ứng dụng trong thực tế.

Mỗi biện pháp đề suất trên có hiệu quả nhất định trong một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau trong quy trình sản xuất, tiêu thụ sách. Giai đoạn này kết thúc sẽ bắt đầu tiếp nối một giai đoạn khác mà các thông số khách hàng, doanh số, hiệu quả kinh doanh thu thập được của giai đoạn đầu sẽ làm cơ sở nền tảng cho những quyết sách ở giai đoạn sau.

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cuộc chiến phát hành không chỉ dừng lại ở các đầu việc cụ thể, biện pháp nội tại (xây dựng kế hoạch, chiến lược hoặc hoạt động giám sát, kiểm nội bộ…) của mỗi đơn vị phát hành trong hệ thống mà nó cịn lại sự linh hoạt, cạnh tranh giữa các cơ chế đối ngoại (tỉ lệ chiết khấu bán hàng của đối thủ, quyền lực mềm trong cạnh tranh,…) của mỗi nhà xuất bản. Do vậy, suy cho cùng, cuộc chiến phát hành xuất phát từ cuộc chiến sử dụng “tiềm năng, tư duy đột phá” của đội ngũ phát hành, cán bộ quản lí. Chính vì thế, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực, lại một lần nữa, cần được nhìn nhận là yếu tố cốt lõi trong chiến lược xây dựng thương hiệu, uy tín của mỗi nhà xuất bản trong cuộc cạnh tranh phát hành.

Ngoài ra, trước khi hiện thực hóa các biện pháp trên vào hoạt động phát hành, các nhà quản trị cần dự báo, đo lường kết quả có thể xảy ra theo các mức độ khác nhau để có cái nhìn tồn diện, cơng tâm về hiệu quả của từng biện pháp. Đồng thời, NXBGD tại TP.HCM cần chuẩn hóa hệ thống quy định, quy cách, tiến tới xây dựng hệ thống theo chuẩn quốc tế trong hoạt động phát hành nói riêng và vận hành trong tồn hệ thống nói chung.

Các biện pháp trên sẽ thật sự khả thi và mang lại hiệu quả cao nhất khi được tiến hành đồng bộ bằng các phương thức tiên tiến, ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu của hoạt động phát hành. Và tất nhiên, các biện pháp phải được tiếp thu có chọn lọc, căn cứ vào thực trạng của từng đơn vị phát hành thành viên, hoàn thiện dần theo thời gian để phù hợp với tình hình phát hành mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)