Việc chạy theo Số đông luôn rất cám dỗ. Hãy thử nghĩ lại, thời cấp hai ấy; bạn chỉ cần mặc những chiếc quần jean đẹp hay có kiểu tóc đẹp, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Nhưng chỉ vì hồi đó, bạn hoàn toàn bị
cám dỗ, và nếu hồi ấy bạn cố xoay sở để được mặc quần jean (có lẽ đi ngược lại ý muốn của mẹ bạn), hoặc tự nhiên có một ngày kỳ diệu nào đó mái tóc bạn thật sự giống với kiểu tóc của những cô nàng sành điệu, thì bạn vẫn chính là bạn. Kiểu tóc không làm nên hạnh phúc.
Bây giờ bạn đã hiểu điều đó, tất nhiên, bạn vẫn chạy theo Số đông, bởi cách họ đã làm có vẻ là những điều đúng đắn. Nhưng việc chạy theo số đông sẽ khến bạn mất tự
tin ở chính bạn. Số đông (tôi gộp cả những “chuyên gia” vào trong nhóm này) có vẻ
biết mọi câu trả lời, ngoại trừ lúc họ không biết (xem ti vi điều độ thì tốt; lúc nào cũng
vọng về việc làm mẹ
ngày nay, kiểu “đây là cách chúng ta cần làm” ấy có khiến con cảm thấy bạn là nạn nhân của áp lực đồng đẳng hay không xem ti vi thì rất tệ; lúc thì bảo đồ ăn đầu tiên của con nên là bột ăn dặm, lúc thì nói đừng bao giờ dùng nó), và đôi khi họ
khiến người ta đổi hướng 180 độ, nhanh đến chóng mặt. Làm sao bạn có thể theo kịp Số đông được? Bạn không thể, và bạn đừng nên thế. Thời mẹ tôi, bạn có thể
chấp thuận, nghe theo hoặc gạt bỏ lời khuyên của chính mẹ bạn, bác sĩ gia đình
hay bác sĩ khoa nhi. Chỉ có vậy – và thật ra, như vậy còn chưa đủ hay sao? Ngày nay, bạn nhận được lời khuyên từ nhiều nguồn hơn thế, toàn bộ tiếng bàn tán ồn ào đều là những lời khuyên mâu thuẫn, trái ngược, liên tục thay đổi, đang bảo bạn Cái gì Đúng, và Cái gì Cực kỳ, Cực kỳ Sai.
Khi bạn bị quay cuồng bởi tâm lý đám đông, bạn có thể trở nên thảm hại mà chẳng hiểu tại sao. Tôi biết vì tôi đã nhìn thấy điều đó – có quá nhiều bà mẹ đi lại thơ thẩn quanh Hiệp hội thanh niên Cơ đốc trong khi bọn trẻ đi học hoặc đi chơi thể thao, và họ trở nên thảm hại. Hoặc có lẽ
không hoàn toàn thảm hại, nhưng những bà mẹ này đang thực hiện kế
hoạch dầy đặc của mình với cảm giác mãn nguyện. Một số người không nghi ngờ vì họ nhiệt tình và tự tin, tin rằng lái chiếc minivan của họ
chạy ngược chạy xuôi cùng con cả ngày, và mỗi ngày đều là điều tốt nhất. Nếu họ hạnh phúc, điều đó thật tuyệt. Nhưng nếu không thì sao? Những bà mẹ khốn khổ phàn nàn với nhau rằng họ chưa bao giờ có được một giây phút dành cho bản thân? Rằng họ lại quên không đăng ký lớp ba lê cho con và khi nào nên mua vé xem vở kịch của trường hay ai là giáo viên dạy piano tốt nhất và cô ấy có dạy tại gia không? Đối với tôi, họ có vẻ trở thành những bà mẹ đánh mất khả năng lắng nghe thứ
tiếng nói nội tâm đôi khi xuất hiện trên cuộc hành trình làm cha mẹ chỉ
cho họ biết thật sự cái gì sẽ khiến họ thoải mái và hạnh phúc hơn với những điều họ làm cho con cái mình, thay vì lắng nghe đám đông. Tại sao gạt bỏ Số đông lại tốt hơn cho con cái bạn
Hy vọng bây giờ bạn đã biết tại sao không chạy theo Số đông sẽ tốt hơn cho con và gia đình bạn trong giai đoạn trước mắt. Nhưng tại sao nó lại tốt hơn cho con cái bạn về lâu về dài? Bạn cho rằng câu trả lời rất phức tạp, nhưng thật ra, nó rất đơn giản: Nếu chạy theo Số đông, bạn sẽ
trở nên bối rối, có thể trở nên thảm hại, và có nguy cơ trở nên nghèo khó. Bằng chứng ư? Đừng nghĩ vậy. Ngược lại, đừng vội chấp nhận, và hãy điều chỉnh bước đi của bạn cho phù hợp với Số đông, hãy đặt ra
nghi vấn liệu tất cả những hy vọng về việc làm mẹ ngày nay, kiểu “đây là cách chúng ta cần làm” ấy có khiến con cảm thấy bạn là nạn nhân của áp lực đồng đẳng hay không. Bạn có thấy mình là tấm gương tốt hơn cho con không? Đây là toàn bộ quá trình – dai dẳng, đôi khi khó khăn,
nhưng nó xứng đáng, điều đó sẽ giúp bạn tạo nên những người con trưởng thành tự lập. (Và đúng vậy, ngày nào đó chúng sẽ trở thành người lớn, sẽ không thể tin nổi nếu bạn vẫn còn thấy các con đùa cợt tục tĩu về miếng tã lót khi đang ăn tối hoặc chúng vẫn còn đòi dùng thìa để
ăn đậu.)
