Đánh giá chung về cơng tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 99)

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tạ

2.3.7. Đánh giá chung về cơng tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tạ

TP.HCM

Bảng 2.24: Đánh giá chung về công tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM TT Nội dung ĐTB mức độ thục hiện ĐTB hiệu quả thực hiện 1 Lập kế hoạch hoạt động phát hành sách 3,97 3,94 2 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động phát

hành sách 3,99 3,94

3 Quản lí cơ sở vật chất - kỹ thuật 4,15 4,09

phát hành

5 Quản lí hệ thống phát hành 4,15 4,09

6 Quản lí việc ứng dụng CNTT 4,12 4,05

7 Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát hành

sách của NXBGD tại TP.HCM 4,20 4,19

ĐTB chung 4,10 4,06

Kết quả thống kê ở bảng 2.24 đánh giá chung về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện cơng tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM có điểm số lần lượt là 4,10 và 4,06, ứng với mức thực hiện thường xuyên và kết quả đạt mức khá theo thang đo đã xác lập.

Quan sát ở từng nội dung cụ thể cho thấy, việc thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM được ưu tiên thực hiện tích cực nhất. Việc thực hiện tốt chức năng này sẽ cung cấp cho CBQL những thông tin cần thiết về thực trạng phát hành sách giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, điều chỉnh những sai lệch nếu có đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu của NXBGD đã đề ra. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê thì việc thực hiện lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động phát hành sách có phần hạn chế hơn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc thực hiện các hoạt động cụ thể trong hoạt động phát hành sách chưa thật sự đồng bộ. Dữ liệu này khiến chúng tôi lo lắng, bởi để bất kì hoạt động quản lí nào được đạt hiệu quả thì thao tác quản lí của người lãnh đạo phải đều tay và phải đảm bảo tất cả các khâu được diễn ra đồng bộ. Đây là một tại cần được quan tâm trong nghiên cứu này.

2.3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM

Bảng 2.25: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM

TT Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB Độ lệch chuẩn Thứ hạng

Các yếu tố thuận lợi

1 Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Giám

đốc 4,30 0,608 1

2 Định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển

đúng đắn 4,22 0,617 3

3 Cán bộ phát hành tận tâm, kinh nghiệm với công

việc 4,23 0,571 2

4 Thương hiệu uy tín của NXBGD 4,17 0,672 5

Các yếu tố khó khăn

5 Hệ thống phát hành còn nghèo nàn và lạc hậu,

chưa phủ kín các thị trường vùng sâu, vùng xa 4,21 0,634 4 6 Cán bộ phát hành một số nơi thiếu tính chuyên

nghiệp, chưa theo kịp nhu cầu thị trường 4,14 0,685 7 7 Trình độ ngoại ngữ, tin học cịn hạn chế 4,01 0,726 12 8 Trang thiết bị, kho bãi, cửa hàng còn lạc hậu,

phân bố chưa hợp lí 3,83 0,729 14

9 Khả năng chi tiêu của khách hàng còn thấp 3,87 0,826 13

Hoạt động marketing (Đánh giá chiến lược marketing của đơn vị)

10 Doanh số bán hàng sau các chiến lược marketing 4,15 0,670 6 11 Số lượt khách hàng sau các chiến lược marketing 3,80 0,757 15 12 Doanh số thu về từ khách hàng mới sau các chiến

lược marketing 4,07 0,764 10

13 Doanh số thu về từ khách hàng cũ sau các chiến

Kinh phí dành cho cơng tác phát hành

14 Kinh phí dành cho sản phẩm mới 4,11 0,665 9

15 Kinh phí dành cho sản phẩm cũ 4,13 0,713 8

16 Kinh phí dành cho khách hàng cũ (khách hàng

mục tiêu) 3,71 0,742 17

17 Kinh phí dành cho khách hàng mới (khách hàng

tiềm năng) 3,77 0,755 16

Kết quả thống kê bảng 2.25 về các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động sách của NXBGD tại TP.HCM có ĐTB trải dài từ 3,71 đến 4,30, tương ứng từ mức nhiều đến rất nhiều.

Quan sát kết quả thống kê ở nhóm yếu tố thuận lợi cho thấy có đến ¾ yếu tố đưa ra khảo sát được đánh giá mức rất nhiều. Cụ thể, “Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc” (ĐTB = 4,30), “Cán bộ phát hành tận tâm, kinh nghiệm với công việc” (ĐTB = 4,23) và “Định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển đúng đắn” (ĐTB = 4,22), xếp thứ hạng 1, 2, 3. Thực tế cho thấy, nếu hoạt động phát hành sách càng nhận được sự chỉ đạo của CBQL với sự định hướng đúng đắn thì càng hạn chế những rời rạc trong cơng tác quản lí, từ đó giúp hoạt động phát hành sách của NXBGD diễn ra đúng trình tự và mang lại hiệu quả cao. Ở một khía cạnh khác, thái độ tận tâm và kinh nghiệm nhất định trong việc phát hành sách là một điều không thể thiếu đối với một người làm cơng tác phát hành. Nó chính là cơ sở ban đầu tạo tiền đề cho các hoạt động kế tiếp. Đây được xem là điểm sáng trong nghiên cứu và cần được phát huy. Với kết quả này giúp chúng tôi nhận định rằng, trong công tác quản lí phát hành nếu người CBQL quan tâm thực hiện tốt những yếu tố thuận lợi này nó sẽ thúc đẩy quá trình phát hành cũng như hiệu quả phát hành. Và dĩ nhiên kết quả không được như mong đợi nếu không được quan tâm và đảm bảo thực hiện.

