Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.4. Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục

Tiếp thu cơ sở lí luận, trong phạm vi nghiên cứu đề tài theo chúng tơi Quản lí

hoạt động phát hành sách giáo dục là quá trình tổ chức và điều khiển các hoạt

động, chiến lược phân phối, lưu thông sách giáo dục đến người tiêu dùng thông qua mạng lưới phân phối dưới hình thức phát hành trực tiếp (là hình thức bán sách trực tiếp tới người tiêu dùng của nhà xuất bản không qua khâu trung gian) hoặc phát hành gián tiếp (là hình thức nhà xuất bản thơng qua cửa hàng trung gian để cung ứng sách tới người tiêu dùng. Đây là hình thức phát hành sách được áp dụng rộng rãi trong giới xuất bản ở trong và ngoài nước hiện nay).

Với khái niệm trên có thể thấy rằng, hoạt động quản lí phát hành sách hội đủ 4 chức năng của quản lí, cụ thể là các chức năng sau:

- Chức năng hoạch định (dự đoán, kế hoạch hóa) - Chức năng tổ chức thực hiện

- Chức năng chỉ đạo thực hiện - Chức năng kiểm tra, đánh giá

Các chức năng trên lồng ghép, đan xen và thống nhất hữu cơ với nhau trong toàn bộ quá trình hoạt động phát hành sách hiện nay ở nước ta nói chung và ở NXBGDVN nói riêng. Mỗi chức năng đóng vai trị quan trọng trong q trình phát hành và đối với từng vị trí cơng tác khác nhau trong tồn bộ hệ thống NXBGDVN, nhất là khi công tác phát hành sách mang tính chu kì về thời gian, số lượng sách phát hành thay đổi theo không gian vùng miền, thu nhập người tiêu dùng, tính sẵn có của sản phẩm, chiến lược truyền thông, marketing của mỗi đối tác phát hành khác nhau...

Quản lí phát hành sách là công việc phức tạp và càng phức tạp hơn khi chịu sự chi phối của nhiều yếu tố phát hành thay đổi theo từng địa bàn, thị trường từng năm.

Muốn nâng cao hiệu quả cơng tác phát hành, ngồi việc phải nắm chắc lí luận về quản lí, đội ngũ phát hành phải nhuần nhuyễn, năng động và linh hoạt trong

việc thấu hiểu thị trường để tham mưu cho các cấp lãnh đạo ra các quyết sách phát hành khoa học, phù hợp với yêu cầu thị trường. Đồng thời, cần dự báo được nhu cầu thị trường được phân công trong thời gian ngắn và dài hạn để kịp thời điều phối các nguồn lực, tránh tình trạng sốt sách, thiếu sách, tạo dư luận không tốt về thị trường sách, ảnh hưởng đến nhiệm vụ và chức năng chính trị của NXBGDVN do Nhà nước giao phó.

Hiệu quả của hoạt động quản lí phát hành sách trong thời gian qua tại NXBGD cho thấy có sự tỉ lệ thuận giữa chức năng giám sát, kiểm tra, đơn đốc của chủ thể quản lí (đội ngũ quản lí phát hành các cấp) thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về doanh số, lợi nhuận, chỉ tiêu đầu sách, số lượng sách phát hành... và nhân viên phát hành trực tiếp. Chức năng chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát từ đội ngũ quản lí phát hành các cấp càng thực thi nghiêm ngặt thì hiệu quả kinh tế càng cao nhờ kiểm soát được thất thoát, hư hỏng và số lượng phát hành tăng nhanh trên cùng một địa bàn phát hành cụ thể theo thời gian.

Hoạt động quản lí phát hành sách được đội ngũ phát hành các cấp cụ thể hóa qua các mục tiêu phát hành từng năm, ở từng thị trường cụ thể với các giải pháp, biện pháp đi kèm mang tính đặc trưng của thị trường phát hành, của từng mảng (lĩnh vực) sách cụ thể. Đội ngũ quản lí càng xác định rõ mục tiêu phát hành bao nhiêu thì đội ngũ nhân viên phát hành bên dưới càng dễ thực thi bấy nhiêu. Sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát, nắm bắt thị trường phát hành sách giáo dục trong và ngoài hệ thống càng cụ thể thì khả năng hoàn thành về doanh thu, lợi nhuận theo mục tiêu phát hành càng cao.

Đồng thời, ở chiều ngược lại, khi kế hoạch, mục tiêu phát hành ban hành cịn nhiều bất cập, khơng thực tế sẽ nhận được phản hồi từ đội ngũ nhân viên phát hành tại các đại lí, cửa hàng để điều chỉnh cho phù hợp hơn. Ngoài ra, điều quan trọng nhất trong những trường hợp đó là các giải pháp thực thi, tham mưu từ đội ngũ bên dưới cho phù hợp với những biến động của thị trường phát hành tại thời điểm ban hành từ các phía.

tượng quản lí. Sự phối kết hợp này sẽ thật sự hiệu quả khi có sự giám sát, kiểm tra, theo dõi liên tục của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí trong suốt q trình phát hành diễn ra. Thật chất, quá trình cân bằng động này diễn ra liên tục, nối tiếp nhau, luôn phụ thuộc và chi phối lẫn nhau theo cả hai chiều ảnh hưởng.

Hoạt động quản lí phát hành sách sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào đối tác phát hành cụ thể, tùy thuộc vào mảng sách và thị trường tiềm năng hay thị trường mục tiêu, tùy thuộc vào hệ thống trong hoặc ngoài nhà xuất bản và cấp độ phát hành (đại lí cấp 1, 2, 3...)., tùy thuộc vào thời gian và phương thức thang toán nhanh hay chậm sẽ có tỉ lệ chiết khấu phù hợp theo chính sách phát hành toàn hệ thống đã thống nhất trước đó. Tất nhiên, trong những trường hợp cụ thể, chính sách phát hành sẽ linh hoạt theo doanh số, sản lượng phát hành và thị phần do các đối tác phát hành chi phối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)