Nguy hiểm đấy, Will Robinson!(3)

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 114 - 117)

Chắc rồi, như tôi vừa nói, coi trọng sự an toàn là thông minh, và những mối nguy hiểm luôn có tồn tại. Tất nhiên những con dao sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không cẩn thận để chúng vừa tầm với của một đứa trẻ mới chập chững biết đi. Nhưng cái cảm giác từng là bình thường hồi con bạn mới ba tuổi – đương nhiên bạn sẽ làm sandwich cho con vì chỉ

có điên mới đưa cho một đứa trẻ học mẫu giáo một con dao để nó cắt bánh mỳ – có còn là bình thường nữa không khi nó đã bảy hoặc tám tuổi và đủ khả năng cầm chắc trong tay ít nhất là con dao cắt bơ để có thể phết bơ lạc lên lát bánh của chính mình?

Đường phố, tùy thuộc vào nơi bạn sống, có lẽ là nguy hiểm và sẽ thật tệ nếu bạn cho đứa con mới bốn tuổi đạp xe ra đường, hoặc tự đến điểm dừng xe buýt để bắt xe đến trường vào ngày đầu tiên đi học mẫu giáo. Nhưng nếu như đứa trẻ đó đã bảy tuổi và học lớp hai thì sao? Ở độ tuổi đó (thậm chí cảở độ tuổi mẫu giáo) không đời nào mẹ tôi,lại đi cùng tôi đến điểm dừng xe buýt, hay đến nhà bạn tôi, hoặc chạy bộ theo xe khi tôi đi xe đạp. Thế nhưng ngày nay, tất cả những hành động này lại trở

thành chuyện thường ngày.

Đã thành chuyện bình thường – mà không, đã thành lẽ phải được công nhận – rằng khi nhìn vào một đứa trẻ học lớp hai người ta vẫn cảm tưởng như nó chỉ là đứa trẻ mới biết đi mà chúng ta cần trông chừng

Chúng ta quá lo lắng cho sự an toàn của con cái. Ghế ngồi ô tô cho trẻ chưa biết đi và ghế nâng dành cho trẻ đã biết đi có thể coi là những phát minh cứu mạng, và những chuyên gia về vấn đề an toàn thực phẩm đã cảnh báo các bậc cha mẹ rằng, ví dụ thôi nhé, xúc xích nổi tiếng là thực phẩm dễ gây nghẹn cần phải được cắt nhỏ ra khi cho trẻ ăn. Nhưng khi ở đâu bạn cũng nghe thấy người ta bảo phải cân nhắc cái gì an toàn và cái gì nguy hiểm, bạn có thể sẽ quên mất việc phải tìm hiểu khi nào mới là “an toàn” một trăm phần trăm để không cần phải cắt nhỏ xúc xích cho con ăn nữa. Cho nên chúng ta vẫn tiếp tục làm thế, hoặc làm những việc tương tự (như lái xe chở

con đi khắp nơi, ở lại trong tiệc sinh nhật của con), và phải mất một thời gian dài bọn trẻ mới có khả năng tự làm mọi việc một cách khéo léo. Việc gì cũng có tiềm ẩn nguy hiểm, đúng không? Thế nên chúng ta thường đề phòng bằng cách thay con làm mọi việc.

không cho lại gần kệ đựng dao, hoặc chỉ là một đứa trẻ học mẫu giáo quá yếu ớt và hoàn toàn không thể lái xe đạp nếu không được hộ tống. Không những việc chúng ta luôn nhìn nhận con như những đứa trẻ vô dụng và luôn gặp nguy hiểm trở thành lẽ phải được thừa nhận (hoặc trở

thành cách nuôi dạy con thông thái), nếu bạn có xu hướng nhìn nhận con trẻ theo bất kỳ cách nào khác (như coi con cái là những con người nhỏ bé đang phát triển về khả năng và trí tuệ lẫn sự tự tin, hay thấy con là những cá nhân độc lập có khả năng làm được những công việc nào đó, và khả năng ấy được ước lượng dựa trên sở thích cũng như tính cách của chúng), bạn có thể bị xem là đồ điên, những kẻ lơ là vấn đề an toàn của con cái – Những bậc cha mẹ tồi.

