Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

1.3. Lí luận về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục

1.3.5.1. Nhóm yếu tố khách quan

– Yếu tố chính trị

+ Việc triển khai các hoạt động chính trị và hoạt động tuyên truyền văn hóa có thể là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường sách. Trên thực tế phát hành, công tác tuyên truyền, truyền thông đã tác động không nhỏ đến sản lượng sách phát hành.

+ Sự thay đổi khơng khí chính trị xã hội đã dẫn đến sự thay đổi về nhu cầu thị trường sách. Sau Đổi mới năm 1986, đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, nhu cầu của người tiêu dùng về sách tăng lên nhanh chóng, quy mơ thị trường sách phát triển chưa từng thấy.

+ Quy định của Nhà nước về xuất bản (thơng qua Luật Xuất bản) có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, quy mơ thị trường sách. Chính sách miễm giảm thuế, cắt bỏ các giấy phép con, giao quyền tự chủ khâu in ấn, pháp hành cho các nhà làm sách đã góp phần hạ giá sách, tăng doanh thu và sản lượng sách phát hành ra công chúng.

– Yếu tố kinh tế

+ Sự thay đổi giá cả trên thị trường sách có thể thay đổi nhu cầu, quy mơ tiêu thụ sách. Giá càng thấp nhu cầu thị trường càng cao, và ngược lại, giá càng cao thì nhu cầu thị trường thu hẹp lại.

+ Thu nhập cá nhân của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng nhu cầu, thị phần sách. Thu nhập cá nhân càng cao, người tiêu dùng sẽ sẵn lịng chi tiền mua sách, góp phần hình thành và làm lớn mạnh thị trường sách.

+ Doanh thu, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị hành chính và sự nghiệp sẽ tác động đến mức chi mua sách. Doanh thu và hiệu quả càng lớn, doanh nghiệp càng chi nhiều tiền cho việc trang bị sách cho đơn vị mình để nâng cao nhận thức và trình độ cán bộ - công nhân viên.

+ Kinh tế quốc gia phát triển càng khả quan thì sản lượng tiêu thụ xuất bản phẩm càng tăng và ngược lại. Điều đó chứng tỏ rằng, yếu tố kinh tế quốc gia đã chi phối cơ bản đến sự tăng trưởng của thị trường sách trong nước.

– Yếu tố dân số

+ Dân số càng đông, lượng tiêu thụ sách và xuất bản phẩm càng lớn, nhất là các quốc gia có truyền thống hiếu học. Những yếu tố của dân cư (phân bố, độ tuổi,

tỉ lệ gia tăng...) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu thị trường sách của một quốc gia trong ngắn hoặc dài hạn.

+ Tính năng động của dân cư sẽ tác động đến sự đa dạng và phong phú của các loại hình văn hóa phẩm phát hành. Dân trí càng cao thì u cầu về thể loại và nội dung xuất bản phẩm càng khắt khe, nghiêm ngặt và ngược lại.

– Yếu tố văn hóa xã hội

Truyền thống xã hội, lề lối xã hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu của độc giả, ảnh hưởng đến quy mô phát hành sách. Việc nâng cao phẩm chất đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, quan niệm giá trị của người dân thay đổi, sẽ góp phần giúp nhu cầu thị trường sách phát triển và mở rộng không ngừng.

– Yếu tố khoa học kĩ thuật

+ Khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng đã thay đổi cơ cấu đề tài và nội dung xuất bản phẩm, thay đổi quy mô và thể loại sách tương ứng.

+ Trong thời đại tri thức đóng vai trị là lực lượng sản xuất chủ yếu thì người lao động phải nâng cao trình độ khơng ngừng, vì thế thị trường sách sẽ mở rộng nhanh chóng. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học trong lĩnh vực in ấn đã làm cho hình thức sách ngày một đẹp hơn, thu hút người tiêu dùng nhiều hơn nhờ giá cả cạnh tranh.

– Yếu tố giáo dục

+ Dân số gia tăng, quy mô giáo dục mở rộng, nhu cầu tiêu thụ sách tăng lên theo cấp số nhân đã thúc đẩy thị trường sách ngày càng mở rộng.

+ Theo chiều ngược lại, khi giáo dục phát triển đã thúc đẩy và nâng cao thị hiếu tiêu dùng sách, góp phần hình thành các thị trường sách chuyên sâu không chỉ về nội dung mà cả hình thức sách khi phát hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)