Kết quả thống kê từ nhóm các yếu tố khó khăn cho thấy “Hệ thống phát hành cịn nghèo nàn và lạc hậu, chưa phủ kín các thị trường vùng sâu, vùng xa” là nguyên nhân gây cản trở nhiều nhất đến hoạt động phát hành sách của NXBGD với ĐTB =

động phát hành sách khi có ĐTB dao động từ 3,83 đến 4,14. Như vậy, các yếu tố đưa ra khảo sát đều được cho rằng là có sức ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động phát hành sách từ nhiều đến rất nhiều. Vì thế, trong cơng tác quản lí của mình người lãnh đạo khơng thể bng lõng hay xem nhẹ các yếu tố gây khó khăn này mà thay vào đó hãy quan tâm tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất.

Tám nguyên nhân trong hai nhóm yếu tố cịn lại “Hoạt động marketing (Đánh giá chiến lược marketing của đơn vị)” và “Kinh phí dành cho cơng tác phát hành” được đánh giá sự ảnh hưởng ở mức nhiều theo thang đo đã xác lập với ĐTB dao động từ 3,71 đến 4,15.

Tóm lại, có rất nhiều ngun nhân ảnh hưởng đến cơng tác phát triển đội ngũ TVHĐ ở khu vực phía Nam. Các nguyên nhân được đánh giá ảnh hưởng từ nhiều đến rất nhiều. Trong đó, các yếu tố thuận lợi như: được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc; cán bộ phát hành tận tâm, kinh nghiệm với công việc; định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển đúng đắn” được xem là có sức ảnh hưởng nhiều nhất đến cơng tác quản lí hoạt động phát hành sách. Nếu người CBQL quan tâm thực hiện và chỉ đạo tốt các yếu tố thuận lợi này và khắc phục yếu tố hệ thống phát hành còn nghèo nàn và lạc hậu, chưa phủ kín các thị trường vùng sâu, vùng xa sẽ tăng cường hiệu quả quản lí và nâng cao chất lượng phát hành sách.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua phân tích thực trạng cơng tác quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

- Hoạt động phát hành sách của NXBGD hiện nay đáp ứng tốt nhu cầu thị trường sách giáo dục (ĐTB chung = 4,31). Mức độ đáp ứng về hoạt động phát hành sách của NXBGD hiện nay đảm bảo ở mức khá tốt về với chất lượng, giá thành sách giáo dục, cơ sở vật chất kho bãi, cửa hàng, đại lý phát hành sách và hệ thống phát hành sách giáo dục.

- Xét về phẩm chất và năng lực của cán bộ phát hành sách hiện nay cơ bản là khá tốt và đảm bảo được mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác phát hành sách.

- Hầu hết khách hàng đánh giá cao về chất lượng cơ sơ vật chất của NXBGD. Riêng với chất lượng phụ vụ tại chỗ của các nhân viên thuộc NXBGD đạt mức khá. Trong đó, sự ân cần niềm nở và nhiệt tình giúp đỡ bạn đọc của nhân viên phát hành được đánh giá cao nhất.

- Mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát hành của CBPH, các hoạt động nghiệp vụ phát hành, các hoạt động phục vụ bạn đọc tại hệ thống phát hành đều được đánh giá chủ yếu là thường xuyên thực hiện và đạt hiệu quả khá theo thang đo đã thiết lập.

- Kết quả đánh giá chung về việc thực hiện và hiệu quả thực hiện cơng tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM có điểm số lần lượt là 4,10 - ứng với mức thực hiện thường xuyên và 4,06 - ứng với kết quả mức khá.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy việc thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM được ưu tiên thực hiện tích cực nhất. Tuy nhiên, việc thực hiện lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động phát hành sách có phần hạn chế hơn. Rõ ràng việc thực hiện các hoạt động cụ thể trong hoạt động phát hành sách chưa thật sự đồng bộ. Đây là một tại cần được quan tâm trong nghiên cứu này.

chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc; cán bộ phát hành tận tâm, kinh nghiệm với công việc; định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển đúng đắn được xem là có sức ảnh hưởng nhiều nhất đến cơng tác quản lí hoạt động phát hành sách.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC

CỦA NXBGD TẠI TP.HCM

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXB Giáo dục tại TP.HCM NXB Giáo dục tại TP.HCM

