Thực trạng về năng lực của đội ngũ phát hành NXBGD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 75)

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tạ

2.3.3.1. Thực trạng về năng lực của đội ngũ phát hành NXBGD

Bảng 2.9: Kết quả đánh giá về năng lực của cán bộ phát hành

TT Nội dung Tỉ lệ phần trăm ĐTB Thứ hạng Kém Yếu TB Khá Tốt

1 Cán bộ phát hành được bồi dưỡng đầy đủ về kiến thức chuyên môn - - 10,5 56,1 33,3 4,23 2 2 Cán bộ phát hành có khả năng kết hợp tổ chức và quản lí hoạt động phát hành - - 10,5 52,6 36,8 4,26 1

3 Cán bộ có năng lực thấu hiểu

thị trường phát hành - 1,8 8,8 63,2 26,3 4,14 3 4 Cán bộ phát hành xử lý

sinh

ĐTB chung 4,18

ĐTB chung tìm được ở bảng 2.9 là 4,18 tương ứng với mức khá theo thang đo đã xác lập. Điều này có nghĩa, năng lực của các cán bộ phát hành thuộc NXBGD được xếp ở mức khá. Về cơ bản với mức năng lực khá người cán bộ phát hành sách có thể đảm bảo được mức độ hồn thành nhiệm vụ trong công tác phát hành sách.

Đi vào phân tích chi tiết để rõ hơn năng lực nào là ưu thế của các cán bộ phát hành NXBGD và năng lực nào còn hạn chế cần được lưu tâm để tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Trong 4 tiêu chí khảo sát chúng ta thấy, tiêu chí có vị trí xếp hạng cao nhất là “Cán bộ phát hành có khả năng kết hợp tổ chức và quản lí hoạt động phát hành” với ĐTB = 4,26 tương ứng với mức tốt. Tỉ lệ % lựa chọn tập trung ở mức khá là chủ yếu chiếm 52,6%, kế đến là mức tốt với tỉ lệ là 36,8%. Tổng cả hai mức cộng lại là 89,4%. Điều này cho ta thấy, năng lực kết hợp tổ chức và quản lí hoạt động phát hành của cán bộ phát hành thuộc NXBGD được đánh giá tốt. Năng lực này muốn có được phải qua thời gian dài tích lũy kinh nghiệm thương trường, kinh nghiệm phân phối, nắm bắt được đặc điểm tâm lí, kinh tế và nhu cầu thật của khách hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mức tối đa có thể. Kết quả này là tín hiệu đáng ghi nhận và cần phát huy.

Kế đến, xếp vị trí thứ 2 là tiêu chí “Cán bộ phát hành được bồi dưỡng đầy đủ về kiến thức chun mơn” có ĐTB = 4,23 cũng đạt ở mức tốt giống như tiêu chí trên. Mức khá được chọn chủ yếu có đến 56,1% kế đến là mức tốt với 33,3% và sau cùng là mức trung bình chỉ chiếm 10,5%. Như vậy, kiến thức chuyên môn thông qua bồi dưỡng được các CBQL và nhân viên NXBGD đánh giá là tốt. Điều này là một lợi thế không nhỏ của các cán bộ phát hành vì khi đã được bồi dưỡng và trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ sẽ là nền tảng là tiền đề cho các hoạt động khác diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn, năng lực làm việc được cải thiện và đảm bảo chắc chắn hơn cho các yêu cầu của công việc.

Đối với 2 tiêu chí khảo sát cịn lại đều đạt ĐTB ở mức khá. Đó là tiêu chí “Cán bộ có năng lực thấu hiểu thị trường phát hành” có ĐTB = 4,14 và tiêu chí

lựa chọn tập trung ở 2 tiêu chí này cũng ở mức khá là chủ yếu, với kết lần lượt là 63,2% và 56,1%. Kết quả trên cho thấy, năng lực thấu hiểu thị trường phát hành và năng lực xử lý nhanh các tình huống phát sinh khơng được đánh giá cao bằng 2 năng lực đã được phân tích trên. Một điểm khác đáng lưu ý là cả 2 năng lực này đều có sự lựa chọn ở mức yếu, mặc dù tỉ lệ không đáng kể. Khi kết hợp với tỉ lệ của mức trung bình, kết quả tỉ lệ sẽ giao động từ 1,8% đến 12,3%. Điều này cần được quan tâm tìm hiểu thêm lý do cụ thể để có giải pháp cải thiện và nâng cao 2 loại năng lực trên góp phần thêm hiệu quả cho công việc.

Nếu năng lực của đội ngũ phát hành thể hiện sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ bạn đọc thì phẩm chất của đội ngũ phát hành sẽ chi phối quyết định mua hàng, quyết định khả năng quay lại lần sau nếu có nhu cầu mua sách và các ấn phẩm giáo dục khác. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng về phẩm chất của cán bộ phát hành NXBGD được xem là khía cạnh quan trọng khơng thể xem nhẹ trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)