Nhưng khi chúng ta lo lắng cho con, cũng là khi chúng ta ngăn con cái phát triển khả năng và những kỹ năng sống bằng chính sức lực của chúng. Điều này cũng giống như việc chúng ta đang chờ đợi con cái thể

hiện khả năng của mình để chúng ta cảm thấy tự tin khi nói: “Nào, giờ

con đã đủ lớn để…(Bạn hãy tự điền vào chỗ trống nhé).” Nhưng nếu chúng ta không cho chúng cơ hội được làm, hoặc dạy chúng cách làm, chúng ta có thể phải chờ đợi rất lâu mới có được cảm giác ấy. Tôi biết một cô bé sống bên kia đường của điểm dừng xe buýt, ngay biển báo dừng lại. Có rất nhiều ô tô di chuyển bên phải tấm biển báo, nhưng việc sang đường cũng không phải là quá khó. Cô bé đứng đấy – trong khi bố

mẹ cô bé quan sát từ cửa ra vào – lưỡng lự rất lâu trước khi rụt rè đặt một chân xuống đường. Cô bé ấy đã mười tuổi.

Năm ngoái tôi đã phải thận trọng dạy cậu con trai học lớp ba của mình cách đi sát vào lề đường khi nó đi bộ trên một khúc ngoặt dài cỡ

nửa tòa nhà từ nhà tôi tới điểm dừng xe buýt. Con trai tôi có thể tự đi được, dù ngày nào tôi cũng phải nhắc nó đi đứng cẩn thận, nhưng đến tận bây giờ, khi tôi để nó tự đi, thì tôi vẫn bị người ta nhìn bằng ánh mắt dị nghị, và nhiều lần bị người tài xế xe buýt hỏi rằng: liệu tôi có chắc là tôi không muốn có điểm bắt xe buýt nào khác nằm ngay trước cửa nhà mình không (khi thấy rõ rằng tôi sẽ không tự mình lê bước tới điểm dừng xe buýt).

Trong khi đó, có những đứa trẻ học cấp hai vẫn được bố mẹ hộ tống đến điểm bắt xe buýt thì lại chẳng bị ai ném cho cái nhìn khó chịu.

Tôi tin chắc, những cô cậu học sinh cấp hai ấy có thể làm đủ thứ việc mà tôi không thể làm được hồi tôi bằng tuổi chúng, chẳng hạn tạo ra một trang web hoặc cài đặt lại chương trình cho đầu thu kỹ thuật số (và lý do không phải là vào cái thời của tôi không có website hay đầu thu kỹ

thuật số). Nhưng tôi cũng cá rằng, từ khi bọn trẻ có điện thoại di động và những ông bố bà mẹ trở nên cổ lỗ sĩ, chúng chẳng còn biết gì về

những chuyện kiểu như bạn phải ngồi trên bức tường chắn bằng gạch ngoài cổng trường một mình, tự hỏi tại sao đã muộn mười lăm phút rồi mà mẹ vẫn chưa tới đón, và vì trường đã đóng cổng nên bạn không thể

tới trạm điện thoại công cộng trong trường để gọi về nhà, và thậm chí có khi bạn còn chẳng có nổi một xu để gọi về. Nói vậy không có nghĩa là hồi đó mẹ tôi đã không xuất hiện – thỉnh thoảng có thể bà đãng trí hoặc bị tắc đường, nhưng bà không hề vô trách nhiệm. Bà chỉ thỉnh thoảng mới tới muộn, và những lúc như thế, tôi sẽ đứng chờ. Trẻ con ngày xưa đã hành động kiểu đó – đứng chờ mỏi gối. Và không bị ai giám sát.

