Ở phần trước của chương này, tôi đã nói về việc một hoặc hai thế hệ
cha mẹ gần đây nhất đã tiến hành nuôi dạy con cái trước mắt người đời. Tất cả mọi suy nghĩ, tình cảm, đều bị lộ ra ngoài. Nhưng đây chỉ là cái bẫy: những tình cảm được lộ ra phải thể hiện, chứng minh được rằng bạn là Đức mẹ, rằng đó là tất cả những gì bạn nghĩ về đứa con của mình. Nếu bạn nghĩ về điều gì khác ngoài việc làm mẹ như: tình dục, cuộc hôn nhân hay sự nghiệp… ít nhất bạn phải biết là thấy tội lỗi vì đã lo nghĩ về
người tốt hơn con người bạn trước kia rất nhiều.
Hãy đọc dòng trạng thái trên Facebook sau. Nếu bạn từng thấy bất cứ thứ gì tương tự trên tường của bạn bè, bạn phải sao chép và dán nó lên tường nhà bạn (phụ đề: nếu bạn không làm, bạn sẽ không phải người yêu con bạn và cuộc sống làm mẹ của mình theo cách điên- cuồng-đến- mức-dở-hơi, như những người đã chia sẻ lại dòng trạng thái đó trên facebook của mình và thêm vào những ý kiến cá nhân về việc tìm ra cách tạo ra những biểu tượng trái tim). Đây là dòng trạng thái, mặc dù tôi chắc chắn có những ví dụ tương tự khác:
“Lời tâm sự trong Ngày của Mẹ ~ Mẹ đã mong có con từ trước khi con chào đời. Mẹ yêu con ngay khi con chào đời. Khi mẹ ngắm nhìn gương mặt con, mẹ đã biết mẹ yêu con. Khi con được gần một giờ tuổi, mẹ đã biết mẹ sẵn sàng chết vì con. Cho tới ngày hôm nay, mẹ vẫn sẵn sàng làm như thế. Con là điều kỳ diệu của đời mẹ. Hãy đăng lời tâm sự này lên dòng trạng thái của bạn nếu bạn có những đứa con mà bạn yêu hơn cả cuộc đời.”
Tất nhiên tôi không có ý kiến gì về việc bạn yêu con vô điều kiện, đến mức không ai có khả năng giải thích nổi, hay nhiều hơn những gì có thể
diễn tả thành lời. Đó là điều bí ẩn của việc làm cha mẹ, và nó xảy ra cho dù bạn vô tình mang thai hay đã lên kế hoạch cẩn thận, cho dù bạn phải chịu đựng chuyện hiếm muộn hay phải nhận con nuôi.
Điều tôi thấy có vấn đề là khi những người khác cố bảo tôi (không chỉ
tôi, mà cả bất kỳ ai khác nữa) rằng tôi có nghĩa vụ phải có cùng cách cảm nhận về những đứa con và vai trò làm mẹ. Đặc biệt khi “cách cảm nhận” ấy lại đơn giản hóa một điều thiêng liêng thành một thứ xu nịnh và, sau cùng là giả tạo.
Một “lời tâm sự” tương tự trên Facebook đã xuất hiện trên mạng xã hội gần như cùng một lúc, nó yêu cầu các bà mẹ hãy sao chép lại thứ
tâm sự này lên dòng trạng thái của họ:
“Mẹ đã từ bỏ việc kẻ mắt để đổi lấy đôi mắt thâm quầng, từ bỏ việc đi cắt tóc ở thẩm mỹ viện để đổi lấy kiểu tóc đuôi ngựa, từ bỏ
những chiếc quần jean thời thượng để đổi lấy quần thun, từ bỏ việc ngâm mình thật lâu trong nước nóng để đổi lấy một lần may mắn
được tắm vòi hoa sen, từ bỏ việc thức khuya để dậy sớm, từ bỏ
những chiếc ví thời trang để đổi lấy những chiếc túi đựng tã lót, và mẹ sẽ không thay đổi điều đó! Hãy đăng lại điều này nếu bạn không quan tâm đến những gì bạn phải hy sinh và sẽ tiếp tục hy
Điều không tốt cho bạn và con bạn là nó nâng cao quan
điểm đến mức bạn cảm thấy bị cưỡng ép phải xem mái tóc đuôi ngựa rối bù của mình không đơn thuần là tác dụng phụ của cuộc sống mới bận rộn, hoặc chỉ là tạm thời cho đến khi có thời gian đến thợ làm tóc hoặc gội đầu, mà phải xem nó như một cái
huy hiệu tôn vinh.
sinh vì con cái bạn!”