Việc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM cần được nghiên cứu và được đề ra dựa trên những cơ sở sau đây:

3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của NXBGD tại TP.HCM và chủ trương của Nhà nước nước

NXBGD tại TP.HCM là đơn vị doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc NXBGDVN, có nhiệm vụ:

- Tổ chức xuất bản, in và phát hành các SGK, giáo trình, STK, phục vụ các ngành học tại các tỉnh, thành phố phía Nam;

- Phối kết hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo 27 Công ty Sách - TBTH tỉnh, thành phố thực hiện việc cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ SGK, STK và sách giáo dục khác cho giáo viên, học sinh của 27 tỉnh, thành phố phía Nam;

- Giúp NXBGDVN chỉ đạo cơng tác thư viện trường học và quản lí xuất bản trong ngành Giáo dục tại các tỉnh, thành phố phía Nam.

Bên cạnh chức năng, nhiệm vụ được giao, NXBGD tại TP.HCM còn thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về chủ trương thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa.

- Chỉ thị số 08/CT-TW ngày 14/9/1982 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường lãnh đạo và quản lí cơng tác xuất bản, in và phát hành.

- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.

- Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định

- Luật số 19/2012/QH13 của Quốc hội ngày 20 tháng 11 năm 2012 về Luật xuất bản đã quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản.

3.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn

Lý luận là hệ thống những tri thức được khái qt từ thực tiễn, vì thế nó là cơ sở, là tiền đề cho các hoạt động thực tiễn tiếp theo. Lý luận đóng vai trị soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực tiễn. Hệ thống lý luận đã trình bày ở chương 1 cùng với cơ sở thực tiễn của NXBGD tại TP.HCM sẽ là căn cứ để tác giả đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động phát hành phù hợp, đạt hiệu quả.

Qua khảo sát thực trạng về quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM ở chương 2 cho thấy: Đội ngũ phát hành của NXB đã có những cố gắng nhất định trong hoạt động phát hành sách, phát huy các ưu điểm, khắc phục các yếu kém, hạn chế nội tại để tận dụng các cơ hội phát hành trong xu thế cạnh tranh ngày càng lớn. Trình độ đội ngũ phát hành của NXBGD tại TP.HCM hiện tại chưa đảm bảo xu hướng phát hành hiện đại, mới chỉ đảm bảo các hoạt động kinh doanh, phân phối theo kinh nghiệm và thói quen, chưa thật sự tâm huyết, đầu tư nâng cao trình độ quản lí. Mạng lưới cửa hàng, đại lí chưa phủ khắp thị trường, trang thiết bị, trình độ ứng dụng CNTT hạn chế, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ sách các loại cho học sinh, giáo viên và phụ huynh trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

Kinh nghiệm trong quản lí phát hành là yếu tố quan trọng của người làm cơng tác quản lí, nhưng các kinh nghiệm đó khơng được phân tích một cách khách quan, khoa học thì hiệu quả áp dụng trong thực tế sẽ thấp, thậm chí cịn ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng quản lí và hiệu quả kinh doanh của NXB. Do đó, người làm cơng tác quản lí phát hành rất cần có kiến thức khoa học về lý luận làm cơ sở phân tích thực tiễn và việc đánh giá mới thật sự khách quan, chính xác. Cụ thể, cơ sở thực tiễn về cơng tác phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM thể hiện qua:

- Nghị quyết của Chủ tịch Hội đồng Thành viên NXBGDVN về phân luồng phát hành sách giáo dục đối với các đơn vị;

- Kết quả phát hành và kinh doanh của NXBGD tại TP.HCM trong những năm gần đây (2003 - 2017);

- Kết quả Hội nghị khách hàng và phân loại đối tác chiến lược của NXBGD tại TP.HCM nói riêng và của NXBGDVN nói chung trong những năm gần đây (2013 - 2017);

- Thực tế, kinh nghiệm phát hành trong nhiều năm qua của đội ngũ cán bộ phát hành, quản lí trong và ngồi hệ thống NXBGD tại TP.HCM.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động phát hành nhằm nâng cao hiệu quả lĩnh vực phát hành của NXBGD tại TP.HCM.

3.1.3. Điểm mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của cơng tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM

3.1.3.1. Điểm mạnh của cơng tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM tại TP.HCM

- Cán bộ phát hành tận tâm, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát hành sách.

- Thương hiệu NXBGDVN uy tín, được khách hàng và các đối tác phát hành tín nhiệm.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc và các cấp lãnh đạo NXBGDVN.

- Định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển đối tác phát hành, khách hàng đúng đắn.

- Chất lượng sách (nội dung và hình thức) được xã hội đánh giá cao. - Giá cả cạnh tranh tốt.

3.1.3.2. Hạn chế của cơng tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM TP.HCM

- Thiếu tư duy cạnh tranh trong cơ chế thị trường vì giữ thế độc quyền phát hành trong một thời gian dài.

- Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ bán hàng, cán bộ phát hành còn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)