giới (Đừng sửa soạn thế giới cho
con)
ại sao bạn lại có con?
Đó là một câu hỏi tu từ, bởi vì có trời mới biết rằng tôi không có câu trả lời cho chính mình. Hay ít nhất, câu trả lời của tôi không thể chỉ trong một câu mà nói hết được.
Tôi có con bởi vì đó là việc bắt buộc để duy trì nòi giống; trứng của tôi đã chín, còn chồng tôi thì quanh quẩn ở bên và cũng đang sẵn sàng (phải nói là chúng tôi đã thường xuyên phối hợp), và úm ba la: một đứa trẻ ra đời. Tôi có con để làm tròn nhiệm vụ giữ cho dân số không bị suy giảm, điều này có thể xảy ra hay không là tùy vào việc bạn tin vào con số
thống kê nào. Tôi có con bởi mong muốn không bị quên lãng. (Mặc dù nếu bạn hướng về tương lai xa hơn, tôi sợ rằng điều chắc chắn xảy ra đó là tất cả chúng ta rồi cũng bị lãng quên thôi. Dạo gần đây bạn có đi bộ
qua bất cứ ngôi mộ bị bỏ hoang nào không?) Tôi có con để có người chăm sóc tôi khi già, dù tôi chưa định bắt đầu chuyện đó bây giờ, nhưng tôi đã lên kế hoạch trước khi tôi trở nên già yếu; tôi phải giữ cho bản thân khỏe mạnh cho đến khi những đứa con của tôi trở thành những người đàn ông trưởng thành, và cả sau đó nữa. Tôi có con để gia đình chúng tôi có thêm người, để những ngày nghỉ lễ vẫn còn nguyên niềm vui thú (nghiêm túc đó, nhìn mãi chừng ấy con người từ năm này qua năm khác thật nhàm chán; có thêm những gương mặt mới chẳng phải sẽ rất hay sao?) và tất nhiên để trao lại cho con cái giá trị truyền thống, thói quen, những nét đẹp nhân cách và đồ gia truyền của gia đình tôi.
Tôi có con để được nhìn thấy chúng trông ra sao. Thôi nào, hãy thừa nhận bạn cũng thế đi; chẳng phải tuyệt vời lắm sao khi trông thấy cặp lông mày đầy biểu cảm của chồng bạn được tái hiện lại trên một gương mặt mới? Hoặc trông thấy đôi mắt nâu và cái cằm nhọn của bạn trên gương mặt con? Hay trông thấy cái nhìn thoáng qua đầy xúc động từ
ông bà quá cố của bạn ẩn hiện trên gương mặt con bạn khi chúng lớn khôn? Cuối cùng, một số người trong chúng ta có thể trả lời câu hỏi này một cách đơn giản: Tôi có con bởi vì, , tôi có bầu.
Nhưng chúng ta có con còn vì lý do nào khác nữa? Cái tôi muốn nói
ở đây chính là điều này: Chẳng phải trong những lý do có con của bạn, ít nhất cũng có phần nào đó ước mơ tất cả bọn trẻ đều lớn khôn, nên
người, không phải những đứa trẻ vẫn cần chúng ta quản lý, mà là những
công dân thực sự của xã hội? Một người có thể ngày nào đó khám phá ra rằng đã có (hoặc đang có?!) sự sống trên sao Hỏa. Một người có thể
viết nên một loạt vở kịch sánh ngang với Shakespeare hay Arthur Miller. Một người có thể biến tất cả những căn bệnh ở trẻ em thành dĩ vãng, chỉ còn xuất hiện trong vài dòng chú thích lịch sử mà thôi. Một người xuất hiện ở bàn đàm phán khi hòa bình cuối cùng được thiết lập lại giữa Israel và Palestine, hoặc viết về điều đó và đoạt giải Pulitzer(1). Một người sẽ đọc lời tuyên thệ nhậm chức vị trí lãnh đạo cấp cao và thật sự có tài trí cũng như khí phách để hoàn thành xuất sắc công việc. Một người sẽ mang công nghệ và nguồn nước tới những vùng sâu vùng xa, hoặc nghĩ ra những cách an toàn hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn để
cung cấp lương thực cho thế giới, người sẽ giáo dục và có ảnh hưởng tới thế giới qua những hành động và ngôn từ của mình, cả bằng lời nói lẫn văn viết.