Nhưng sẽ có hiệu quả tích cực ngay lập tức đối với toàn bộ gia đình bạn, nhờ vào việc bạn thoát khỏi đám đông, nhận ra điều gì mới khiến bạn vui vẻ, thoải mái và tự tin khi làm mẹ. Và điều đó giống với điều này: “Nếu Mẹ không hạnh phúc, không ai có thể được hạnh phúc.” Tôi có thể liệt kê ra rất nhiều việc mà tôi định làm trong sáu tháng tới cho con tôi vì nghĩ rằng con có thể sẽ vui hoặc điều đó giúp tôi dạy dỗ được con cái, nhưng rồi lại gạch bỏ chúng đi vì một vài lý do như: quá khó xếp chúng vào thời gian biểu đang cần thêm thời gian rảnh rỗi chỉ để
loanh quanh trong nhà; quá đắt đỏ; quá xa xôi. Tôi không muốn làm những việc sẽ khiến mình trở nên khó tính, bởi khi tôi trở nên khó tính, về lâu dài các con tôi sẽ thất bại.
Sự buồn bực của một bà mẹ sẽảnh hưởng đến toàn bộ ngôi nhà. Kể
cả khi con bạn đã buồn ngủ díp mắt và không thể suy nghĩ gì thêm được nữa, thì tốt hơn là bạn vẫn nên để niềm vui của chúng thổi tràn qua bạn, chứ không phải thổi tràn đi nơi khác.
Cách đây hai năm, tôi đã có một cuộc trò chuyện hơi đáng sợ nhưng nó giúp làm sáng tỏ điều này, đó là cuộc nói chuyện với một bà mẹ có con học cùng lớp mẫu giáo với con tôi. Lúc đó, chồng tôi đang thất nghiệp. Cô ấy, giống tôi, cũng vừa đi làm vừa ở nhà nội trợ, và chuyện kinh doanh của chồng cô ấy cũng đang gặp bất lợi. Những quãng thời gian tồi tệ bủa vây – Tôi phải nói rằng cả hai chúng tôi đều rơi vào hoàn cảnh phải cố để giữ lấy vị trí tầng lớp trung lưu của mình bằng đôi tay bám chặt đến mức chai sạn. Đôi lúc chúng tôi còn gặp phải cảnh tài chính túng quẫn với những thứ tai ương khác. Và rồi, sau cùng – sau khi tâm sự rằng cô ấy đã trả học phí cho trường mẫu giáo bằng thẻ tín dụng của mình đến hơn một lần – cô ấy đã kể tôi nghe chuyện đã đăng ký cho cô con gái năm tuổi của cô ấy… chơi gôn.
Đừng vội chấp nhận, và điều chỉnh bước đi của bạn để theo kịp với Số
đông, hãy đặt ra nghi vấn (không nhất thiết phải gạt bỏ, nhưng hãy chắc rằng bạn có đặt ra nghi vấn) liệu tất cả những hy vọng về việc làm mẹ
bạn là nạn nhân của áp lực đồng đẳng hay không?.
Đúng vậy, bạn đọc chính xác rồi đấy: lớp học đánh gôn cho trẻ mẫu giáo. Đây là lớp học thêm cùng với lớp học nhảy, chưa kể đến lớp mẫu giáo và chưa kể đến việc phải trả tiền trông trẻ cho hai đứa con bé nữa.
Điều cô ấy đã nói với tôi là: “Có quá nhiều thứ bọn trẻ chưa biết – tôi cảm thấy các con nên thử tất cả.”
Vì vậy bà mẹ xinh đẹp, thông minh, biết tiết kiệm này lại ăn ngủ
không yên vì chuyện tiền bạc, kéo bản thân mình cũng hai đứa con đi khắp thị trấn, rút bớt thời gian làm việc, lừa gạt gia đình mình và chính mình chỉ vì có thêm lịch học đánh gôn. Đi đâu mất rồi những suy nghĩ nội tâm đáng lẽ phải vang lên nhắc nhở vào lúc người ta kể cho cô ấy nghe về những khóa học gôn dành cho trẻ lên năm, kiểu như: “Này, nó không dành cho chúng ta. Làm gì có thời gian, tiền bạc hay nhu cầu.” Nếu không, tiếng nói đó có thể là: “Đánh gôn sao? À há, điều đó khiến tôi có ý này. Ông bà của nó đang muốn biết nên tặng nó quà gì nhân dịp sinh nhật. Có lẽ tôi nên gợi ý một vài món đồ chơi gôn cho trẻ con để
chúng tôi có thể chơi đùa trong sân sau chẳng hạn.”
Tiếng nói nội tâm của cô ấy và nhiều người khác chúng ta đã bị chìm nghỉm mất.