Đây là chuyện “hãm phanh lại”, chứ không phải “trở nên lạc hậu”

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 134 - 136)

hậu”

Khi nói “hãm phanh lại,” tôi muốn làm rõ rằng tôi không nhất thiết phải nói về việc trở lại thời Mayberry.(5) Tôi hiểu rằng thời gian trôi đi rất nhanh, trẻ em qua từng thế hệ ngày càng hiểu biết và thông minh hơn cha mẹ chúng. Tôi cũng hiểu rằng, với cương vị của người làm cha mẹ bạn phải dành thời gian để theo kịp và chuẩn bị cho con trẻ bước vào thế giới phức tạp này. Con cái tôi sử dụng máy tính ở trường học; khi chúng muốn có một cái của riêng mình ở nhà, tôi sẽ trông thật ngớ

ngẩn nếu gợi ý chúng thử dùng tạm cái máy chữ cũ kỹ của mình.

Và trong khi tôi tiếp tục nỗi băn khoăn về công nghệ này, hãy để tôi quay trở lại với ví dụ liên quan đến iPod Touch. Tôi vẫn tin tưởng rằng người mẹ tôi gặp hôm đó, cái ngày trước Giáng sinh nhiều tuần, người mẹ cố chộp lấy cơ hội mua một cái túi của Best Buy, chỉ một xíu đã nhảy vọt đến bước “con bé đã sẵn sàng có cái này”. (Tôi tự đã hiểu rõ điều này, nhưng nó còn được khẳng định lần nữa nhờ phản ứng của bà mẹ

còn lại trong câu chuyện, và nh phản ứng của chính bà mẹ mua iPod trước phản ứng đó. Cô ấy đã nghi ngờ quyết định của chính mình – bằng cách cô ấy yếu ớt bảo vệ quyết định của mình.) Tuy nhiên, tôi sẽ

không tranh cãi rằng có một độ tuổi kỳ diệu nào đó mà đứa trẻ “sẵn sàng” cho việc tiếp cận công nghệ. Tôi biết có những đứa trẻ mới mười tuổi đã có thể cầm iPad lên và soạn nhạc, điều đó thật sự tuyệt vời đến mức không thể tưởng tượng nổi.

Sớm cho con tiếp cận công nghệ không nên là vấn đề của “Nó đây rồi! Mua thôi! Katie, bạn của con bé cũng có cái này!” Quyết định này nên được cân nhắc một cách sáng suốt. Anh họ tôi đã chỉ ra điều này cho tôi, nhắc nhở tôi rằng bố mẹ đã mua cho anh ấy một thứ tương đương một cái iPad thời bây giờ (một kiểu máy tính cá nhân có từ rất sớm mà tôi không nhớ nổi tên nữa) hồi anh ấy được coi là rất nhỏ tuổi so với những người thường sử dụng thứ công nghệ đắt đỏ, chưa được kiểm chứng như vậy. Nhưng họ biết rằng niềm hứng thú của anh ấy không chỉ dừng ở việc sở hữu thứ gì đó sành điệu hơn hoặc mới hơn

những đứa trẻ khác; đó thật sự là niềm đam mê nghiêm túc đối với máy tính, và điều đó đã được kiểm chứng, anh ấy giờ đây đang sở hữu một công ty phần mềm thành công.

Tôi hiểu được rằng: Tôi không phải là một người sợ hãi công nghệ, khư khư bám lấy cái thời trẻ con dùng đá phiến đen làm bảng và phấn trắng để viết chữ. Công nghệ là một phần trong thế giới của con trẻ ngày nay, công nghệ phát triển vượt xa những gì mọi người từng nghĩ vào hồi đầu những năm 1980, khi bố mẹ mua cho em trai tôi cái máy tính

Commodore 64 và chúng tôi đã chơi trò Pong trên máy chơi điện tử

Atari của mình. Hay vào cuối những năm 1980, khi là sinh viên cao đẳng năm cuối, tôi đã mua một cái máy Apple Mac Plus để thay thế cho chiếc máy đánh chữ điện tử vẫn- rất-tuyệt-cho-đến-lúc-đó của mình. Bố

mẹ tôi, đã mua cho tôi cái máy tính, không phải vì nó là một “món đồ” hoặc vì nhờ nó trông tôi sẽ thật sành điệu so với bạn bè trong ký túc xá (tiếc là cơ hội đó đã tuột khỏi tay), mà là vì tôi là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, phải viết trung bình hai mươi trang giấy một tuần và chuẩn bị phải viết luận văn. (“Nếu con định trở thành nhà văn, bố đoán là con sẽ cần một trong những cái máy kiểu này,” bố tôi đã dự đoán trước.)

Tôi xin thú nhận rằng tất cả những cảm giác giục giã, hối thúc xung quanh việc nuôi dạy con cái này – chưa kể tới việc rất nhiều ông bố bà mẹ trong chúng ta có liên quan như thế nào trong cái sự vội vã ấy – đã khiến tôi bối rối và hơi buồn. Chính chúng ta, những bậc cha mẹ, có học thức, khỏe mạnh, và (hầu hết đều) có khả năng tài chính, đang quá lo lắng trong việc có con và nuôi con, cung cấp cho chúng những thứ mà chính chúng ta cũng không có cả về vật chất lẫn tinh thần. Làm thế nào và tại sao ban đầu chúng ta chỉ là bốc đồng một cách tích cực, sau đó mọi thứ lại rối tung lên và thành ra như bị cưỡng ép, phải đua nhau bỏ

công sức ra để đẩy con cái bước sớm một bước, lớn nhanh trước tuổi? Chúng ta quá kiên quyết, không phải sao?

Sự nóng vội của chúng ta biểu hiện dưới nhiều trạng thái khác nhau. Hãy xem xem có điểm nào tương tự với bạn không nhé:

Chúng ta muốn cho con cái xem đủ thứ: phim ảnh, các chương trình ti vi, các sản phẩm công nghệ… Nhờ vậy, chúng có thể theo kịp bạn bè? Nhờ vậy chúng ta có thể theo kịp các bậc cha mẹ khác?

+

Chúng ta muốn thúc bọn trẻ sớm bước qua thời kỳ trẻ con,

tống khứ những món đồ chơi “dành cho trẻ nhỏ” đi để dành chỗ cho máy chơi điện tử cầm tay và những thứ tương tự như vậy. Bởi vì

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)