1.3. Lí luận về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục
1.3.3.3. Chiến lược thị trường trọng tâm, thị trường mục tiêu
Đây là chiến lược nghiên cứu sự khác nhau giữa yếu tố kinh tế - thương mại của từng thị trường trọng tâm, mục tiêu về các mặt: tổng cung, tổng cầu và giá cả xuất bản phẩm trên quy mơ tồn nền kinh tế quốc dân, tiến hành phân tích quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh đang diễn ra trên thị trường, xác định số lượng xuất bản phẩm bán ra trên thị trường trong từng thời kì nhất định, lựa chọn những người tiêu dùng có khả năng mua hay xác định sức mua ở từng nhóm khác hàng, từng khu vực dân cư để đánh giá quy mô tiềm tàng của thị trường và khả năng đáp ứng xuất bản phẩm cho thị trường trọng tâm hay mục tiêu.
Đối với mảng sách giáo khoa, thị trường trọng tâm chính là thị trường phát hành sách giáo khoa toàn quốc với hơn 20 triệu học sinh, giáo viên sử dụng hằng năm. Trong khi đó, thị trường mục tiêu của mảng sách này thường được chú trọng ở những địa bàn có khả năng mở rộng sản lượng tiêu thụ, những địa bàn có thu nhập
hằng năm cho học sinh vượt khó. Về sách tham khảo, thị trường trọng tâm được
xác định là các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hịa,...), những tỉnh có số lượng học sinh vượt trội, có truyền thống hiếu học (Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng,...), có sự đầu tư và ưu tiên cho giáo dục. Thị trường mục tiêu của mảng sách tham khảo là các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa nơi có nhu cầu tham khảo rất cao trong khi số đầu sach tham khảo lại rất khiêm tốn.
Chính vì thế, trong chiến lược phát hành sách giáo dục nhiều năm qua, Nhà xuất bản Giáo dục tại TP.HCM luôn ý thức và xác định rõ chiến lược thị trường trọng tâm và mục tiêu để có những điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu, cơ chế hỗ trợ phát hành phù hợp để bao phủ thị trường phát hành.