Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 61)

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

a. Mục đích, yêu cầu thiết kế bảng hỏi

Để tìm hiểu thực trạng thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM, đề tài xây dựng cơng cụ nghiên cứu chính là một bảng khảo sát ý kiến dành cho Cán bộ quản lí (CBQL); Cán bộ phát hành (CBPH); Nhân viên phát hành, phân phối (NVPP); Giáo viên đứng lớp, giáo viên phụ trách thư viện và PHHS tại các trường (GV-PHHS). Công cụ nghiên cứu này dựa trên ba nguyên tắc: đảm bảo giá trị về mặt nội dung; đáng tin cậy về mặt thống kê; sử dụng các hình

thức câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và phù hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu.

b. Quy trình thiết kế bảng hỏi

Cơng cụ nghiên cứu là một phiếu thăm dị được thực hiện qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Điều tra thử bằng bảng thăm dò mở

Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi thiết kế bảng hỏi mở về những vấn đề liên quan đến hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM. Sau đó tiến hành phát cho 10 CBQL, 10 CBPH, 10 NVPP, 10 GV-PHHS được chọn ngẫu nhiên để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.

- Giai đoạn 2: Thiết kế bảng hỏi

Từ kết quả thu được sau khi khảo sát bằng bảng thăm dò mở, cùng với những lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi thử. Sau đó bảng hỏi thử được phát cho 10 CBQL, 10 CBPH, 10 NVPP để chỉnh sửa về hình thức và ngơn ngữ cho phù hợp với khách thể khảo sát. Cuối cùng, bảng hỏi được hoàn thiện dựa trên các góp ý của khách thể khảo sát, đảm bảo về các phương diện hình thức, số lượng, nội dung, ngôn ngữ.

- Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức

Tiến hành khảo sát chính thức trên Cán bộ quản lí; Cán bộ phát hành; Nhân viên phát hành, phân phối; Giáo viên đứng lớp, giáo viên phụ trách thư viện và PHHS tại các trường (trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bến Tre).

c. Nội dung bảng hỏi

c1. Bảng hỏi dành cho CBQL, CBPH và NVPP

Bảng hỏi chính thức được cấu trúc gồm 2 phần:

Phần A: Thông tin cá nhân của người trả lời: Giới tính, trình độ và thâm niên

công tác.

Phần B: Phần nội dung chính gồm 6 câu hỏi: Câu 1 tìm hiểu về thực trạng

đáp ứng giữa hoạt động phát hành sách của NXBGD với nhu cầu thị trường sách giáo dục; Câu 2 tìm hiểu về mức độ đáp ứng giữa hoạt động phát hành sách của NXBGD với nhu cầu thị trường sách giáo dục; Câu 3 tìm hiểu mức độ đáp ứng giữa

năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ phát hành với hoạt động phát hành sách của NXBGD; Câu 4 tìm hiểu về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hoạt động liên quan đến phát hành; Câu 5 tìm hiểu mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hoạt động quản lí phát hành sách của NXBGD; Câu 6 tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hoạt động quản lí phát hành sách của NXBGD

c2. Bảng hỏi dành cho GV-PHHS

Bảng hỏi chính thức được cấu trúc gồm 2 phần:

Phần A: Thông tin cá nhân của người trả lời: Giới tính, trình độ và thâm niên

cơng tác.

Phần B: Phần nội dung chính gồm 5 câu hỏi: Câu 1 tìm hiểu mức độ đáp ứng

giữa hoạt động phát hành sách của NXBGD với thị trường phát hành sách giáo dục và chất lượng, giá thành sách giáo dục; Câu 2 tìm hiểu mức độ đáp ứng của hệ thống phát hành sách giáo dục của NXBGD; Câu 3 tìm hiểu mức độ đáp ứng về các dịch vụ của NXBGD; Câu 4 tìm hiểu sự đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hoạt động liên quan đến phát hành; Câu 5 tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hoạt động quản lí phát hành sách của NXBGD

d. Cách cho điểm

- Đối với các câu hỏi có 5 mức độ lựa chọn. Mỗi câu có 05 mức độ lựa chọn: điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức theo khoảng biến thiên liên tục.

ĐTB của câu = Tổng điểm của các nội dung câu hỏi có trong câu chia cho số các nội dung khảo sát trong câu trong câu.

ĐTB của các biểu hiện thành phần = Tổng điểm của các các câu chia cho tổng số câu.

e. Cách quy điểm các mức độ cho thang đo

Bảng 2.1: Cách quy đổi điểm các mức độ cho thang đo thực trạng

TT Thang điểm Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện/Mức độ đáp ứng Mức độ ảnh hưởng

2 1,8 < ĐTB ≤ 2,6 Hiếm khi Yếu Ít 3 2,6 < ĐTB ≤ 3,4 Thỉnh thoảng Trung bình Trung bình

4 3,4 < ĐTB ≤ 4,2 Thường xuyên Khá Nhiều

5 4,2 < ĐTB ≤ 5 Rất thường xuyên Tốt Tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 61)