Có lẽ điều bạn đang hy vọng hoặc ao ước không phải là những thành tựu đáng được ghi danh và tôn vinh trong sử sách, mà là những điều đơn giản hơn, nhưng không kém phần quan trọng. Có lẽ những người bạn muốn nuôi dạy nên là những người con có thể giữ cho gia đình luôn gắn bó với nhau, người có thể gọi điện hỏi thăm anh chị em của mình không chỉ trong ngày sinh nhật, người có thể đảm nhiệm việc làm món gà tây cho đêm Giáng sinh, người có thể chỉ ra ai là ai trong những bức
ảnh cũ. Người sẽ dạy cho con cái chúng những điều bạn đã dạy. Người sẽ
đứng lên, ngay cả khi chúng chưa bao giờ thật sự nổi bật giữa thế giới rộng lớn này. Người được hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp và người quen khen rằng: “Anh ấy là một người đàn ông tốt,” hay “Cô ấy là một người phụ nữ tốt.”
Chúng ta có thể hy vọng những điều này, và tôi đoán là ai cũng đều hy vọng thế. Nhưng chỉ hy vọng thôi chưa đủ. Khi chúng ta còn có thể, chúng ta phải đặt ra những nền tảng để biến những đứa trẻ chúng ta đã sinh ra, thành những người phụ nữ, và người đàn ông tốt. Đó là lý do vì sao nguyên tắc cuối cùng, Quy tắc Bà mẹ khắc nghiệt số 10 lại là
Sửa soạn cho con bước ra thế giới (Đừng sửa soạn thế giới cho con).
Tôi sẽ sinh hai cậu con trai bé bỏng và nuôi dạy chúng thành những người đàn ông tốt. Kể cả nếu điều này có giết chết tôi. Và đây có thể là nguyên tắc khó thực hiện nhất. Nghĩ trước từng bước cần làm
Trước khi tôi có con, thậm chí trước khi tôi gặp chồng tôi, tôi đã có một cuộc nói chuyện hơi triết lý với người đồng nghiệp tại tòa soạn báo mà hồi đó tôi còn đang làm việc. Cô ấy là một cô gái trẻ mới ra trường gần hai năm, và đã đến thời điểm cô bắt đầu tự hỏi: Có đúng là mình đã học để làm công việc này, hay để trở
thành người như thế này không? Đây là những gì dành cho mình sao? Cô ấy đang suy nghĩ tìm lời giải đáp cho câu hỏi liệu trở thành một biên tập viên tạp chí cấp bậc thấp có thật sự
là một công việc tầm thường không (trái ngược hẳn với những gì bạn bè cô ấy đã đạt được, như có học vị cao hơn hay gia nhập vào Tổ chức Hòa bình). Tôi đã nói với cô ấy rằng tất cả những gì bạn đã làm, hoặc có thể
làm đều có một giá trị nào đó. Tôi nửa đùa nửa thật nói với cô ấy rằng nếu tất cả mọi người đều gia nhập vào Tổ chức Hòa bình, Tổ chức Hòa bình sẽ chẳng còn ai để giúp đỡ nữa.
Tôi đã nói với cô ấy rằng, tất cả những gì tôi làm trên đời, và làm cho đời chỉ là nuôi dạy nên hai đứa trẻ thành công dân tốt cho xã hội sau này, thì với tôi đó cũng là một đóng góp cho đời rồi.
Tôi nhớ rất rõ cuộc trò chuyện này bởi tôi đã nói với cô ấy một cách chân thành, thậm chí đầy nhiệt huyết, tuy nhiên tôi đã không nghĩ hết mọi khía cạnh của điều đó trước khi tôi nói ra. Đó là một trong những lần hiếm hoi khi điều gì đó đột nhiên buột ra khỏi miệng bạn và bạn nhận ra có lẽ nó đã lặng lẽ dạo quanh đầu óc bạn nhiều năm rồi. Rồi khi bạn nói ra, bạn nghe thấy chính mình nói ra điều đó, và bạn nghĩ: Đúng rồi! Chính là thế đó!
Ơ-rê-ka! Tôi đã tìm ra lý do mình sống trên đời này. Tôi sẽ sinh hai cậu con trai bé bỏng và nuôi dạy chúng thành những người đàn ông tốt. Kể cả nếu điều này có giết chết tôi.
Thậm chí ngay cả khi bắt đầu nghĩ đến khái niệm nuôi dạy nên
những người đàn ông và phụ nữ tốt, chúng ta cũng cần phải có tầm nhìn xa, nghĩa là chúng ta phải nhớ rằng bọn trẻ sẽ không là trẻ con mãi mãi, trẻ con không phải là luôn yếu ớt hay cần che chở, và thanh thiếu niên cũng sắp sửa phải bước vào đời. Tôi thừa nhận không phải lúc nào tôi
Chúng ta đã tung đồng xu sang mặt ngửa, làm điều ngược lại, dành nhiều thời gian lo lắng về những niềm vui ngắn ngủi, về cái diễn ra trước mắt chúng ta lúc này,
cũng giỏi nhìn xa, nhưng tôi cũng bắt đầu nhận thấy rằng văn hóa nuôi