1. Kiểm soát cái ti vi. Bạn giữ cái điều khiển. Bọn trẻ phải xin phép bạn để được dùng nó. Tin tôi đi, đó là vật vô giá. Vì bạn
nắm quyền kiểm soát, nên bạn không cần phải nhân nhượng cho đám con trẻ này bằng cách mua cho mỗi phòng một cái ti vi (tôi nhận ra đây là một quyết định cá nhân/gia đình vì từ trước đến nay chúng tôi chỉ có một cái ti vi ở phòng khách, với một cái nữa
ở tầng hầm chỉ để chơi điện tử tối đa nửa giờ mỗi ngày). Bạn cũng không cần phải năn nỉ, dỗ dành chúng để được xem kênh HCTV. Chúng mới là người phải năn nỉ bạn.
2. Kiểm soát đồ đạc. Ai nói hãng Fisher-price nên thầu toàn bộ
đồ dùng trong gia đình bạn? Nếu bạn chăm sóc gia đình, bạn sẽ
không bị rơi vào tình cảnh những vị khách trong bữa tối phải ngồi trên những chiếc ghế nhựa nhỏ, uống nước từ bình tu có in hình Transformers. Vì bạn nắm quyền kiểm soát, nên bạn giữ
những món đồ quan trọng với mình ở một chỗ hợp lý trong nhà, và một cách thực tế và kiên quyết, bọn trẻ phải học những phép tắc như ”không được đặt nước nho ép trên ghế trong phòng ăn.” 3. Kiểm soát những thú vui (Đúng vậy, tôi đã nói điều này:
tôi giấu bọn trẻ ăn kem một mình). Kể cả khi bạn phải quyết định những thứ đơn giản (nhưng tốn nhiều công sức) như
thực đơn, bạn biết đấy, bạn cũng có thể cho mình được làm những gì mình thích mà không sợ bị bắt phạt, như ăn kem khi bọn trẻ đã ngủ. Hoặc uống bất cứ nước gì bạn thích. Vì bạn nắm quyền kiểm soát, nên bạn không cần phải cảm thấy tội lỗi khi buộc phải nói: “Tôi nên để dành món khoai tây trộn Chocolate bạc hà này cho bọn trẻ.” Chẳng có lý do gì để bạn phải để dành kem que và không được phết thứ gì đó ít béo hoặc không bơ mà bạn thích (nếu đó là kiểu bạn thích). Và nếu con bạn nói giống con tôi: “Mẹơi, cho con ăn một ít nhé”, bạn có thể kiên quyết nói: “ Đó là kem dành cho bỏ người lớn” và không cảm thấy tội lỗi một chút nào.
4. Kiểm soát ý nghĩa của từ “quà sinh nhật”. Nếu bạn yên ổn với cuộc sống mà người lớn nắm quyền kiểm soát, bạn sẽ không gặp phải những rắc rối cứ xuất hiện mỗi năm hai lần (vào sinh nhật bọn trẻ và dịp lễ tết). Thậm chí khi bạn nhận thấy mình không thể lôi hết đống đồ chơi của năm ngoái ra vì phòng giải trí, phòngcủa con, phòng làm việc, phòng khách và những chỗ
trống trong bếp và phòng tắm chứa đầy đồ chơi. Vì bạn nắm quyền kiểm soát, nên bạn từ chối sự hào phóng của ông bà, hoặc (nếu bạn thực sự không thể bảo bố mẹ mình hay bố mẹ chồng đừng tặng bọn trẻ những món quà giá trị, sặc sỡ trong của hàng đồ chơi Toy’R’Us) bạn phải định ra nguyên tắc, thêm một món
đồ chơi mới thì phải bỏ một món đồ chơi cũ (và các tổ chức từ
thiện sẽ thích bạn làm điều này).
5. Kiểm soát con người bọn trẻ. Khi bạn cầm vô lăng, chắc chắn sẽ có những đứa trẻ không cảm thấy chúng có quyền trở thành trung tâm vũ trụ. Đây là những đứa trẻ hay gây chuyện, thích nghiêm trọng hóa mọi chuyện. Nếu bạn đã đọc qua hết các chương trước cho tới đây thì hãy đọc tiếp phần này: khi bố mẹ
nới lỏng nguyên tắc (và nhớ rằng không phải tôi đang nói về sự
cực kỳ nghiêm khắc – nếu không có gì khác, bố mẹ phải thật mềm mỏng và linh động – nhưng phải giữ được địa vị mình là người dừng mọi chuyện tại đây), khi bọn trẻ cố gắng gồng mình để bẻ cong các nguyên tắc, hoặc là không bị áp đặt một nguyên tắc nào cả, chúng sẽ thấy hài lòng vì việc này và sung sướng vì được tự do thoải mái. Nhưng những đứa trẻấy cũng sẽ lấn lướt bạn. (Và lướt qua cái ghế với đôi giầy dính đầy bùn đất) và nếu chúng lấn lướt được bạn, chúng sẽ cảm thấy cũng có thể lấn lướt thầy cô, hoặc sếp chúng. Thật chẳng hay chút nào.
C
[6]