Nhóm giải pháp phát triển công tác công tác quản lí hoạt động phát hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 136 - 139)

phát hành, thị trường phát hành, cơ cấu sách phát hành,…)” (ĐTB 2,16), được đánh giá đạt mức cần thiết theo thang đo đã xác lập. Đây cũng được xem là 2 biện pháp cần thiết phải có trong hoạt động quản lí hoạt động phát hành sách.

3.4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển công tác công tác quản lí hoạt động phát hành sách sách

Bảng 3.3. Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển công tác quản lí hoạt động phát hành sách

Nội dung biện pháp

Mức độ cần thiết ĐTB Xếp hạng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1. Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về công tác quản lí hoạt động phát hành sách

44,7 50,0 5,3 2,39 2

2. Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược cho các hoạt động phát hành sách

44,7 52,7 2,6 2,42 1

3. Tăng cường công tác tổ chức thực

hiện hoạt động phát hành sách 47,4 47,3 5,3 2,42 1 4. Tăng cường công tác tổ chỉ đạo

thực hiện hoạt động phát hành sách 47,4 47,3 5,3 2,42 1 5. Tăng cường công tác kiểm tra,

đánh giá hoạt động phát hành sách 21,0 65,8 13,2 2,08 3 6. Đa dạng hóa phương thức quản lí

phát hành sách 44,7 50,0 5,3 2,39 2

ĐTB chung tìm được ở bảng 3.3 về các biện pháp phát triển công tác quản lí hoạt động phát hành sách là 2,35, ứng với mức rất cần thiết theo thang đo đã xác lập. Điều này có nghĩa là trong việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM rất cần đến những biện pháp này.

Quan sát kết quả thống kê có thể thấy có đến 5/6 biện pháp còn lại được đánh giá ở mức rất cần thiết và chỉ duy nhất biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát hành sách” được đánh giá ở mức cần thiết (ĐTB = 2,08). Mặc dù được đánh giá hạn chế nhất nhưng xét về tỉ lệ phần trăm có đến 86,8% ý kiến cho rằng việc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát hành sách là cần thiết và rất cần thiết (mức cần thiết chiếm 65,8% và rất cần thiết chiếm 21,0%). Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn thuyết phục và đây được xem là chỉ báo để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu tính khả thi.

3.4.4. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biên pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM

3.4.4.1. Nhóm giải pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động phát hành sách

Bảng 3.4. Mức độ khả thi của các biện pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động phát hành sách

Nội dung biện pháp

Mức độ khả thi ĐTB Xếp hạng Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phát hành sách

31,6 60,5 7,9 2,24 4

2. Đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất (kho bãi, cửa hàng, đại lí…), nâng cấp phần mềm quản lí phát hành sách

36,8 57,9 5,3 2,32 2

phát hành, thị trường phát hành, cơ cấu sách phát hành,…)

4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát hành sách

26,3 65,8 7,9 2,18 3

5. Đa dạng hóa phương thức truyền thông, phương thức phát hành; đa phương hóa đối tác phát hành

39,5 55,2 5,3 2,34 1

ĐTB chung 2,27

ĐTB chung tìm được ở bảng 3.4 về tính khả thi của các biện pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động phát hành sách là 2,29, ứng với mức khả thi theo thang đo đã xác lập. Điều này có nghĩa là khi áp dụng các biện pháp đề xuất này vào thực tiễn quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM hiện nay sẽ mang lại hiệu quả.

Phân tích chi tiết cho thấy, nổi bật lên và đứng vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng là biện pháp “Đa dạng hóa phương thức truyền thông, phương thức phát hành; đa phương hóa đối tác phát hành” với ĐTB = 2,34, ứng với mức rất khả thi theo thang đo đã xác lập. Đối với cán bộ phát hành, việc thực hiện kế hoạch kinh doanh (doanh số bán hàng lớn, hiệu quả lợi nhuận cao, hệ thống bán hàng rộng khắp) hằng năm là nhiệm vụ lớn nhất phải hoàn thành. Do vậy, biện pháp này có đến 94,7% ý kiến (chiếm gần toàn mẫu) đánh giá từ mức khả thi trở lên cũng là điều dễ hiểu. Với kết quả này, chúng tôi tin chắc đây là biện pháp có thể thực thi để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM.

Xếp vị trí thứ 2 về tính khả thi là biện pháp “Đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất (kho bãi, cửa hàng, đại lí…), nâng cấp phần mềm quản lí phát hành sách” với ĐTB = 2,32, ứng với mức khả thi. Điểm số này xấp xỉ đạt mức rất khả thi theo thang điểm chuẩn. Xem xét góc độ tỉ lệ phần trăm cho thấy, có đến 94,7% ý kiến (chiếm gần toàn mẫu) đánh giá từ mức khả thi trở lên (mức cần thiết chiếm 57,9% và rất cần thiết chiếm 36,8%). Kết quả này giúp chúng tôi nhận định rằng nếu đề tài

muốn thực hiện biện pháp này thì cần nghiên cứu thêm các vấn đề có liên quan để biện pháp đạt hiệu quả cao khi thực hiện.

Các biện pháp còn lại có ĐTB dao động từ 2,26 đến 2,18, ứng với mức khả thi theo thang đo đã xác lập. Cụ thể, biện pháp “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát hành sách” (ĐTB = 2,18, xếp thứ 3), “Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phát hành sách” (ĐTB = 2,24, xếp thứ 4) và “Xây dựng cơ sở dữ liệu số (đối tác phát hành, thị trường phát hành, cơ cấu sách phát hành,…)” (ĐTB = 2,18, xếp vị trí cuối cùng). Xem xét tỉ lệ phần trăm cho thấy, đa phần nhóm khảo sát đều đánh giá tính khả thi của 3 biện pháp này tập trung ở mức cần thiết và rất cần thiết. Với kết quả này, đây cũng sẽ là những biện pháp mang lại hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn hoạt động phát hành sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)