Chúng ta hãy cùng tách từng vấn đề ra, được chứ? Đầu tiên, chúng ta bị cho là phải yêu việc chúng ta có đôi mắt thâm quầng và có lẽ chẳng có thời gian để kẻ
mắt; từ bỏ những tối thức khuya (hay bất cứ điều gì chúng ta từng tận hưởng trước khi làm mẹ, có lẽ thế) để thấy thích thú với các chương trình dành cho thiếu nhi, hay bất cứ thứ gì thể hiện cho khía cạnh vô vị của việc nuôi dạy con nhỏ (những món đồ thủ công lấp lánh, hoặc đất nặn hay trò chơi súc sắc); và yêu thích đeo những chiếc túi đựng tã lót có in hình gấu Teddy trên đó và thấy tự hào như khi chúng tao đeo túi của hãng Coach.
Tôi biết: đó thật ra chỉ là một cách khác để nói: Tôi yêu cuộc sống mới của mình sao? Đó chẳng phải là một cách tốt để chấp nhận hoàn cảnh sống bị thay đổi của bạn sao? Chẳng phải bạn muốn có đứa con này sao? Tất nhiên bạn muốn, và tất nhiên đó là một ý tưởng hay và lành mạnh để thích ứng với sự thay đổi. Điều không tốt cho bạn và con bạn là nó nâng cao quan điểm đến mức bạn cảm thấy bị
cưỡng ép phải xem mái tóc đuôi ngựa rối bù của mình không đơn thuần là tác dụng phụ của cuộc sống mới bận rộn, hoặc chỉ là tạm thời cho đến khi có thời gian đến thợ làm tóc hoặc gội đầu, mà phải xem nó như một cái huy hiệu tôn vinh.
Từ chuyện hoang đường đến thực tế
Phản đối mọi thông điệp, tình cảm bào mòn những áp lực từ các bậc cha mẹ khác mà bạn ngờ rằng nó đang bảo bạn nên cảm thấy thế nào về
việc làm mẹ – cụ thể nếu cái thứ “nên” đó là thứ hoàn toàn sai với bạn. Các bà mẹ nhận thông điệp – và không chỉ từ các thành viên ủy mỵ trên Facebook – rằng chúng ta có nghĩa vụ phải thấy tự hào về việc hy sinh bản thân mình (từ những kiểu tóc và quần jeans phù hợp, tươm tất cho đến tắm rửa và kẻ mắt) để trao tất cả cho con cái chúng ta. Nhưng tôi tin sẽ đáng tự hào hơn rất nhiều nếu chúng ta là một người mẹ và đồng thời vẫn là chính mình.
Hy sinh điều gì đó khi bạn trở thành cha mẹ là một điều bình thường, nhưng hy sinh toàn bộ bản thân vì lợi ích của con cái, hay để
phục tùng thứ niềm tin sai lầm rằng con cái cần chúng ta hy sinh cho chúng, là chiếc xe tù tồi tệ mà bạn có thể đẩy mình vào.
Điều không tốt cho bạn và con bạn là nó đi quá xa đến mức bạn cảm thấy bị cưỡng ép phải xem mái tóc đuôi ngựa rối bù của mình không chỉ
đơn thuần là một tác dụng phụ của cuộc sống mới bận rộn, hoặc chỉ là tạm thời cho đến khi bạn có thời gian gội đầu hay đến thợ làm tóc, mà phải xem nó như một cái huy hiệu tôn vinh.