Dạy con từ thuở còn thơ

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 46 - 48)

Toàn bộ ý tưởng của nguyên tắc Nghiêm khắc ngay từ đầu đã gợi ý cho bạn về con đường làm cha mẹ mới rồi phải không? Nó thật sự có thể

được áp dụng trong suốt tuổi thơ của con bạn, nhưng thành thật mà nói, hãy bắt đầu từ khi con còn ẵm ngửa. Bạn nên biết rằng: Những đứa trẻ

khi chào đời thường gây nên nỗi sợ hãi trong trái tim của những người mới làm cha mẹ.

Hãy nhớ lại thời điểm các y tá khoa sản giao đứa con mới vài ngày tuổi cho bạn và để bạn đưa về nhà. Bạn đã không phải vượt qua một bài kiểm tra hay bất cứ điều gì (không tính đến bài kiểm tra khả năng thắt dây an toàn trên ghế ngồi ô tô cho bé mà tôi đã thất bại thảm hại, và dù sao thì các y tá cũng đã giúp tôi làm lại). Bạn còn nhớ cảm giác đó chứ? Bạn biết mình phải làm điều gì để giúp con làm được những việc mà một đứa trẻ sơ sinh cần làm như: bú sữa hoặc ngủ, phụ thuộc vào việc nó có vừa mới bú sữa không (trong trường hợp này, nó nên ngủ) hay nó vừa mới ngủ dậy (trong trường hợp này, sao nó lại không bú sữa?!)

Trẻ sơ sinh có thể hay khóc, làm nũng và rất thích đòi hỏi. Bạn yêu con, và thỉnh thoảng bạn có thể thấy lóe lên niềm tự hào thuần khiết. Bạn hiểu ý tôi mà: khi đứa trẻ được bú đủ no, rồi lớn tiếng ợ một cái, bạn liền nghĩ: “Mình rất giỏi việc này. Nó đã ra đời được một tuần rồi đấy!”

Nhưng chính lúc ấy, bạn cảm thấy như đang đứng trên cát lún, và điều đó thật đáng sợ. Khi con không ợ, hoặc không thể ngủ yên và hay khóc bạn sẽ cảm thấy rất khó vượt qua. Khá nhanh thôi, một suy nghĩ phi lý (thứ mà mãi sau này bạn mới nhận ra nó phi lý biết chừng nào) thình lình xuất hiện, rằng giai đoạn khó khăn hiện tại sẽ tiếp diễn và không bao giờ kết thúc, và suy nghĩ đó liền chế ngự bạn. Khá nhanh thôi, bạn sẽ làm bất cứ điều gì để thay đổi điều đáng sợ và không có chiều hướng chấm dứt này, trước khi bạn có thể nói lời chúc mừng: “Chúng ta đã thoát khỏi đám tã lót rồi!” Đây là tình huống điển hình!

Cứ mỗi giây phút bên đứa con mới chào đời của mình, bạn như bị

cuốn vào cơn lốc xoáy kỳ lạ, thứ mang điềm báo đáng sợ, thứ có thể tước đoạt giấc ngủ của bạn. Sao nó lại có thể làm thếư? Khi mới chợp mắt hai mươi, ba mươi phút, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy như bạn đang sống trong những bức tranh của Dali, được đặt cạnh những chiếc đồng hồ tan chảy trong tranh. Đó là lý do tại sao trước đây, tước đoạt giấc ngủ từng là một hình thức tra tấn.

Bất kể vì lý do gì – như tình trạng thiếu ngủ tạm thời của những người mới làm cha mẹ – từ khởi đầu đầy sợ hãi, nhiều người cuối cùng cũng hành động, và không chệch ra khỏi kế hoạch, không xa rời nguyên tắc Nghiêm khắc ngay từ đầu.

Để tôi làm rõ điều này: Trong thời kỳ đầu có con đầy mới mẻ, có vài kiểu phản ứng như (a) bình thường; (b) có thể đoán được; và (c) có thể

thích ứng được. Nếu bạn không quá tập trung vào hiện tại, mà tôi nghĩ bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc tập trung vào hiện tại, bởi bạn đang có những trải nghiệm đầu tiên với đứa con sơ sinh của mình, bạn sẽ thấy đây chỉ là hiện tại mà thôi. Cứ mỗi phút mang lại điều gì đó mới mẻ, thì những phút khác (hoặc lâu cỡ đó) lại mang đến điều gì đó đáng sợ. Thực tế hơn ư? Là từng giờ hoặc lâu hơn. Và vì vậy điều này sẽ

chấm dứt trong một khoảng thời gian ngắn. Vài ngày, vài tuần, vài tháng.

Đợi đã! Vài tháng ư? Không – chúng ta phải lưu tâm ngay từ giờ. Bạn đã Nghiêm khắc ngay từ đầu chưa? Bạn có đang làm gì đó – như

cho con bú theo cách nào đó, lên thời gian biểu cho giấc ngủ của con, ôm và đu đưa con ngủ hay không – bởi đó là điều bạn muốn làm, và bạn nghĩ bạn sẽ hài lòng với kết quả nó mang lại? Hoặc bạn đang hành động

một cách thiếu kiểm soát – vẫn còn có những hành động xuất phát từ

cảm giác tôn sùng/ sợ hãi? Nếu bạn chưa thoát khỏi lối phản ứng cảm tính, có nhiều khả năng bạn sẽ làm những việc tương tự như cặp đôi mà tôi đã đề cập đến ở đầu chương này, và điều đó có thể dẫn bạn đến

những hậu quả đáng tiếc. Chúng ta đã làm gì để tối nào cũng cảm thấy mình như một đứa trẻ sáu tuổi vậy?

Trong khi đó, nếu ngay từ đầu bạn thích ứng được với chuyện mới có con, thì sự thử nghiệm đã khác. Tôi đã mua một cái địu con phía trước và nghĩ rằng sẽ thật tuyệt nếu không phải đặt con ngồi vào ghế đẩy để

đưa con đi khắp thị trấn, nhưng rồi nhận ra rằng cách này chỉ làm đau vai tôi, và con trai tôi có thể vui vẻ ngắm nghía thế giới hơn nếu không ở

trước ngực tôi – một số thứ tôi sẽ không biết rõ nếu tôi chưa thử. Tương tự, chuyện ngủ cùng con hoặc chuyện nên cho con bú trực tiếp hay hút sữa ra cho con bú bằng bình, hoặc chuyện nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn hay bổ sung thêm sữa bột để nuôi con… Nhưng cũng giống như

phản ứng với chuyện mới có con, sự thử nghiệm rốt cuộc cũng phải kết thúc, bởi bạn biết điều gì mới phù hợp với bạn và… bạn yên tâm với nó, tiếp tục điều mình định làm.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)