Ngày nay, chẳng đời nào có chuyện bọn trẻ không bị giám sát, và chắc chắn cũng chẳng bao giờ có chuyện bọn trẻ lại phải đứng chờ mỏi gối. Điều này khiến chúng chẳng có lúc nào rảnh rỗi ra mình muốn được tự do đi bộ về nhà một mình. Và điều này cũng khiến người mẹ

chẳng còn lý do gì để nhận ra rằng cô ấy không có cơ hội dạy con cách đối phó với mọi tình huống.

Bạn có thể nhận thấy rằng việc đùm bọc con trẻ kết hợp với cuộc cách mạng công nghệ (và cả những bậc cha mẹ ngập trong bộn bề công việc và môi trường kinh tế đầy căng thẳng) đã tạo nên những đứa trẻ

không được cho cơ hội để làm nhiều điều. Nếu con bạn cũng được bố mẹ

cho chơi đùa, đi lại tự do như hầu hết chúng ta hồi nhỏ, hẳn rằng con bạn đã tự tìm ra cách sang đường, hoặc đạp xe an toàn tới một cửa hàng tiện lợi để mua một hộp sữa cho mẹ mình, lý do là bởi con bạn đã được cho phép thử làm những điều đó.

Nếu bạn nghĩ tôi sẽ ngừng lải nhải về việc dạy trẻ kỹ năng sống tại đây, thì hãy tiếp tục chịu đựng tôi đi: Chừng nào bọn trẻ còn được che chở và nâng niu, chúng sẽ không cần phải làm mọi việc, đúng không? Và vì vậy chúng cũng không bao giờ học được cách làm những việc đó. Câu chuyện luẩn quẩn con gà và quả trứng này sẽ dẫn đến một con gà công nghiệp, một đứa trẻ quá… gà trong việc sang đường hay đạp xe tới cửa hàng hoặc chủ động gọi điện cho cô giáo dạy piano nói rằng nó đã quên một đoạn nhạc cần thiết cho buổi biểu diễn độc tấu.

Vậy là chúng ta có lẽ bận rộn hơn, nhưng liệu có đúng chúng ta đang sống trong môi trường nguy hiểm hơn trước đây hay không? Chính tính đa cảm lan truyền khắp các ông bố bà mẹ, chưa kể đến những câu

chuyện trên các kênh tin tức và đám thư rác điện tử đã cảnh báo rằng chúng ta đang bị đe dọa nhiều hơn. Nhưng những con số thống kê lại bình tĩnh thông báo với chúng ta điều ngược lại rằng, sự thật là con chúng ta ngày nay đang được sống trong môi trường an toàn hơn hẳn quá khứ. Thế nhưng chúng ta vẫn sợ hãi. Chúng ta làm mọi cách ngăn chặn nguy hiểm cho con trẻ: nâng niu chúng, tự lái xe chở con đến điểm

bắt xe buýt, tự lên kế hoạch vui chơi cho trẻ thay vì để cho chúng tự do chơi đùa.

Chúng ta muốn thế giới đang sống phải hoàn toàn vô hại với trẻ, nhưng đây mới là điều gây trở ngại: thế giới sẽ không vô hại mãi. Và một ngày nào đó bọn trẻ sẽ phải sống trong thế giới đó – thậm chí có thể thay đổi nó, tôi dám nói vậy nếu chúng đủ tháo vát và dám nghĩ dám làm. Vì thế tôi phải đặt ra câu hỏi (câu hỏi tu từ thôi: ít nhất tôi cũng đã biết câu trả lời mà): Liệu cái nào tốt hơn: làm thế giới trở nên vô hại với trẻ hay giúp con cái thích nghi được với thế giới? (Để tìm hiểu thêm về điều này, hãy đọc Chương Mười.)

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)