Nhóm yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

1.3. Lí luận về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục

1.3.5.2. Nhóm yếu tố chủ quan

– Chính sách bán hàng, hậu mãi

Dịch vụ hậu mãi hay còn gọi là dịch vụ sau bán hàng là một công việc quan trọng đối với những người kinh doanh. Dịch vụ hậu mãi cung cấp những ưu đãi hay các chính sách bảo hành, chăm sóc khách hàng sau khi giao dịch, gồm các hình thức chính sau:

+ Tặng quà ưu đãi.

+ Chế độ bảo hành chuyên nghiệp.

+ Lắng nghe thơng tin phản hồi từ q trình sử dụng dịch vụ, sản phẩm của khách hàng.

Chính vì thế, chính sách bán hàng, hậu mãi được xem là công cụ để cạnh tranh trong thị trường sách hiện nay ở nước ta.

– Mạng lưới phát hành sách giáo dục

Mạng lưới phát hành sách giáo dục là hệ thống các tổ chức, các cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm (các nhà sách, cửa hàng, đại lí, cơng ty sách – thiết bị trường học trên cả nước, điểm bán sách...) chấp thuận phân phối sách giáo dục theo tỉ lệ chiết khấu khác nhau tùy thuộc vào doanh số phát hành năm trước đó thực hiện được. Mỗi cấp độ khác nhau thuộc mạng lưới pháp hành sách giáo dục sẽ được hưởng cơ chế kinh doanh, áp dụng thống nhất giá nhập, giá xuất, giá bán lẻ, chính sách khuyến mãi, tiếp cận thị trường, hệ thống kế toán và cơ sở vật chất kĩ thuật khác nhau, nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc sách của mọi tầng lớp xã hội.

– Nhân viên phát hành

Nhân viên phát hành là người chịu trách nhiệm phân phối sách và các loại ấn phẩm, xuất bản phẩm khác từ nhà xuất bản đến tận tay người tiêu dùng. Tùy vị trí và quy mơ ảnh hưởng của từng nhân viên phát hành sẽ ảnh hưởng đến doanh số, hình thức giao dịch, mua bán sách đến từng khu vực, thị trường lớn hay nhỏ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Hoạt động phát hành và sách giáo khoa đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các tác gia trong và ngoài nước. Nghiên cứu về hoạt động phát hành đã được tiếp cận dưới nhiều góc nhìn khác nhau và đã có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng, hồn thiện cơ sở lý luận cũng như mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể và thực tiễn về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục còn hạn chế. Theo khảo sát của chúng tơi thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu của đề tài đã xác lập mang ý nghĩa thực tiễn và không trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu trước đó.

Phát hành sách là quá trình đưa sách (hoặc các ấn phẩm phái sinh tương tự sách) đến tay người tiêu dùng, được thực hiện bởi đội ngũ phát hành dưới nhiều hình thức khác nhau.

Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục là quá trình tổ chức và điều khiển các hoạt động, chiến lược phân phối, lưu thông sách giáo dục đến người tiêu dùng thơng qua mạng lưới phân phối dưới hình thức phát hành trực tiếp (là hình thức bán sách trực tiếp tới người tiêu dùng của nhà xuất bản không qua khâu trung gian) hoặc phát hành gián tiếp (là hình thức nhà xuất bản thơng qua cửa hàng trung gian để cung ứng sách tới người tiêu dùng.

Quá trình phát hành sách bao gồm 3 khâu: tổng phát hành, bán buôn, bán lẻ và được diễn ra theo trình Tự trao đổi thơng tin  Xác định quan hệ mua bán  Quyết toán hiện vật  Thanh tốn tiền hàng  Thu thập thơng tin phản hồi.

Chiến lược marketing trong quản lí hoạt động phát hành sách có 3 chiến lược cơ bản: Chiến lược định vị sản phẩm, chiến lược định giá sản phẩm, chiến lược thị trường trọng tâm, thị trường mục tiêu.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM. Tuy nhiên, có thể khái quát thành 2 nhóm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA NXBGD TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)